đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu: đi khám ngay kẻo nguy hiểm!

đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu: đi khám ngay kẻo nguy hiểm!

11-03-2023

Đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu là một triệu chứng có thể xảy ra trong và sau khi đi đại tiện. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu có nguyên nhân do đâu?

Đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu là triệu chứng gì?

Đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu là hiện tượng khi đi đại tiện có máu chảy ra, có thể máu tươi nhỏ giọt hoặc bám vào phân và kèm triệu chứng đau rát hậu môn. Tình trạng bệnh có thể chấm dứt sau vài ngày hoặc kéo dài trong nhiều ngày, điều này cảnh báo những dấu hiệu bất thường liên quan đến các chứng bệnh về hậu môn, trực tràng.

Đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu Đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu

Phần lớn các bệnh nhân đau rát hậu môn, đi cầu ra máu đều để nặng rồi mới đi khám. Khi đó, tình trạng mất máu kéo dài khiến bệnh trở nên trầm trọng, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Khi nào đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu?

Trong khi đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn: có thể do nứt hay rách niêm mạc ở hậu môn.

Đi đại tiện xong bị đau rát hậu môn khi lau chùi: thường liên quan đến bệnh lý da tại vùng xung quanh hậu môn hay do nhiễm nấm.

Đau hậu môn liên tục không liên quan đến đi đại tiện: nghi do áp xe, nhiễm trùng, rò cạnh hậu môn, huyết khối xuất hiện ở búi trĩ hay khối u vùng trực tràng.

Nguyên nhân đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu

Không phải cứ đau hậu môn là triệu chứng của bệnh lý. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt dẫn đến tình trạng đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn:

Táo bón: Táo bón kéo dài cũng là nguyên nhân thường gặp gây đi cầu ra máu đau rát hậu môn. Khi đi đại tiện, bệnh nhân thường phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, tạo lực ma sát lớn với thành hậu môn, khiến thành hậu môn trầy xước, gây chảy máu. Ở bệnh nhân táo bón, máu có thể dính bên ngoài khuôn phân hoặc dính ở cuối bãi phân, lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của ống hậu môn.

Táo bón thường xảy ra ở những người ít ăn thực phẩm nhiều chất xơ, ăn đồ chế biến sẵn, đồ cay nóng hoặc dùng chất kích thích trong thời gian dài,… Táo bón không nguy hiểm nhưng để lâu có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc các bệnh lý về trực tràng hậu môn khác.

Do ăn nhiều thức ăn cay nóng: Chế độ ăn có nhiều món ăn có vị cay nóng mạnh có thể là nguyên nhân gây ra những rắc rối ở hệ tiêu hóa và đặc biệt là hậu môn. Thực tế các loại thực phẩm có vị cay nóng thường không phân hủy hoàn toàn trong quá trình tiêu hóa mà vẫn tồn tại khi đào thải ra ngoài qua hậu môn. Trong khi đó, hậu môn lại là bộ phận rất nhạy cảm, không chịu được kích thích mạnh dẫn đến cảm giác khó chịu và đi đại tiện bị ra máu đau rát hậu môn.

Do thói quen nhịn đi vệ sinh quá lâu: Thói quen lười đi vệ sinh khiến phân lưu lại lâu trong trực tràng quá lâu gây mất nước, dẫn tới tình trạng táo bón. Mỗi lần đi đại tiện sẽ gặp nhiều khó khăn hay đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn.

Ngoài ra, nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở khu vực hậu môn có thể dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú, tấn công khiến tình trạng đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn nặng nề hơn.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Quan hệ tình dục qua hậu môn làm tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn đến chảy máu khi đi cầu và đau rát hậu môn.

Tùy nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hay virus mà người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chống nấm tương ứng.

Do các bệnh lý về da ở khu vực hậu môn: Các bệnh lý về da liễu có thế ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể (như vảy nến, mụn), ngay cả da ở vùng hậu môn gây ngứa hậu môn, chảy máu, đau đớn. Ở một số trường hợp bệnh về da ở vậy môn cần phải lấy sinh thiết phần da bị bệnh để chẩn đoán và điều trị sớm.

Bệnh trĩ: Bệnh trĩ có thể gây chảy máu đau rát hậu môn khi đi ngoài. Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do: rặn mạnh khi đi vệ sinh, ngồi nhà vệ sinh quá lâu, táo bón mãn tính, stress, tiêu chảy mãn tính, béo phì, ăn ít chất xơ, phụ nữ có thai… Để điều trị bệnh trĩ người bệnh cần ăn nhiều rau củ quả, ngâm nước ấm, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ trĩ.

Đau rát hậu môn cũng có thể là triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn Đau rát hậu môn cũng có thể là triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn: Đau rát hậu môn cũng có thể là triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn. Chứng bệnh này khiến bệnh nhân bị đau khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, máu tươi có thể chảy thành giọt. Bệnh thường gặp do bệnh nhân bị táo bón, rặn nhiều làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau, chảy máu, thậm chí có thể gây biến chứng loét, nhiễm khuẩn hậu môn.

Áp xe và rò hậu môn dẫn đến đi vệ sinh nặng bị chảy máu, đau rát hậu môn: Áp xe và rò hậu môn (mạch lươn) là nguyên nhân của tình trạng đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn. Áp xe là ổ chứa mủ ở cạnh hậu môn hoặc trực tràng, rò hậu môn là đường dẫn bã tuyến bị nhiễm trùng bên trong ra ngoài vùng da cạnh hậu môn. Rò hậu môn có các triệu chứng thường gặp như: đau rát hậu môn, sưng nóng, chảy dịch có mùi khó chịu. Khi đó phẫu thuật dẫn lưu mủ áp xe bên trong hậu môn là bắt buộc để điều trị, phẫu thuật này nhìn chung khá dễ dàng và thực hiện nhanh chóng.

Nhiễm nấm hoặc các bệnh lây qua đường tình dục: Bệnh nhân bị nấm hoặc bị các bệnh lây qua đường tình dục (lậu, chlamydia, herpes, giang mai, virus HPV...) có thể bị đau ở vùng hậu môn trực tràng mức độ ít hoặc vừa, các cơn đau này thường không xảy ra khi đi đại tiện và luôn các các dấu hiệu kèm theo là chảy dịch, chảy máu hoặc ngứa vùng hậu môn.

Đau do ung thư hậu môn: Hầu hết các trường hợp đi đại tiện xong bị đau rát hậu môn thường không liên quan đến ung thư, Tuy nhiên nếu điều này tiếp tục kéo dài sẽ có nguy cơ hình thành những khối u có thể gây chảy máu, khối bất thường làm thay đổi thói quen đi đại tiện và đau ngày càng tăng. Các triệu chứng gợi ý ung thư hậu ôn như: đại tiện ra máu, đau rát, sụt cân đột ngột, mệt mỏi, cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ thức ăn...

Nếu tình trạng chảy máu và đau ở hậu môn không cải thiện hoặc đau ngày càng nặng dần lên, bệnh nhân nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và làm sinh thiết khối u bất thường nếu có.

Đau hậu môn do tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy kéo dài cũng là một nguyên nhân khiến bệnh nhân đi đại tiện xong bị đau rát hậu môn. Tiêu chảy là số lần đi đại tiện trong ngày vượt quá nhiều lần so với bình thường, có thể từ 5 – 10 lần/ngày khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương, gây đau rát mỗi lần đi đại tiện.

Làm sao để giảm đau rát hậu môn?

Giữ cho khu vực hậu môn sạch sẽ: Điều quan trọng là giữ cho hậu môn sạch sẽ khỏi mọi chất phân, nhưng tránh sử dụng xà phòng có thể gây kích ứng thêm cho làn da nhạy cảm. Nước ấm có thể mang lại hiệu quả tốt. Thử ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 15 phút, vài lần một ngày khi hậu môn bị kích ứng. Để khu vực này khô tự nhiên hoặc thấm nhẹ bằng khăn sạch thay vì chà xát.

Thoa kem hoặc thuốc mỡ tạo hàng rào bảo vệ: Bảo vệ làn da nhạy cảm, đau nhức của bạn khỏi tiếp xúc với phân bằng một lớp kem có thể làm giảm ngứa, đau rát và khó chịu ở hậu môn. Bác sĩ có thể đề nghị một loại kem kê đơn hoặc thuốc mỡ không kê đơn.

Thoa bột: Thoa một ít bột ngô hoặc bột talc lên khu vực này để mang lại cảm giác thoải mái.

Bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước: Ăn uống khoa học, tăng cường nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ. Bạn cũng nên uống từ 2 đến 3 lít nước hàng ngày để cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ cho việc đi đại tiện được dễ dàng hơn.

Ăn nhiều chất xơ rau củ quả để giảm đau rát hậu môn Tăng cường chất xơ giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn, giảm đau rát hậu môn

Đảm bảo thoáng khí: Độ ẩm có thể gây kích ứng thêm cho vùng da mỏng ở hậu môn. Mặc quần áo rộng rãi và đồ lót bằng cotton có thể cho phép không khí lưu thông và làm dịu cơn đau rát.

Không lau bằng khăn giấy vệ sinh khô: Thay vì sử dụng giấy vệ sinh khô hãy thử một chiếc khăn ẩm, nhưng bạn cần chắc chắn rằng nó không chứa cồn hoặc chứa chất làm khô da, vì có thể làm nặng thêm tình trạng da.

Làm dịu bằng thuốc tê: Thoa kem hoặc thuốc mỡ có chứa nước cây phỉ có thể gây tê tại chỗ và giảm đau rát, khó chịu ở hậu môn, trong khi kem hydrocortisone có thể làm giảm ngứa hậu môn. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng các loại kem này.

Tránh tái chấn thương: Nếu bạn vẫn cố gắng đi đại tiện trong khi bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn đang lành, có thể bạn sẽ bị đau dữ dội. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ khác hoặc nứt hậu môn lại trước khi nó được chữa lành. Uống thuốc làm mềm phân có thể giúp đi tiêu dễ dàng hơn, giúp cho tình trạng nứt hậu môn và bệnh trĩ lành nhanh hơn.

Chườm túi nước đá: Điều này không chỉ có công hiệu giảm đau rát khó chịu ở hậu môn mà còn giúp giảm sưng đau do trĩ.

Uống thuốc giảm đau: Ngoài các cách làm giảm đau rát hậu môn dùng ngoài trên, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen và kháng viêm Ibuprofen.

Những cách làm giảm đau rát hậu môn này chỉ có thể làm giảm tạm thời sự khó chịu ở hậu môn. Bạn cần xác định nguyên nhân gây đau và giải quyết vấn đề sức khỏe tiêu hóa để điều trị hiệu quả gốc bệnh.

Đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu nên đi khám ở đâu uy tín, hiệu quả?

Khi xuất hiện tình trạng đau rát hậu môn đi ngoài ra máu, bệnh nhân không nên chủ quan mà nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp, kịp thời.

Đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu nên đi khám ở đâu uy tín

Trung tâm Tiêu hoá – BVĐK Hồng Ngọc hiện là một địa chỉ y tế điều trị bệnh lý tiêu hóa uy tín được nhiều người lựa chọn với:
  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện lớn như Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, BV Việt Đức…
  • Hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến: máy nội soi dải tần hẹp Olympus CV 190 (Nhật Bản), máy siêu âm GE LOGIQ Fortis, máy chụp CT Revolution, hệ thống xét nghiệm Abbott (Hoa Kỳ)….
  • Phòng lưu viện rộng thoáng, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi khách sạn
  • Đội ngũ điều dưỡng hỗ trợ 24/7, chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân trong suốt thời gian lưu viện
Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ

hotline: 0911 908 856

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  • Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại

:

*Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay