Đau khi đại tiện cảnh báo bệnh gì? Cần điều trị như thế nào?

Đau khi đại tiện cảnh báo bệnh gì? Cần điều trị như thế nào?

24-04-2023

Đau khi đại tiện là một triệu chứng gây ra nhiều bất tiện, khó chịu đối với người bệnh. Thêm vào đó, đây cũng có thể là dấu hiệu cơ thể cảnh báo người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. 

Đau hậu môn khi đại tiện là gì?

Đau hậu môn là một triệu chứng ở các bệnh lý của vùng hậu môn - trực tràng mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, ở mỗi bệnh lý khác nhau, người bệnh sẽ có những biểu hiện đau khác nhau, hoặc đi kèm với triệu chứng khác như sưng nề, chảy máu, xuất hiện vết loét, vết nứt, hoặc khối u bất thường…

Một số trường hợp đau hậu môn thường gặp bao gồm:

  • Đau khi đi đại tiện

  • Đau khi lau chùi hậu môn

  • Đau liên tục, âm ỉ sau khi đại tiện

  • Đau dữ dội quặn thành từng cơn

  • Đau hậu môn khi ngồi

Nguyên nhân gây đau khi đại tiện

Đau khi đại tiện do các nguyên nhân sinh lý

  • Thường xuyên ăn thức ăn cay nóng

Nhiều người có sở thích và thói quen ăn đồ ăn có cho thêm gia vị cay nóng, đặc biệt là vào mùa lạnh, tuy nhiên đây lại chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Thực tế, hệ tiêu hóa của con người không thể phân hủy hoàn toàn các loại gia vị cay nóng, đa số sẽ được đào thải ra ngoài thông qua việc đi đại tiện. Tuy nhiên, hậu môn và niêm mạc hậu môn lại là khu vực rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, chính vì vậy, tác động từ các cặn dư của thực phẩm cay nóng có thể gây ra cảm giác đau rát tại hậu môn.

  • Ảnh hưởng từ việc nhịn đi đại tiện

Một số người thường vì một số lý do nào đó mà nhịn việc đi đại tiện, khiến cho phân bị lưu giữ lâu trong trực tràng, mất nước và gây táo bón. Táo bón càng nặng quá trình đi đại tiện lại càng khó khăn, gây đau rát hậu môn. Thêm vào đó, việc rặn mạnh để đưa phân cứng ra ngoài cũng sẽ làm tổn thương niêm mạc hậu môn, dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Đau khi đại tiện có thể do một số nguyên nhân sinh lý Đau khi đại tiện có thể do một số nguyên nhân sinh lý

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân sinh lý gây ra tình trạng đau rát ở hậu môn. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể dẫn đến một số vấn đề khác như: nứt hậu môn, nhiễm trùng hậu môn... 

Đau khi đại tiện do các nguyên nhân bệnh lý

Nếu nguyên nhân gây đau rát hậu môn xuất phát từ các vấn đề bệnh lý, thường triệu chứng này sẽ xảy ra sau khi đi đại tiện xong. Một số bệnh lý gây đau rát hậu môn có thể kể đến như:

  • Táo bón: Là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau hậu môn sau khi đại tiện. Khi bị táo bón người bệnh sẽ phải cố rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, điều này sẽ khiến lớp niêm mạc hậu môn bị sưng, đau rát, trầy xước… Ngoài ra bệnh táo bón còn có thể đi kèm theo các triệu chứng khác như: có mẫu lẫn trong phân, đầy bụng…

  • Bệnh trĩ: Đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở vùng hậu môn với tỷ lệ từ 50-55% dân số, bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, với mọi lứa tuổi… Bên cạnh đau hậu môn, một số triệu chứng khác đi kèm của bệnh trĩ có thể kể đến như: chảy máu khi đại tiện, sa lồi búi trĩ, đau và chảy dịch hậu môn…

Triệu chứng đau hậu môn khi đại tiện do bệnh trĩ sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc người bệnh bị trĩ nội hay trĩ ngoại.

Trong trường hợp đau rát hậu môn do mắc bệnh trĩ, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp với điều trị tích cực để cải thiện tình trạng bệnh.

Triệu chứng đau khi đại tiện do bệnh trĩ sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc người bệnh bị trĩ nội hay trĩ ngoại. Đau khi đại tiện do bệnh trĩ sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc người bệnh bị trĩ nội hay trĩ ngoại.

  • Nứt kẽ hậu môn: Đây là bệnh thường xuyên bị nhầm lẫn với bệnh trĩ vì có những triệu chứng giống nhau. Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi hậu môn bị cào xước do tác động của ngoại lực, bệnh táo bón, quan hệ tình dục bằng hậu môn hoặc các tổn thương khác. Đáng nói, khi hậu môn xuất hiện vết rách, xước sẽ rất dễ bị nhiễm trùng gây đau đớn, ngứa rát nhiều trường hợp còn có thể gây chảy máu mỗi lần đi đại tiện.

Thông thường bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự hết sau 2 - 3 tuần, tuy nhiên một số trường hợp nặng hơn, bị tái phát hoặc đau hậu môn thời gian kéo dài sẽ cần thăm khám và điều trị.

  • Tiêu chảy kéo dài: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến làm đau rát hậu môn khi đi đại tiện, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy nặng, đi ngoài khoảng 5 - 10 lần mỗi ngày. Người bệnh tiêu chảy cần xác định nguyên nhân và điều trị sớm tránh việc đi đại tiện quá nhiều gây tổn thương niêm mạc hậu môn.

  • Bệnh lý da liễu: Vùng da ở hậu môn rất nhạy cảm và dễ mắc một số bệnh da liễu như: nấm, vảy nến, mụn... khiến cho người mắc cảm thấy ngứa ngáy, chảy máu, đau rát khó chịu tại hậu môn. Một số bệnh da liễu nếu không được điều trị khỏi thì tình trạng đau rát hậu môn sẽ ngày càng tăng thêm. Để điều trị dứt điểm, bệnh nhân cần thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm phần da bị mắc bệnh để chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị thích hợp.

  • Bệnh áp xe và rò hậu môn: Áp xe và rò hậu môn cũng là một trong nhiều nguyên nhân phổ biến gây ra đau, ngứa rát hậu môn. Bệnh làm xuất hiện nhiều mủ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng nhiễm trùng tại hậu môn.

Khi bị mắc bệnh, cách điều trị tối ưu nhất là phẫu thuật để dẫn lưu mủ áp xe trong hậu môn. Bệnh nhân cần chủ động thăm khám và can thiệp nhanh chóng để có thể tránh được các biến chứng nặng nề hơn.

  • Viêm trực tràng: là tình trạng viêm ở lớp niêm mạc trực tràng, bệnh có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc mãn tính. Các triệu chứng cảnh báo của bệnh có thể kể đến như: đau hậu môn dữ dội, đi đại tiện thường xuyên, chảy máu hoặc tiết dịch nhầy ở trực tràng… Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: thủng đại tràng, hẹp đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng. Bệnh có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa ở giai đoạn đầu, trong trường hợp viêm trực tràng mãn tính, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ phần mô tổn thương, thậm chí cắt bỏ toàn bộ trực tràng với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

  • Ung thư hậu môn: xảy ra khi các tế bào ở ống hậu môn bị đột biến, phát triển không kiểm soát tạo nên các khối u. Thông thường, khi bệnh ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số triệu chứng của bệnh bao gồm: chảy máu, sưng phồng, đau tức nặng ở vùng hậu môn, ngứa và chảy dịch từ ống hậu môn…

đau khi đại tiện

Ngoài ra, đau khi đại tiện còn có thể do một số nguyên nhân khác như bệnh lý lạc nội mạc tử cung, bệnh lậu, giang mai hoặc vấn đề sức khỏe do vi rút HPV…

Những cách cải thiện tình trạng đau khi đi đại tiện

Đau khi đại tiện không chỉ gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, mà khi tình trạng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc các bệnh lý mãn tính. Vì vậy người bệnh chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác ngay từ khi có những dấu hiệu bất thường để có thể đạt được hiệu quả tối ưu. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thực hiện một biện pháp nhằm cải thiện tình trạng đau rát hậu môn khi đi đại tiện, bao gồm

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Đa số các trường hợp bị đau hậu môn khi đại tiện đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống không khoa học: ăn ít rau, chất xơ, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, uống rượu bia… Vì vậy để giảm triệu chứng này, người bệnh nên thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, cụ thể:

  • Ăn thực phẩm đã được nấu chín, đun sôi, hạn chế ăn thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

  • Uống đủ 1,5 - 2l nước mỗi ngày, bổ sung vào chế độ ăn thêm nhiều trái cây và rau để hạn chế táo bón

