Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại có thể dễ dàng được nhận biết bằng mắt thường, tuy nhiên các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với trĩ nội có sa búi trĩ hoặc các bệnh lý trực tràng hậu môn khác như thịt thừa hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, sa trực tràng…. Do đó, người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết sớm và biến chứng bệnh trĩ ngoại để có phương án xử lý sớm.
Trĩ ngoại là bệnh gì?
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng giãn ra do tăng áp lực của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài.
Trĩ là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng ở Việt Nam với tỷ lệ 35-50% dân số (nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam). Bệnh ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và khả năng lao động của người bệnh.
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào?
Về mặt giải phẫu, bệnh trĩ được phân loại thành: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp dựa trên mốc giải phẫu là đường lược ở ống hậu môn:
Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược (là đường hình răng cưa, ranh giới giữa lớp trong cùng của hậu môn và trực tràng). Vì trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm không thể nhìn thấy và bệnh nhân chỉ phát hiện khi đi đại tiện ra máu. Khi trĩ phát triển lớn hơn, bệnh nhân đi đại tiện bú trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn.
Trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược, và nằm bên dưới lớp da của hậu môn. Trĩ ngoại có thể dễ dàng nhìn thấy, sờ thấy và thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu hơn trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như trang phục, ghế ngồi…
Trĩ hỗn hợp: là tình trạng gặp cả 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại, búi trĩ nằm cả trên và dưới đường lược, được che phủ bởi cả da và niêm mạc. Khi các búi trĩ nằm gần nhau, liên tục với nhau thành vòng gọi là trĩ vòng.

Những dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại là gì?
Các triệu chứng của trĩ ngoại có xu hướng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng bệnh trĩ ngoại có thể bao gồm:
Dấu hiệu trĩ ngoại nhẹ
- Đi ngoài ra máu đỏ tươi
- Có cảm giác mót rặn, tức ở hậu môn.
- Tình trạng đau rát hậu môn xuất hiện nhiều trong và sau khi đi đại tiện hoặc đau rát hậu môn âm ỉ cả ngày, đặc biệt là khi ngồi.
- Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn sau khi đi đại tiện
- Ngứa xung quanh hậu môn hoặc khu vực trực tràng
Dấu hiệu trĩ ngoại nặng
- Hậu môn xuất hiện các mô trông như thịt thừa, màu đỏ, bên trong chứa nhiều mạch máu
- Hậu môn luôn nóng rát
- Búi trĩ phình to, thường có màu xanh tím
- Búi trĩ huyết khối gây đau đớn và rất dễ bị vỡ khi cọ xát
Có thể thấy, các triệu chứng của trĩ ngoại và những bệnh lý khác ở vùng hậu môn khác như: thịt thừa hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, sa trực tràng thậm chí cả ung thư trực tràng…. khá giống nhau, do vậy chúng rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng, ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn, trực tràng, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, để được chẩn đoán phân biệt chính xác, đảm bảo được điều trị đúng và phù hợp với tình trạng bệnh.
Bệnh nhân tuyệt đối không nên cố chịu đựng hoặc tự ý sử dụng thuốc bôi, các bài thuốc dân gian có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị khắc phục hậu quả, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng của bệnh trĩ ngoại nguy hiểm như thế nào?
Ở giai đoạn đầu, búi trĩ ngoại chỉ nhỏ như hạt đậu. Tuy nhiên, theo thời gian, búi trĩ sẽ phát triển thành cục to, có thể ngứa, đau và chảy máu do tắc mạch. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, trĩ ngoại có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm như:
Gây thiếu máu, nhiễm trùng máu: biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ là đại tiện ra máu, ban đầu lượng máu chảy ra ít, lẫn trong phân, hoặc dính trên giấy vệ sinh nên người bệnh thường bỏ qua. Sau một thời gian, lượng máu mất đi ngày càng nhiều, máu chảy liên tục, có thể phun thành tia, sẽ dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… Đặc biệt, với trường hợp búi trĩ đang trong giai đoạn áp-xe hậu môn, vi khuẩn và độc tố dễ dàng xâm nhập vào các tính mạch của búi trĩ, gây nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh
Tắc mạch búi trĩ: là trình trạng các mạch máu bên trong búi trĩ hình thành các cục máu đông, vùng rìa hậu môn xuất hiện các khối phồng nhỏ, căng cứng, màu xanh, khiến quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn, gây đau rát hậu môn.
Sa nghẹt búi trĩ: là tình trạng búi trĩ phát triển với kích thước lớn, làm nghẹt cửa hậu môn khiến người bệnh khó đi đại tiện, luôn cảm thấy đau đớn dữ đội khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Tình trạng này kéo dài có thể kiến búi trĩ bị nứt, chảy máu, gây viêm nhiễm.
Rối loạn chức năng co thắt hậu môn: những cơ quan của hậu môn bị xâm lấn và cản trở sẽ khiến việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn, thậm chí khiến người bệnh mất tự chủ trong việc đi đại tiện.
Hoại tử búi trĩ: viêm nhiễm búi trĩ trong thời gian dài sẽ ngày càng lan rộng và làm tổn thương niêm mạc dưới và xung quanh hậu môn, gây áp xe hậu môn trực tràng, từ đó có thể dẫn đến hoại tử.
Các bệnh phụ khoa ở nữ giới: cấu trúc của bộ phận sinh dục nữ là cấu trúc mở lại ở gần hậu môn, vì vậy tình trạng viêm nhiễm ở búi trĩ rất dễ lây lan sang bộ phận sinh dục và gây viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai lại càng nguy hiểm, không chỉ khiến bệnh nặng hơn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Bệnh về da: khi búi trĩ sa ngoài hậu môn, liên tục tiết dịch nhầy khiến những vùng da xung quanh hậu môn bị kích thích, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về da.
Ung thư trực tràng: đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Nguyên do là bởi tình trạng viêm nhiễm vùng búi trĩ lâu ngày hình khiến vi khuẩn ăn sâu vào bên trong trực tràng. Tình trạng viêm nhiễm nặng dẫn đến hình thành khối ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết.
Khi nào người mắc trĩ ngoại cần đi khám?
Như đã phân tích ở trên, trĩ ngoại nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời, bệnh sẽ ngày càng diễn tiến nặng hơn và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường của trĩ như đau rát, ngứa, ẩm ướt hậu môn; khó đi và chảy máu trong lúc đại tiện; xuất hiện tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi…
Đối với những trường hợp bị trĩ ngoại nhẹ, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa kết hợp thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt để điều trị, cụ thể:
- Tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ quả để bổ sung chất xơ, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa
- Ăn những thức ăn giàu chất sắt, để không bị thiếu máu do trĩ
- Hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, không ăn cay, không uống trà, cà phê, chất kích thích và bia rượu.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao 30 phút - 1 tiếng mỗi ngày,
- Tránh mang vác vật nặng
- Không nên dùng hết sức để rặn và tránh nhịn đi đại tiện
- Khi ngồi học hoặc làm việc hãy ngồi trên đệm mềm hoặc đệm dành cho người bị trĩ
Một số phương pháp điều trị nội khoa thường chỉ định bao gồm:
- Dùng thuốc bôi có hydrocortison hay chiết xuất từ hạt phỉ
- Dùng thuốc có tác dụng điều hoà lưu thông ruột: chống táo bón hoặc chống ỉa lỏng; thuốc làm tăng trương lực, bền vững thành mạch; thuốc chống viêm
- Dùng thuốc đạn và mỡ: đặt, bôi ở hậu môn có tác dụng che phủ bảo vệ niêm mạc ở búi trĩ và bôi trơn cho phân dễ đi qua
- Có thể dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen, aspirin để giảm đau và khó chịu (tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng)
- Chườm hậu môn bằng đá lạnh bọc trong khăn mềm để giúp giảm tình trạng sưng đau
- Dùng nước muối ưu trương làm thành cục nước đá – chườm trĩ ngoại tắc mạch
Có thể bạn quan tâm:
Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại cần được phẫu thuật
Đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại giai đoạn 3 và trĩ ngoại giai đoạn 4, đã xuất hiện những triệu chứng như bị nhiễm trùng, sưng tấy, búi trĩ to, búi trĩ bị huyết khối gây tắc mạch cấp tính, chảy nhiều máu, đau đớn, tiết dịch liên tục, thậm chí lở loét… sẽ được các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa như: chích xơ, đốt, thắt dây thun, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo... để điều trị dứt điểm.
Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp thủ thuật hay phẫu thuật nào sẽ do bác sĩ có chuyên môn chỉ định, dựa trên đánh giá giai đoạn tiến triển bệnh tình, mức độ của biến chứng, yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe người bệnh.
Phẫu thuật trĩ nói chung và phẫu thuật trĩ ngoại nói riêng đều tồn tại một số rủi ro nhất định như:
- Xuất huyết trong hoặc sau mổ
- Hẹp hậu môn (có thể là tình trạng tạm thời hoặc hẹp vĩnh viễn)
- Nhiễm trùng vết mổ
- Đại tiểu tiện mất tự chủ
Chính vì vậy, bệnh nhân cần đến thăm khám và phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín, để tránh những biến chứng nguy hiểm, tránh nguy cơ tái phát.
Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ khám, chữa bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội
Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hoá, Đại trực tràng - Tầng sinh môn - BVĐK Hồng Ngọc hiện là một địa chỉ y tế điều trị bệnh trĩ uy tín được nhiều người lựa chọn. Trung tâm đã và đang điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân trĩ độ 3, 4 và mắc các biến chứng của bệnh trĩ với:
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về trực tràng - hậu môn: TTND. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, BV Hữu Nghị Việt Đức, Phó Chủ tịch hội Hậu môn – Đại trực tràng Việt Nam, Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng – Hậu môn của Cộng hoà Pháp; TTUT. TS. BSCKII Phạm Văn Cường, gần 40 năm kinh nghiệm, hội viên Hội Phẫu thuật Nội soi và Ngoại khoa Việt Nam.
Phương pháp phẫu thuật hiện đại,
ứng dụng công nghệ điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp hiện đại như: cắt trĩ bằng sóng cao tần, cắt trĩ bằng phương pháp PPH, cắt trĩ bằng công nghệ Longo,...
Phẫu thuật loại bỏ trĩ không đau với quy trình kiểm soát đau trước - trong và sau mổ được xây dựng bởi ThS.BS Nguyễn Thị Thu Ba - đào tạo nội trú chuyên sâu tại Pháp. Đội ngũ bác sĩ gây mê chuyên môn cao theo dõi sát sao trong suốt quá trình phẫu thuật
Chiến lược dự phòng đau:
bệnh nhân được khám tiền mê nghiêm ngặt, theo dõi trong suốt ca mổ, kiểm soát cơn đau ngay khi chưa khởi phát
Đội ngũ hỗ trợ 24/7 chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân trong suốt thời gian lưu viện
Không gian lưu viện rộng thoáng, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi khách sạn
Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:
Hotline đặt lịch thăm khám với chuyên gia: 0911 908 856
Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556
Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.