Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có những dấu hiệu nhận biết quen thuộc như đau ngực, thay đổi màu sắc núm vú, tiểu nhiều hơn,... Vậy đi ngoài có phải dấu hiệu mang thai và sắp sinh không? Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này.
Đi ngoài có phải dấu hiệu mang thai?
Mặc dù ít gặp hơn nhưng đi ngoài cũng có thể là dấu hiệu nhận biết có thai, thường xuất hiện trước khi mất chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh tiêu chảy, phụ nữ sẽ có những triệu chứng khác nữa như buồn nôn, căng tức bầu ngực, màu sắc núm vú và âm đạo thay đổi.
Vậy nên để biết chính xác đi ngoài có phải dấu hiệu mang thai hay không thì bạn nên mua que thử thai và theo dõi que thử trong vòng 1 tuần để xem kết quả là 1 vạch hay 2 vạch đậm. Nếu là 2 vạch thì chính xác là bạn đã có thai.
Nếu không thuyên giảm mà vẫn đi ngoài, tiêu chảy nhiều ngày thì sẽ có nguy cơ gây mất nước. Bạn nên đi khám ngay vì mất nước có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài khi mang thai
Trong 3 tháng đầu, bà bầu có thể bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là:
Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là lượng hormone Progesterone tăng cao. Việc này tác động lên hệ tiêu hóa, nhất là cơ trơn và nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy.
Chế độ ăn thay đổi
Khi mang thai, nhu cầu ăn uống của phụ nữ tăng lên, đồng thời có thể chỉ thèm ăn một số loại thực phẩm nhất định. Ví dụ như một số phụ nữ thèm ăn bánh ngọt, sữa, kem. Việc này khiến lượng đường nạp vào cơ thể tăng lên quá nhiều, đột ngột và cũng có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy, đi ngoài nhiều.
Mang bầu bị tiêu chảy phải làm sao?
Khi bị tiêu chảy, bà bầu cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, cần thực hiện những việc sau để hạn chế tình trạng đi ngoài:
Bù lại lượng nước và khoáng chất đã mất.
Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, nhất là thực phẩm giàu vitamin C.
Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa.
Ăn chín uống sôi. Sát khuẩn tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Không ăn đồ ăn chiên rán, dầu mỡ nhiều. Tốt nhất là ăn món hấp, luộc.
Không sử dụng nước ngọt và đồ uống có gas, đồ ăn tái sống.
Thức ăn nên ở dạng lỏng để giúp hệ tiêu hóa ổn định trở lại.
Uống thuốc và chăm sóc theo đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Những dấu hiệu khác giúp nhận biết có thai sớm
Bên cạnh dấu hiệu không điển hình, ít gặp là tiêu chảy thì chị em có thể nhận biết mình mang thai hay không qua những thay đổi sau đây của cơ thể:
Màu sắc núm vú, âm đạo thay đổi
Thông thường, âm đạo sẽ có màu hồng nhưng khi có thai, nó sẽ chuyển sang màu thẫm. Sự thay đổi này diễn ra rất sớm, thường từ tuần thứ 4 của thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khu vực này trong thời kỳ mang thai cần được gia tăng lưu lượng máu cung cấp đến.
Đau tức ngực
Ngực của bạn có cảm giác ngứa, nhất là vùng núm vú thì rất có thể bạn đã mang thai. Nguyên nhân là do các hormone thai kỳ sẽ làm tăng lưu lượng máu cung cấp đến ngực. Cảm giác đau tức, căng bầu ngực, ngứa ở ngực sẽ rõ ràng nhất sau khi mang thai khoảng 4 tuần.
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Biểu hiện thường gặp nhất là dễ xúc động, thường xuyên mệt mỏi. Dấu hiệu này thường nhầm lẫn với các tình trạng khác như làm việc quá sức, trước kỳ kinh nguyệt,... nên thường bị bỏ qua.
Nghén, thay đổi khẩu vị
Trong 3 tháng đầu, thai phụ thường nhạy cảm với mùi thức ăn hơn, thường xuyên thấy đói, chán ăn, nôn ói,... Chị em nên chọn các loại thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, ít mùi để hạn chế tình trạng này.
Có đốm dịch
Nếu bạn thấy có đốm dịch màu hồng hoặc nâu nhạt ở quần lót hoặc bị chuột rút nhẹ thì rất có thể bạn đã mang thai..
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh và các vấn đề liên quan
Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu bởi sắp sinh, nhiều thai phụ xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Vậy bị đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh không? Câu trả lời là có. Trước khi sinh, nhiều thai phụ cũng có thể bị tiêu chảy.
Nguyên nhân đi ngoài trước khi chuyển dạ, sắp sinh
Ở những tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi để chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp diễn ra. Có nhiều dấu hiệu chuyển dạ và tiêu chảy là một trong những dấu hiệu đó. Nguyên nhân dẫn đến đi ngoài có thể do:
Thay đổi nội tiết tố
Khi chuẩn bị sinh, người mẹ có thể bị đi ngoài. Nguyên nhân là do trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi của các hormone nội tiết tố. Đặc biệt là gia tăng lượng prostaglandins giúp tử cung người mẹ co thắt dễ dàng hơn khi sinh nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Hơn nữa, lượng hormone estrogen progesterone và gonadotropin cũng có sự thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu bị đi ngoài. Bên cạnh tiêu chảy, mẹ còn có thể có triệu chứng nôn, buồn nôn đi kèm.
Hiện tượng này khá phổ biến ở các bà bầu nên các mẹ không cần lo lắng. Hãy chuẩn bị thật tốt tâm lý, sức khỏe để chào đón con yêu.
Nguyên nhân thường gặp khác
Mẹ bầu bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều cũng có thể do một số nguyên nhân khác mà không phải dấu hiệu của chuyển dạ. Điển hình là:
Mẹ ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc ăn thức ăn tái sống, gỏi nộm gây ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa.
Hội chứng ruột kích thích.
Nhiễm khuẩn Crohn.
Mẹ bầu bị đi ngoài, tiêu chảy bao lâu thì sinh?
Thông thường, sau 1 - 2 tuần sau khi bị đi ngoài mẹ bầu sẽ chuyển dạ. Thời gian này khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Tùy cơ địa mỗi phụ nữ mà thời gian này có thể rút ngắn hoặc kéo dài thêm vài ngày.
Khi bị đi ngoài, mẹ hãy chú ý hơn đến cơ thể và quan sát thêm các dấu hiệu dự sinh khác, đặc biệt là máu báo và cơn co. Đây là hai dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mẹ đang chuyển dạ. Lúc này, hãy đến các bệnh viện sớm hơn để được chăm sóc kỹ lưỡng, chuẩn bị chào đón con yêu ra đời.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Bị tiêu chảy khi mang thai có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như mẹ bị mất nước, mất sức, thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí có thể chết lưu trong bụng mẹ.
Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nếu bị tiêu chảy không được coi thường. Nếu trình trạng tiêu chảy có các biểu hiện dưới đây thì cần đến khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt:
Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày.
Tiêu chảy kèm nôn, sốt, cơ thể mệt mỏi.
Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng từng cơn.
Cơ thể mất sức, suy nhược, bị chóng mặt, buồn nôn nhiều.
Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu bị đi ngoài trước sinh nên ăn uống gì?
Khi bị đi ngoài mẹ bầu hãy bổ sung ngay những thực phẩm sau để hạn chế tình trạng này:
Thực phẩm giàu tinh bột
Những thực phẩm như gạo, bánh mì, khoai lang, khoai tây... là những thực phẩm giàu tinh bột. Giúp mẹ dễ ăn và cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả bởi chứa ít chất xơ, làm chất thải rắn hơn.
Sữa chua
Trong sữa chua có chứa probiotics giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hơn nữa, acid lactic được chuyển hóa từ đường lactose trong sữa chua giúp tăng lợi khuẩn trong đường ruột.
Chuối
Trong chuối có chứa loại enzym giúp nhuận tràng và rất tốt cho người bị đi ngoài. Nhất là trong chuối chín chứa hàm lượng pectin rất cao, có tác dụng làm lành niêm mạc bị tổn thương, kích thích nhu động ruột. Từ đó làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa hiệu quả cho mẹ bầu.
Nước gạo rang, cháo loãng
Khi bị tiêu chảy, cơ thể thai phụ sẽ bị mất nước. Việc bổ sung nước cháo, nước gạo rang có tác dụng bù nước và điện giải rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên cho thêm đường hoặc muối vì có thể gây phản tác dụng.
Thịt gà
Với mẹ bầu bị đi ngoài nhiều, thịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể mẹ bởi trong thịt gà rất giàu kẽm, selen, vitamin, sắt,...
Bổ sung nước
Mẹ bầu bị tiêu chảy cần bổ sung nhiều nước hơn người bình thường. Nếu đi ngoài nhiều, cơ thể bị mất nước nặng thì có thể sử dụng oresol để bổ sung chất điện giải, giúp cơ thể mau hồi phục hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể uống nước ép hoa quả tươi giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một số loại nước ép nổi bật, thơm ngon là táo, cam,...
Nếu cần tư vấn thêm về đau bụng đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh và các vấn đề khác, bạn có thể đến các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể hơn.
Chọn thai sản trọn gói - chọn an tâm tại Bệnh viện Hồng Ngọc
Mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe, theo dõi sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, qua thăm khám, mẹ cũng nhận được những tư vấn hữu ích để khắc phục sớm tình trạng tiêu chảy.
Mẹ có thể lựa chọn gói Thai sản và sinh con trọn gói của Bệnh viện Hồng Ngọc để khám thai suốt thai kỳ và sinh bé.
Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ tin cậy được nhiều thai phụ lựa chọn bởi:
Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Khi đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói, mẹ bầu được chăm sóc toàn diện từ khi bắt đầu mang thai cho tới khi vượt cạn thành công.
Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội… Mọi thắc mắc của mẹ bầu trong suốt thai kỳ như: dinh dưỡng thai kỳ, cân nặng thai nhi, các dấu hiệu chuyển dạ hay
đi ngoài có phải dấu hiệu mang thai
và sắp sinh không sẽ được bác sĩ giải đáp cụ thể.
Hệ thống máy móc tiên tiến, được nhập khẩu đồng bộ từ hãng thiết bị nổi tiếng thế giới.
Hệ thống phòng lưu viện mới nhiều lựa chọn từ phòng đôi, phòng đơn, deluxe, tổng thống; thực đơn lưu viện đa dạng và giàu dinh dưỡng; mẹ bầu và em bé được kiểm tra sức khỏe hàng ngày tới khi ra viện...
Với những ưu điểm tuyệt vời về chất lượng dịch vụ, Bệnh viện Hồng Ngọc chính là một địa chỉ tin cậy để các mẹ bầu gửi trọn niềm tin, yên tâm chào đón con yêu.
Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói
tại đây:**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc