Vừa qua, các bác sĩ Khoa Sản Phụ khoa - Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc vừa cấp cứu thành công sản phụ mang song thai bị tiền sản giật, băng huyết do đờ tử cung. Đặc biệt trong quá trình cấp cứu, ekip đã bảo tồn thành công tử cung, giữ lại cho bệnh nhân thiên chức làm mẹ.
Bệnh nhân tiền sản giật nặng trên nền song thai non tháng, nguy cơ băng huyết sau sinh
Chị L.H.G (29 tuổi, Hà Nội) mang song thai 32 tuần, thăm khám tại bệnh viện Hồng Ngọc với tình trạng phù chân, mệt mỏi và đau đầu. Trước đây, khi khám thai tại phòng khám gần nhà, các bác sĩ cho rằng đây là triệu chứng thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ.
Kết quả kiểm tra tại bệnh viện Hồng Ngọc cho thấy, huyết áp của chị G có lúc lên tới 190/80 mmHg (trong khi huyết áp của những thai phụ khỏe mạnh thường dưới 120 mmHg), protein niệu 3g/l. Vì vậy, bác sĩ kết luận thai phụ mắc tiền sản giật nặng trên nền song thai non tháng, nguy cơ sản giật và băng huyết sau sinh.
Ngay lập tức, chị G được yêu cầu nhập viện, chỉ định dùng thuốc điều chỉnh huyết áp kết hợp tiêm trưởng thành phổi, đề phòng mổ bắt con bất cứ lúc nào. Đội ngũ y bác sĩ nhận nhiệm vụ túc trực 24 giờ, điều chỉnh thuốc hạ áp liên tục theo đúng liều lượng và chuẩn bị sẵn sàng nếu có tình huống nguy cấp.
Nhiệm vụ khó chồng khó: Cứu song thai và bảo tồn tử cung cho sản phụ
Mặc dù được điều trị nội khoa tích cực, thai nhi tiếp nhận thuốc trưởng thành phổi tốt nhưng huyết áp của chị G vẫn tăng giảm liên tục. Nhận thấy sức khỏe của mẹ khó mà cầm cự được lâu hơn, 2 bé có thể được nuôi sống tốt hơn nếu ở bên ngoài, vì vậy, hội chẩn liên chuyên khoa được tiến hành, quyết định mổ cấp cứu để đảm bảo tính mạng cho 3 mẹ con.
Quá trình mổ bắt con diễn ra khẩn trương, 2 bé gái chào đời với cân nặng lần lượt là 1.5 kg và 2.1kg, lập tức được đưa vào lồng ấp hỗ trợ thở oxy. Chị G cũng dần thở phào “Lúc nghe tiếng khóc của 2 con là mình thấy nhẹ người hẳn. Mặc dù chưa được ôm con ngay nhưng mình cũng đã hạnh phúc lắm rồi.”
Sau khi đưa 2 bé ra, do huyết áp của sản phụ quá cao, áp lực máu lên thành mạch ngày càng tăng và tử cung khó co hồi nên việc cầm máu gặp nhiều khó khăn.
ThS.BSNT Nguyễn Vũ Bình (bác sĩ Sản Phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc) cho biết: “Với trường hợp sản phụ này, do có quá nhiều yếu tố bất lợi nên tử cung có dấu hiệu bị đờ, máu chảy liên tục và khó có thể cầm lại bằng phương pháp thông thường. Thậm chí, sản phụ có thể phải cắt bỏ dạ con nếu tình trạng mất máu không được kiểm soát.”
Với hy vọng có thể giữ lại tử cung để đảm bảo cơ hội mang thai lần 2 cho sản phụ, ekip mổ đã phải liên tục thay đổi cách thức cầm máu từ việc sử dụng thuốc đường truyền đến tiêm trực tiếp thuốc vào cơ tử cung và thực hiện thủ thuật thắt động mạch tử cung 2 bên kết hợp khâu b-lynch. “Trường hợp xấu nhất là phải cắt tử cung, tuy nhiên chúng tôi vẫn nỗ lực bảo tồn tử cung cho sản phụ. 10 phút cầm máu cho sản phụ là lúc chúng tôi phải thay đổi phương án liên tục. Rất may mắn vì sau khi khâu b-lynch thì tử cung của chị G đã có thể co lại.” - BS Bình cho biết thêm.
Sau mổ, sức khỏe của chị G nhanh chóng ổn định. Hiện, sản phụ đã có thể đi lại, các triệu chứng mệt mỏi và phù chân đang giảm dần, huyết áp cũng dần ổn định. “Mình cũng được vào thăm con hằng ngày. Thấy 2 con khỏe mạnh lên từng ngày, dần cai máy thở là mình nhẹ nhõm hơn hẳn, chỉ biết cảm ơn các bác sĩ và y tá tại bệnh viện Hồng Ngọc đã hỗ trợ nhiệt tình”.
Tiền sản giật là trường hợp tối cấp cứu trong sản khoa, có thể được phát hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến 3 - 7% phụ nữ mang thai, thường biểu hiện với tình trạng tăng huyết áp, mệt mỏi, đau đầu kéo dài. Tiền sản giật nếu không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé. Các bác sĩ khuyến cáo, thai phụ cần được theo dõi thường xuyên với các buổi khám thai định kỳ để chẩn đoán trước nguy cơ tiền sản giật sau này.
Vừa qua, các bác sĩ Khoa Sản Phụ khoa - Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc vừa cấp cứu thành công sản phụ mang song thai bị tiền sản giật, băng huyết do đờ tử cung. Đặc biệt trong quá trình cấp cứu, ekip đã bảo tồn thành công tử cung, giữ lại cho bệnh nhân thiên chức làm mẹ.
Bệnh nhân tiền sản giật nặng trên nền song thai non tháng, nguy cơ băng huyết sau sinh
Chị L.H.G (29 tuổi, Hà Nội) mang song thai 32 tuần, thăm khám tại bệnh viện Hồng Ngọc với tình trạng phù chân, mệt mỏi và đau đầu. Trước đây, khi khám thai tại phòng khám gần nhà, các bác sĩ cho rằng đây là triệu chứng thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ.
Kết quả kiểm tra tại bệnh viện Hồng Ngọc cho thấy, huyết áp của chị G có lúc lên tới 190/80 mmHg (trong khi huyết áp của những thai phụ khỏe mạnh thường dưới 120 mmHg), protein niệu 3g/l. Vì vậy, bác sĩ kết luận thai phụ mắc tiền sản giật nặng trên nền song thai non tháng, nguy cơ sản giật và băng huyết sau sinh.
Ngay lập tức, chị G được yêu cầu nhập viện, chỉ định dùng thuốc điều chỉnh huyết áp kết hợp tiêm trưởng thành phổi, đề phòng mổ bắt con bất cứ lúc nào. Đội ngũ y bác sĩ nhận nhiệm vụ túc trực 24 giờ, điều chỉnh thuốc hạ áp liên tục theo đúng liều lượng và chuẩn bị sẵn sàng nếu có tình huống nguy cấp.
Nhiệm vụ khó chồng khó: Cứu song thai và bảo tồn tử cung cho sản phụ
Mặc dù được điều trị nội khoa tích cực, thai nhi tiếp nhận thuốc trưởng thành phổi tốt nhưng huyết áp của chị G vẫn tăng giảm liên tục. Nhận thấy sức khỏe của mẹ khó mà cầm cự được lâu hơn, 2 bé có thể được nuôi sống tốt hơn nếu ở bên ngoài, vì vậy, hội chẩn liên chuyên khoa được tiến hành, quyết định mổ cấp cứu để đảm bảo tính mạng cho 3 mẹ con.
Quá trình mổ bắt con diễn ra khẩn trương, 2 bé gái chào đời với cân nặng lần lượt là 1.5 kg và 2.1kg, lập tức được đưa vào lồng ấp hỗ trợ thở oxy. Chị G cũng dần thở phào “Lúc nghe tiếng khóc của 2 con là mình thấy nhẹ người hẳn. Mặc dù chưa được ôm con ngay nhưng mình cũng đã hạnh phúc lắm rồi.”
Sau khi đưa 2 bé ra, do huyết áp của sản phụ quá cao, áp lực máu lên thành mạch ngày càng tăng và tử cung khó co hồi nên việc cầm máu gặp nhiều khó khăn.
ThS.BSNT Nguyễn Vũ Bình (bác sĩ Sản Phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc) cho biết: “Với trường hợp sản phụ này, do có quá nhiều yếu tố bất lợi nên tử cung có dấu hiệu bị đờ, máu chảy liên tục và khó có thể cầm lại bằng phương pháp thông thường. Thậm chí, sản phụ có thể phải cắt bỏ dạ con nếu tình trạng mất máu không được kiểm soát.”
Với hy vọng có thể giữ lại tử cung để đảm bảo cơ hội mang thai lần 2 cho sản phụ, ekip mổ đã phải liên tục thay đổi cách thức cầm máu từ việc sử dụng thuốc đường truyền đến tiêm trực tiếp thuốc vào cơ tử cung và thực hiện thủ thuật thắt động mạch tử cung 2 bên kết hợp khâu b-lynch. “Trường hợp xấu nhất là phải cắt tử cung, tuy nhiên chúng tôi vẫn nỗ lực bảo tồn tử cung cho sản phụ. 10 phút cầm máu cho sản phụ là lúc chúng tôi phải thay đổi phương án liên tục. Rất may mắn vì sau khi khâu b-lynch thì tử cung của chị G đã có thể co lại.” - BS Bình cho biết thêm.
Sau mổ, sức khỏe của chị G nhanh chóng ổn định. Hiện, sản phụ đã có thể đi lại, các triệu chứng mệt mỏi và phù chân đang giảm dần, huyết áp cũng dần ổn định. “Mình cũng được vào thăm con hằng ngày. Thấy 2 con khỏe mạnh lên từng ngày, dần cai máy thở là mình nhẹ nhõm hơn hẳn, chỉ biết cảm ơn các bác sĩ và y tá tại bệnh viện Hồng Ngọc đã hỗ trợ nhiệt tình”.
Tiền sản giật là trường hợp tối cấp cứu trong sản khoa, có thể được phát hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến 3 - 7% phụ nữ mang thai, thường biểu hiện với tình trạng tăng huyết áp, mệt mỏi, đau đầu kéo dài. Tiền sản giật nếu không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé. Các bác sĩ khuyến cáo, thai phụ cần được theo dõi thường xuyên với các buổi khám thai định kỳ để chẩn đoán trước nguy cơ tiền sản giật sau này.
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội