Dấu hiệu nhận biết trĩ nội thường không rõ ràng, vì vậy việc điều trị trĩ nội cũng thường khó khăn hơn so với trĩ ngoại. Do đó, người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trĩ nội để có phương án điều trị kịp thời.
Trĩ nội là bệnh gì?
Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra, nằm phía dưới đường lược, theo thời gian búi trĩ này sẽ to dần ra và sa ra ngoài.
Bệnh trĩ nội thường khó chẩn đoán hơn bệnh trĩ ngoại do búi trĩ nằm sâu phía trong hậu môn, nhiều người chỉ biết mình bị bệnh khi búi trĩ đã phát triển lớn và xuất hiện các triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện, sa búi trĩ…
Dấu hiệu nhận biết trĩ nội điển hình
So với trĩ ngoại thì trĩ nội thường không gây đau đớn nghiêm trọng, thay vào đó, dấu hiệu nhận biết trĩ nội sẽ điển hình hơn, cụ thể:
Tăng tiết dịch nhầy ở hậu môn
Người bệnh chưa bị đau ngay cả khi búi trĩ gây chảy máu hậu môn. Trong trường hợp người bệnh rặn mạnh khi đại tiện thì khiến búi trĩ và ống hậu môn bị xước, có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy. Tình trạng này sẽ càng trầm trọng ở những bệnh nhân có nhiều dịch nhầy hậu môn.
Người bệnh luôn có cảm giác chưa đi hết phân ra ngoài
Vì trĩ nội phát triển ở trong hậu môn nên khi bệnh ở giai đoạn nhẹ khó phát hiện do không sờ hay nhìn thấy được búi trĩ. Sau một thời gian, búi trĩ nội có thể sa một phần ra ngoài hậu môn, đặc biệt là lúc rặn mạnh khi đi đại tiện, khi rặn mạnh với đặc điểm bao gồm:
Kích thước khoảng bằng hạt đỗ
Mềm như dây cao su, có màu hồng đỏ hoặc giống màu da
Búi trĩ sa có thể tự co lại vào bên trong hậu môn sau đó
Một bệnh nhân có thể có nhiều hơn 1 búi trĩ, đồng thời gây ra cảm giác ngứa và nổi u cục xung quanh ngoài hậu môn.
Các cấp độ của bệnh trĩ nội
Dựa theo tình trạng búi trĩ, bệnh trĩ nội được chia thành 4 phân độ với những triệu chứng tương ứng bao gồm:
Bệnh trĩ nội độ 1:
Đại tiện ra máu với số lượng ít, máu chỉ dính trên phân hoặc giấy vệ sinh (tần suất xuất hiện )
Cảm thấy đau rát khi đại tiện,
Ngứa ngáy khu vực hậu môn - trực tràng
Có hiện tượng táo bón kéo dài
Bệnh trĩ nội độ 2
Đi cầu ra máu nhiều hơn, máu có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia khi đi cầu
Đau rát hậu môn khi đại tiện
Ngứa hậu môn
Đặc biệt sẽ thấy một cục thịt nhỏ lòi ra khi đại tiện, tuy nhiên sẽ tự co lên ngay sau đó, đây chính là búi trĩ.
Bệnh trĩ nội độ 3
Lượng máu chảy ít đi, chính điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan nghĩ rằng bệnh tự khỏi nên không đi khám và điều trị, vì vậy mà bỏ qua giai đoạn cuối cùng có thể điều trị nội khoa mà không cần phải phẫu thuật
Búi trĩ sa ra ngoài và không tự co lên, phải dùng tay đẩy lên
Cảm thấy đau rát ngay cả khi không đại tiện, không thể ngồi ngay ngắn trên ghế vì có thể đè lên búi trĩ
Bệnh trĩ nội độ 4
Búi trĩ sa ra ngoài và ngay cả khi không đi đại tiện, dù có dùng tay đẩy cũng không thể đẩy búi trĩ vào trong
Đau đớn, chảy máu nhiều dù đi hay đứng
Theo các chuyên gia y tế, trĩ nội và những bệnh lý khác ở vùng hậu môn khác như: thịt thừa hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, sa trực tràng thậm chí cả ung thư trực tràng…. có nhiều triệu chứng khá giống nhau, rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn, trực tràng, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, để được chẩn đoán phân biệt chính xác, đảm bảo được điều trị đúng và phù hợp với tình trạng bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Người bệnh tuyệt đối không nên vì e ngại mà cố chịu đựng hoặc tự ý sử dụng thuốc bôi hay các bài thuốc dân gian, việc đó có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị khắc phục hậu quả, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng của bệnh trĩ nội
Nếu không chú ý tới các dấu hiệu nhận biết trĩ nội, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể gây ra một số các biến chứng nguy hiểm như:
Nứt kẽ hậu môn: tình trạng này xảy ra khi búi trĩ nội lớn, gây ra vết nứt, rách ở hậu môn khiến người bệnh vô cùng đau đớn, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ
Nhiễm khuẩn búi trĩ: kích thước búi trĩ lớn, cọ sát với quần áo gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, các dạng nhiễm khuẩn thường gặp có thể kể đến như: viêm nhú búi trĩ, viêm khe búi trĩ, viêm toàn búi trĩ, viêm rìa hậu môn…
Sa nghẹt hậu môn: tình trạng này xảy ra khi búi trĩ có kích thước lớn, chèn vào ống hậu môn gây bít tắc toàn bộ hoặc một phần hậu môn, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện. Biến chứng này nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra viêm nhiễm, lở loét, thậm chí hoại tử búi trĩ
Hoại tử búi trĩ: có thể do các nguyên nhân như viêm nhiễm trùng búi trĩ không được điều trị, sa nghẹt búi trĩ hoặc tắc mạch trĩ… hoại tử có thể lan rộng ra vùng hậu môn nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
Nhiễm trùng máu: tình trạng viêm nhiễm nặng ở vùng búi trĩ dẫn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh vì khó điều trị.
Ung thư trực tràng: đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Nguyên nhân là do tình trạng viêm nhiễm vùng búi trĩ lâu ngày hình khiến vi khuẩn ăn sâu vào bên trong trực tràng. Tình trạng viêm nhiễm nặng dẫn đến hình thành khối ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết.
Ngoài ra bệnh trĩ nội còn có thể gây một số biến chứng, tai biến nguy hiểm như:
Rối loạn chức năng cơ thắt, cơ thắt yếu không giữ được hơi và phân
Vỡ búi trĩ
Biến chứng thứ phát bao gồm: viêm hốc, rò quanh hậu môn – trực tràng, viêm ngứa hậu môn – trực tràng,…
Huyết khối di chuyển lên mạc treo gây tắc nghẽn mạch hoặc nhiễm khuẩn máu…
Khi nào cần thăm khám trĩ nội?
Như đã phân tích ở trên, trĩ nội không thể tự khỏi. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh trĩ sẽ ngày càng diễn tiến nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Bên cạnh đó, một số dấu hiệu nhận biết trĩ nội cũng có thể gặp ở các bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn… Do đó, người bệnh cần chú ý những dấu hiệu khác xảy ra cùng lúc, bao gồm thói quen đi đại tiện hay màu sắc, tính chất của phân… và đến cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như xuất hiện cục thịt thừa ở hậu môn; đau rát, ngứa, ẩm ướt hậu môn; khó đi và chảy máu trong lúc đại tiện…
Biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội
Để có thể chẩn đoán bệnh trĩ nội, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau:
Kiểm tra trực quan: Bác sĩ sử dụng găng tay chuyên dụng, có thoa chất bôi trơn, sau đó luồn một ngón tay vào trực tràng của người bệnh để kiểm tra sự hiện diện của búi trĩ, trương lực cơ cũng như các vấn đề liên quan khác.
Thăm khám trực tràng bằng phương pháp nội soi: bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi mềm qua đường hậu môn kiểm tra trực tràng để chẩn đoán bệnh trĩ nội.
Địa chỉ thăm khám và điều trị trĩ nội uy tín, hiệu quả
Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hoá, Đại trực tràng – Tầng sinh môn – BVĐK Hồng Ngọc hiện là một địa chỉ y tế điều trị bệnh trĩ uy tín được nhiều người lựa chọn. Trung tâm đã và đang điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân trĩ độ 3, 4 và mắc các biến chứng của bệnh trĩ với:
TTND. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, BV Hữu Nghị Việt Đức, Phó Chủ tịch hội Hậu môn – Đại trực tràng Việt Nam, Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng – Hậu môn của Cộng hoà Pháp;
TTUT. TS. BSCKII Phạm Văn Cường, gần 40 năm kinh nghiệm, hội viên Hội Phẫu thuật Nội soi và Ngoại khoa Việt Nam.
Điều trị TRĨ với chuyên gia để:
Chẩn đoán ĐÚNG: tránh nhầm lẫn với ung thư trực tràng, polyp, các bệnh lý khác vùng hậu môn
Điều trị ĐỦ: 50% ca bệnh có thể chỉ dùng thuốc kết hợp điều chỉnh ăn uống sinh hoạt, 45% can thiệp thủ thuật đơn giản
Can thiệp HIỆU QUẢ: ít tổn thương, phục hồi nhanh, rất ít biến chứng, tỉ lệ khỏi trên 95%
Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:
Hotline đặt lịch thăm khám với PGS Nguyễn Xuân Hùng 0911 908 856
Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556
Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:
—------
Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hoá, Đại trực tràng - Tầng sinh môn
BVĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
BVĐK Hồng Ngọc - Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
để biết thêm thông tin bổ ích khác.