Cơn bão Cytokine là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập như virus gây bệnh, cuối cùng quay ngược lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, gây tổn thương đa tạng.
Cytokine và cơn bão Cytokine là gì?
Cyto là từ gốc Hy Lạp có nghĩa là tế bào, dùng trong các từ ghép để chỉ về tế bào. Cytokine là các protein tín hiệu tạo ra từ các tế bào để gửi tín hiệu đến các tế bào khác. Tất cả các tế bào miễn dịch trong cơ thể liên lạc với nhau bằng cách gửi các protein tín hiệu như interleukin (IL), interferon, growth factor... đến các thụ thể như một cách để thông báo cho các tế bào khác về tình trạng của mình (viêm sưng, nhiễm virus…). Thông qua cytokine, tất cả các tế bào trong cơ thể có thể liên lạc và hoạt động nhịp nhàng với nhau.
Bão Cytokine hay tăng Cytokine máu (Cytokine storm) là thuật ngữ dùng để mô tả một phản ứng sinh lý có ở người và động vật. Khi virus hay vi khuẩn tấn công cơ thể, các tế bào miễn dịch lập tức nhận biết có kẻ xâm nhập và “báo động”. Tùy mức độ nguy hiểm của virus hay vi khuẩn mà hệ miễn dịch gây ra phản ứng khác nhau như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, viêm sưng… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phân tử truyền tin tiền viêm là Cytokine được giải phóng ra ồ ạt, đột ngột với số lượng lớn, quay ngược lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể gây tình suy đa tạng và khiến người bệnh tử vong.
Đối tượng nào dễ gặp “cơn bão Cytokine”?
Cơn bão Cytokine có thể gặp trong những trường hợp như:
- Biến chứng của một số bệnh truyền nhiễm như cúm gia cầm, thủy đậu, Ebola
- Hội chứng suy hô hấp cấp tính;
- Biến chứng nhiễm trùng huyết;
- Tác dụng phụ của một số thuốc kháng thể đơn dòng dùng trong điều trị ung thư
- Bệnh tự miễn như viêm khớp ở người trẻ tuổi.
Những bệnh nhân mắc hội chứng cơn bão Cytokine có các biểu hiện lâm sàng đa dạng. Một số người có biểu hiện nhẹ giống cảm cúm, một số khác có triệu chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Biểu hiện chung của hội chứng cơn bão Cytokine là: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, sưng các chi, buồn nôn, đau nhức cơ và khớp, đau đầu, phát ban, ho, khó thở, thở nhanh, co giật, ảo giác, tim đập nhanh, tụt huyết áp, nồng độ oxy trong máu giảm xuống thấp, nồng độ nitơ trong máu tăng cao…
Vì sao lại có "bão cytokine" ở bệnh nhân mắc COVID-19?
Bão cytokine xảy ra ở bệnh COVID-19 do hệ miễn dịch phản ứng quá mức, sản sinh ra quá nhiều tín hiệu tế bào, protein viêm dẫn đến sự hỗn loạn của các tế bào tấn công, gây tổn thương đa cơ quan.
Ở bệnh nhân COVID-19 nặng, virus SARS - CoV-2 sản sinh quá nhanh và nhiều, dẫn đến rất nhiều tế bào bị nhiễm cùng lúc. Khi đó, các tế bào bị nhiễm virus sẽ phát tín hiệu cytokine thông báo rằng mình đã bị nhiễm virus. Bên cạnh đó, các tế bào miễn dịch khác cũng tiết ra cytokine khi tấn công các tế bào bị nhiễm SARS - CoV-2.
Lượng cytokine lúc này tăng đột biến do cả tế bào bị nhiễm virus và tế bào đi diệt virus cùng tiết ra. Hệ miễn dịch của cơ thể lúc này rất khó để nhận biết chính xác tế bào nào đã nhiễm virus và tế bào nào chưa nhiễm.
Nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân có các tế bào T và B hoạt động chính xác, các kháng thể sẽ lập tức trung hòa virus, không cho virus tiếp tục tấn công. Tế bào bị nhiễm virus cũng tiết ra các cytokine để báo mình bị nhiễm virus để các tế bào bạch cầu tấn mình diệt luôn virus trong đó. Tế bào T cell/ B cell cũng nhận biết tế bào nào đã bị nhiễm virus nên sẽ tấn công có chọn lọc. Khi số lượng tế bào nhiễm virus bị diệt và số lượng virus giảm dần thì người bệnh COVID-19 bắt đầu phục hồi.
Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch không thành công trong việc ngăn ngừa virus SARS - CoV-2 lại tiếp tục nhân đôi, tấn công vào tế bào khác ở các cơ quan khác như phổi, mạch máu, thần kinh, dẫn đến các triệu chứng khó thở, viêm sưng, mệt mỏi… Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng hết cỡ bằng cách tạo ra thêm các bạch cầu, tế bào miễn dịch tự nhiên, protein tín hiệu để kêu gọi các kháng thể viêm sưng với mục tiêu tấn công virus.
Khi càng có nhiều cytokine tín hiệu từ các tế bào thì sự liên lạc bị nhiễu loạn, khả năng liên lạc chính xác giữa các tế bào hệ miễn dịch giảm xuống. Lúc này các protein viêm, đại thực bào, bạch cầu và kháng thể bắt đầu tấn công nhầm vào mọi cơ quan trong cơ thể, gây ra tổn thương nặng khắp nơi. Đây là lúc cơn bão cytokine bắt đầu.
Tế bào phổi khi đó bị hệ miễn dịch tấn công dẫn đến viêm sưng, tích nước, bệnh nhân bị ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp tính) dẫn đến viêm phổi, thiếu oxygen. Não bộ do thiếu oxygen cũng bị ảnh hưởng, dẫn theo nhiều cơ quan khác bị tổn thương.
Chẩn đoán bão cytokine ở bệnh nhân nhiễm COVID-19
Chẩn đoán bão cytokine ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 gồm: bệnh sử COVID-19, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh, xét nghiệm lab.
Bệnh nhân COVID-19 có bão cytokine thường ở khoa ICU, thường trong tình trạng nặng phải thở máy và có các triệu chứng như mê man, sốt, thiếu oxy. Hình ảnh chụp CT thường cho thấy viêm sưng phù phổi.
Trong chẩn đoán bão cytokine thì xét nghiệm lab được xem là chìa khóa để chẩn đoán.
Điều trị bão cytokine như thế nào?
Cơn bão cytokine là mức phản ứng cao nhất và cuối cùng của hệ miễn dịch. Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể đã không còn được kiểm soát. Các tế bào miễn dịch tấn công lung tung trong lúc cơ thể ngày càng yếu đi vì toàn bộ năng lượng tập trung vào sản sinh tế bào miễn dịch và chống virus. Não và tim của người bệnh cũng bắt đầu yếu dần do cơ thể tập trung vào chiến đấu với virus.
Hiện này, một số loại thuốc đã được đưa vào điều trị cơn bão cytokine, trong đó có thuốc Tocilizumab, một loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp. Các kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, Tocilizumab tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong, rút ngắn thời gian thở máy và nằm viện của bệnh nhân.
Thuốc có tác dụng ức chế một loại Cytokine gọi là Interleukin-6 (IL-6). Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng lượng IL-6 cao dẫn đến tình trạng suy hô hấp và tử vong. Tocilizumab có tác dụng làm giảm những triệu chứng này.
Hiện nay, một số loại thuốc tương tự ngăn chặn hoạt động của những Cytokine cụ thể cũng cho kết quả đầy hứa hẹn, trong đó có thuốc Kineret, loại thuốc có tác dụng vô hiệu hóa phân tử khác là IL-1. Thử nghiệm Kineret trong điều trị Covid-19 đang có kết quả khả quan.
Điều trị ngăn ngừa bệnh nhân COVID-19 vào giai đoạn bão cytokine là mục tiêu chữa trị hàng đầu khi họ đã bắt đầu vào ICU, vì một khi bệnh nhận đã vào giai đoạn này thì tiên lượng rất xấu.
Nguồn tham khảo thông tin:
https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-bao-cytokineco-the-gay-chet-nguoi-trong-covid-19-169211226204854042.htm
Cơn bão Cytokine là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập như virus gây bệnh, cuối cùng quay ngược lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, gây tổn thương đa tạng.
Cytokine và cơn bão Cytokine là gì?
Cyto là từ gốc Hy Lạp có nghĩa là tế bào, dùng trong các từ ghép để chỉ về tế bào. Cytokine là các protein tín hiệu tạo ra từ các tế bào để gửi tín hiệu đến các tế bào khác. Tất cả các tế bào miễn dịch trong cơ thể liên lạc với nhau bằng cách gửi các protein tín hiệu như interleukin (IL), interferon, growth factor... đến các thụ thể như một cách để thông báo cho các tế bào khác về tình trạng của mình (viêm sưng, nhiễm virus…). Thông qua cytokine, tất cả các tế bào trong cơ thể có thể liên lạc và hoạt động nhịp nhàng với nhau.
Bão Cytokine hay tăng Cytokine máu (Cytokine storm) là thuật ngữ dùng để mô tả một phản ứng sinh lý có ở người và động vật. Khi virus hay vi khuẩn tấn công cơ thể, các tế bào miễn dịch lập tức nhận biết có kẻ xâm nhập và “báo động”. Tùy mức độ nguy hiểm của virus hay vi khuẩn mà hệ miễn dịch gây ra phản ứng khác nhau như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, viêm sưng… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phân tử truyền tin tiền viêm là Cytokine được giải phóng ra ồ ạt, đột ngột với số lượng lớn, quay ngược lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể gây tình suy đa tạng và khiến người bệnh tử vong.
Đối tượng nào dễ gặp “cơn bão Cytokine”?
Cơn bão Cytokine có thể gặp trong những trường hợp như:
- Biến chứng của một số bệnh truyền nhiễm như cúm gia cầm, thủy đậu, Ebola
- Hội chứng suy hô hấp cấp tính;
- Biến chứng nhiễm trùng huyết;
- Tác dụng phụ của một số thuốc kháng thể đơn dòng dùng trong điều trị ung thư
- Bệnh tự miễn như viêm khớp ở người trẻ tuổi.
Những bệnh nhân mắc hội chứng cơn bão Cytokine có các biểu hiện lâm sàng đa dạng. Một số người có biểu hiện nhẹ giống cảm cúm, một số khác có triệu chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Biểu hiện chung của hội chứng cơn bão Cytokine là: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, sưng các chi, buồn nôn, đau nhức cơ và khớp, đau đầu, phát ban, ho, khó thở, thở nhanh, co giật, ảo giác, tim đập nhanh, tụt huyết áp, nồng độ oxy trong máu giảm xuống thấp, nồng độ nitơ trong máu tăng cao…
Vì sao lại có "bão cytokine" ở bệnh nhân mắc COVID-19?
Bão cytokine xảy ra ở bệnh COVID-19 do hệ miễn dịch phản ứng quá mức, sản sinh ra quá nhiều tín hiệu tế bào, protein viêm dẫn đến sự hỗn loạn của các tế bào tấn công, gây tổn thương đa cơ quan.
Ở bệnh nhân COVID-19 nặng, virus SARS - CoV-2 sản sinh quá nhanh và nhiều, dẫn đến rất nhiều tế bào bị nhiễm cùng lúc. Khi đó, các tế bào bị nhiễm virus sẽ phát tín hiệu cytokine thông báo rằng mình đã bị nhiễm virus. Bên cạnh đó, các tế bào miễn dịch khác cũng tiết ra cytokine khi tấn công các tế bào bị nhiễm SARS - CoV-2.
Lượng cytokine lúc này tăng đột biến do cả tế bào bị nhiễm virus và tế bào đi diệt virus cùng tiết ra. Hệ miễn dịch của cơ thể lúc này rất khó để nhận biết chính xác tế bào nào đã nhiễm virus và tế bào nào chưa nhiễm.
Nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân có các tế bào T và B hoạt động chính xác, các kháng thể sẽ lập tức trung hòa virus, không cho virus tiếp tục tấn công. Tế bào bị nhiễm virus cũng tiết ra các cytokine để báo mình bị nhiễm virus để các tế bào bạch cầu tấn mình diệt luôn virus trong đó. Tế bào T cell/ B cell cũng nhận biết tế bào nào đã bị nhiễm virus nên sẽ tấn công có chọn lọc. Khi số lượng tế bào nhiễm virus bị diệt và số lượng virus giảm dần thì người bệnh COVID-19 bắt đầu phục hồi.
Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch không thành công trong việc ngăn ngừa virus SARS - CoV-2 lại tiếp tục nhân đôi, tấn công vào tế bào khác ở các cơ quan khác như phổi, mạch máu, thần kinh, dẫn đến các triệu chứng khó thở, viêm sưng, mệt mỏi… Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng hết cỡ bằng cách tạo ra thêm các bạch cầu, tế bào miễn dịch tự nhiên, protein tín hiệu để kêu gọi các kháng thể viêm sưng với mục tiêu tấn công virus.
Khi càng có nhiều cytokine tín hiệu từ các tế bào thì sự liên lạc bị nhiễu loạn, khả năng liên lạc chính xác giữa các tế bào hệ miễn dịch giảm xuống. Lúc này các protein viêm, đại thực bào, bạch cầu và kháng thể bắt đầu tấn công nhầm vào mọi cơ quan trong cơ thể, gây ra tổn thương nặng khắp nơi. Đây là lúc cơn bão cytokine bắt đầu.
Tế bào phổi khi đó bị hệ miễn dịch tấn công dẫn đến viêm sưng, tích nước, bệnh nhân bị ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp tính) dẫn đến viêm phổi, thiếu oxygen. Não bộ do thiếu oxygen cũng bị ảnh hưởng, dẫn theo nhiều cơ quan khác bị tổn thương.
Chẩn đoán bão cytokine ở bệnh nhân nhiễm COVID-19
Chẩn đoán bão cytokine ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 gồm: bệnh sử COVID-19, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh, xét nghiệm lab.
Bệnh nhân COVID-19 có bão cytokine thường ở khoa ICU, thường trong tình trạng nặng phải thở máy và có các triệu chứng như mê man, sốt, thiếu oxy. Hình ảnh chụp CT thường cho thấy viêm sưng phù phổi.
Trong chẩn đoán bão cytokine thì xét nghiệm lab được xem là chìa khóa để chẩn đoán.
Điều trị bão cytokine như thế nào?
Cơn bão cytokine là mức phản ứng cao nhất và cuối cùng của hệ miễn dịch. Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể đã không còn được kiểm soát. Các tế bào miễn dịch tấn công lung tung trong lúc cơ thể ngày càng yếu đi vì toàn bộ năng lượng tập trung vào sản sinh tế bào miễn dịch và chống virus. Não và tim của người bệnh cũng bắt đầu yếu dần do cơ thể tập trung vào chiến đấu với virus.
Hiện này, một số loại thuốc đã được đưa vào điều trị cơn bão cytokine, trong đó có thuốc Tocilizumab, một loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp. Các kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, Tocilizumab tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong, rút ngắn thời gian thở máy và nằm viện của bệnh nhân.
Thuốc có tác dụng ức chế một loại Cytokine gọi là Interleukin-6 (IL-6). Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng lượng IL-6 cao dẫn đến tình trạng suy hô hấp và tử vong. Tocilizumab có tác dụng làm giảm những triệu chứng này.
Hiện nay, một số loại thuốc tương tự ngăn chặn hoạt động của những Cytokine cụ thể cũng cho kết quả đầy hứa hẹn, trong đó có thuốc Kineret, loại thuốc có tác dụng vô hiệu hóa phân tử khác là IL-1. Thử nghiệm Kineret trong điều trị Covid-19 đang có kết quả khả quan.
Điều trị ngăn ngừa bệnh nhân COVID-19 vào giai đoạn bão cytokine là mục tiêu chữa trị hàng đầu khi họ đã bắt đầu vào ICU, vì một khi bệnh nhận đã vào giai đoạn này thì tiên lượng rất xấu.
Nguồn tham khảo thông tin:
https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-bao-cytokineco-the-gay-chet-nguoi-trong-covid-19-169211226204854042.htm