  • Sử dụng sữa chua nhằm bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột, giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn đại tiện

  • Ăn đúng giờ và đủ bữa, cố gắng không bỏ bữa để ổn định hoạt động tiêu hóa và bài tiết

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, rượu bia, caffeine, nước ngọt có gas và trà đặc. Các thức uống này có thể khiến cơ thể dễ mất nước và khiến phân cứng, khô hơn, gây ra tình trạng táo bón

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

  • Nên đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, việc nhịn đại tiện sẽ kéo dài thời gian phân bên trong đường ruột, khiến phân dần dần chuyển sang trạng thái khô cứng và tăng nguy cơ táo bón
  • Thiết lập thói quen đi đại tiện theo giờ (sáng sau khi ngủ dậy hoặc tối trước khi ngủ) để giúp ổn định hoạt động bài tiết của đường ruột và giảm tình trạng rối loạn đại tiện
  • Hạn chế ngồi, đứng quá nhiều hoặc mang vác nặng để tránh tăng áp lực lên hậu môn, gây ra bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn…
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước và khăn mềm sau mỗi lần đại tiện, không nên dùng xà bông hay dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng da
  • Ngâm rửa hậu môn hằng ngày để làm mềm niêm mạc, giảm ngứa ngáy và hạn chế tình trạng khô rát.
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái nhằm hạn chế ma sát với vết nứt ở hậu môn.
  • Tránh quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, đặc biệt là khi cơ quan này đang bị tổn thương.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress và căng thẳng thần kinh
  • Tập thể dục thường xuyên và ngủ nghỉ đúng giờ.

Bị đau khi đại tiện khi nào cần đi khám?

Như đã nói ở trên, nếu triệu chứng đau khi đại tiện xảy ra không thường xuyên, chỉ xảy ra khi táo bón thì bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng táo bón, đau khi đại tiện kéo dài, đau dữ dội hoặc kèm theo các biến chứng bất thường khác như chảy máu, chảy dịch… thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Một số triệu chứng cảnh báo người bệnh cần thăm khám bao gồm:

  • Đau hậu môn đi đại tiện, đau dữ dội

  • Chảy máu hậu môn khi đại tiện, hoặc kể cả không đi đại tiện

  • Chảy dịch tại hậu môn, có thể có mùi hôi 

  • Sức khỏe suy giảm, sụt cân không rõ nguyên nhân

  • Đau bụng, sưng bụng

  • Sốt cao

  • Buồn nôn hoặc nôn

  • Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng

  • Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần

  • Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát

Một số phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm có thể được bác sĩ chỉ định như:

  • Xét nghiệm tìm máu trong phân để tìm ra nguyên nhân bệnh, đặc biệt những trường hợp có nguy mắc ung thư hậu môn

  • Nội soi hậu môn, trực tràng để phát hiện các tổn thương, biết được hình dạng, vị trí, kích thước khối u…

  • Chụp khung đại tràng giúp phát hiện các tổn thương nhỏ như polyp đại trực tràng

  • Siêu âm giúp phát hiện các u, hạch ở bụng, đánh giá tình trạng khối u

  • Chụp lớp cắt cộng hưởng từ giúp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, đánh giá  tình trạng của bệnh

Sau khi có kết quả thăm khám chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, và thể trạng của bệnh nhân.

Đau khi đại tiện nên đi khám ở đâu?

Khi xuất hiện tình trạng đau khi đại tiện, bệnh nhân không nên chủ quan mà nên chú ý theo dõi tình trạng bệnh cùng các triệu chứng kèm theo và đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị phù hợp, kịp thời. 

Trung tâm Tiêu hoá - BVĐK Hồng Ngọc hiện là một địa chỉ y tế điều trị bệnh lý tiêu hóa uy tín được nhiều người lựa chọn với:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện lớn như Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, BV Việt Đức…

  • Hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến: máy nội soi dải tần hẹp Olympus CV 190 (Nhật Bản), máy siêu âm GE LOGIQ Fortis, máy chụp CT Revolution, hệ thống xét nghiệm Abbott (Hoa Kỳ)....

  • Không gian thăm khám rộng thoáng, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi

  • Đội ngũ điều dưỡng, lễ tân hỗ trợ tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thăm khám

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

  • Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline đặt lịch thăm khám với chuyên gia: 0911 908 856

Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556

Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay