Tất tần tật thông tin về chuyển dạ sinh con mẹ bầu cần nắm vững

Tất tần tật thông tin về chuyển dạ sinh con mẹ bầu cần nắm vững

13-06-2020

Chuyển dạ là quá trình sinh lí diễn ra bình thường ở phụ nữ mang thai chuẩn bị “vượt cạn”.

Để giúp mẹ bầu không còn bỡ ngỡ cho lần chuyển dạ vất vả nhưng cũng đầy thiêng liêng này, Bệnh viện Hồng Ngọc xin gửi đến các mẹ thông tin bổ ích về những giai đoạn chuyển dạ sinh con, cách phân biệt chuyển dạ giả - chuyển dạ thật và một số dấu hiệu chuyển dạ cần lưu ý để nhận biết chính xác.

3 giai đoạn chuyển dạ sinh con

Giai đoạn 1: Giai đoạn mở - Xóa, mở cổ tử cung

Giai đoạn đau hạ thấp tử cung, lúc này mức độ các cơn đau co thắt tử cung ngày càng tăng mạnh và cổ tử cung cũng bắt đầu được giãn ra. Có thể nói rằng đây là giai đoạn kéo dài nhất gây đau đớn, vất vả nhất mà người mẹ nào cũng cần phải trải qua trong quá trình sinh con. Thời gian của các cơn co thắt cách nhau 1 – 2 phút.

Các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện ở các vị trí như vùng bụng, đau lưng dưới, đau tức tầng sinh môn, chân tay run rẩy, nóng lạnh thất thường. Đây là giai đoạn bắt đầu, thường là giai đoạn dài nhất. Trong giai đoạn này, cổ tử cung sẽ phải mở ra được từ 9 -10 cm. Các cơn đau đẻ thường được ngắt quãng, kéo dài.

Chuyển dạ sinh Giai đoạn mở - Xóa, mở cổ tử cung

Giai đoạn 2: Giai đoạn đẩy bé ra - Sổ thai nhi

Khi cổ tử cung đã được giãn nở đến mức nhất định cùng với sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa thì thai nhi sẽ được lấy ra ngoài qua âm đạo với những cơn co thắt. Đau mở tử cung báo hiệu sinh nở. Đối với những mẹ mang thai lần đầu đẻ thường, thời gian rặn đẻ là 1 tiếng đồng hồ còn đối với trường hợp mang thai lần thứ 2 sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Ở giai đoạn này các cơn đau co thắt diễn ra dồn dập và dữ dội hơn so với ở giai đoạn 1. Giai đoạn 2 của ca sinh nở bắt đầu khi cổ tử cung đã mở ra hoàn toàn và kết thúc bằng sự kiện mà mẹ bầu mong đợi từ lâu: Em bé chào đời.

Giai đoạn 3: Giai đoạn sau sinh - Sổ nhau thai 

Giai đoạn 3 của một ca sinh nở kéo dài từ lúc em bé ra đời cho đến khi cho ra nhau thai cùng với dây rốn

. Giai đoạn này mẹ sẽ đau thúc dồn dập để đẩy em bé ra. Khi em bé đã chào đời thì cổ tử cung vẫn tiếp tục co bóp để nhau thai bong ra khỏi thành tử cung và được đẩy ra từ đường âm đạo. Lúc này mức độ đã giảm đi nhiều so với ban đầu, việc cần làm của các mẹ là cố rặn để đẩy hết nhau thai ra ngoài. Như vậy là hoàn tất quá trình chuyển dạ, vượt cạn an toàn.
Chuyển dạ sinh Giai đoạn sau sinh - Sổ nhau thai

Các dạng chuyển dạ sinh con

Chuyển dạ sinh đủ tháng

Chuyển dạ sinh

đủ tháng khi thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 đến tuần 42 (trung bình là 40 tuần), lúc này thai nhi đã trưởng thành và có khả năng phát triển độc lập ở môi trường ngoài tử cung.

Dịch vụ thai sản trọn gói

Chuyển dạ sinh non tháng

Chuyển dạ sinh non tháng khi tuổi thai nhi từ 22 đến 37 tuần, lúc này thai nhi vẫn có thể sống được. Điều trị chuyển dạ sinh non tháng bằng cách nào?

Thuốc

Khi chuyển dạ, không có thuốc hoặc thủ tục phẫu thuật để ngừng chuyển dạ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc sau:

  • Corticosteroid: Nếu thai nhi đang ở thai tuần thứ 24 đến 34, bác sĩ có thể kê thuốc tiêm steroid mạnh để tăng tốc độ trưởng thành phổi của thai nhi. Corticosteroid cũng có thể được khuyên dùng bắt đầu từ tuần 23 của thai kỳ nếu bạn có nguy cơ sinh con trong vòng bảy ngày tới. Ngoài ra, corticosteroid có thể được sử dụng trong khoảng từ tuần 34 đến 36, nếu sản phụ có nguy cơ sinh trong vòng bảy ngày tới và trước đó chưa được sử dụng corticosteroid.

  • Magie sunfat là thuốc được chỉ định dùng khi sản phụ có nguy cơ sinh con cao trong khoảng từ tuần 24 đến 32 của thai kỳ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, magie sunfat có thể làm giảm nguy cơ mắc một loại tổn thương não (bại não) đối với những trẻ được sinh ra trước 32 tuần.

  • Tocolytics với tác dụng tạm thời ngừng các cơn co thắt của sản phụ. Tuy nhiên, thuốc này không thể dừng sinh non l

    âu hơn hai ngày vì chúng không giải quyết được nguyên nhân cơ bản của sinh non. Mặt khác, Tocolytics có thể trì hoãn chuyển dạ sinh non đủ lâu để tối ưu hóa lợi ích của corticosteroid hoặc nếu cần thiết, sản phụ sẽ được chuyển đến cơ sở chuyên khoa để chăm sóc đặc biệt cho cả mẹ và bé. Tocolytics không được sử dụng trong một số trường hợp, chẳng hạn như tăng huyết áp thai kỳ.
    Chuyển dạ sinh Thuốc được sử dụng trong việc tạm ngưng các triệu chứng chuyển dạ sinh non

Phẫu thuật

Đối với một số sản phụ sẽ cần phải khâu eo cổ tử cung do cổ tử cung ngắn để giữ được phần ối và bào thai phát triển bình thường trong bụng mẹ. Trong kỹ thuật này, cổ tử cung được khâu kín bằng chỉ khâu. Thông thường, chỉ khâu được rút sau 36 tuần, tuy nhiên nếu cần thiết, chỉ khâu có thể được gỡ bỏ sớm hơn.

Khâu eo cổ tử cung được khuyến cáo nếu bạn mang thai dưới 24 tuần, có tiền sử sinh non và siêu âm cho thấy cổ tử cung đang hở hoặc chiều dài cổ tử cung dưới 25 mm.

Chuyển dạ sinh già tháng

Chuyển dạ sinh già tháng khi tuổi thai lớn hơn 42 tuần, vậy cần làm gì khi thai quá ngày dự kiến sinh?

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Khi mẹ bầu quá ngày dự kiến sinh chưa đến 1 tuần thì chưa cần phải xét nghiệm. Đến thời điểm thai nhi được 41 tuần tuổi, bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thai.

Các xét nghiệm theo dõi khi thai quá ngày dự sinh gồm:

  • Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi: Sử dụng máy monitor để theo dõi đáp ứng của thai nhi, giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai quá ngày dự sinh, đôi khi sẽ kết hợp với siêu âm.

  • Thử nghiệm Non-stress Test: đo nhịp tim của thai nhi trong một khoảng thời gian thường là 20 phút. Kết quả được ghi nhận là có phản ứng (kết quả tốt) hoặc không có phản ứng (kết quả xấu). Kết quả xấu không kết luận được thai nhi không khỏe mạnh, cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác mới để chẩn đoán chính xác tình trạng thai quá ngày dự sinh.

  • Trắc đồ sinh vật lý: là bảng trắc nghiệm liên quan đến theo dõi nhịp tim của thai nhi cũng như siêu âm thai. Xét nghiệm này xác định tình hình sức khỏe hiện tại của thai nhi dựa trên nhịp tim, hơi thở, chuyển động, trương lực cơ.

  • Xét nghiệm CST: theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Bác sĩ sẽ tiêm hormone oxytocin vào cơ thể sản phụ qua đường tĩnh mạch để gây cơn co thắt cơ tử cung giống như khi đang sinh thật. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của em bé như thế nào khi xuất hiện những cơn gò tử cung khi sinh.

Biện pháp giục sinh

Khi thai phụ quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các phương pháp sau để giục sinh. Đó là:

  • Lọc ối: Bác sĩ đeo găng tay, dùng ngón tay để tách màng ối ra khỏi thành tử cung.

  • Phá vỡ túi nước ối: tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối để làm vỡ ối, qua đó kích thích chuyển dạ.

  • Oxytocin: loại thuốc giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ, được tiêm theo đường tĩnh mạch vào cánh tay thai phụ. Liều lượng có thể tăng dần theo thời gian nhưng phải theo dõi cẩn thận.

  • Các chất tương tự Prostaglandin: những loại thuốc này được đặt trong âm đạo để làm chín muồi cổ tử cung.

  • Làm giãn nở cổ tử cung: Bác sĩ đặt ống thông có gắn 1 quả bong bóng rất nhỏ vào cuối cổ tử cung của thai phụ. Sau đó, nước được bơm vào quả bóng đến khi căng, nó gây ra tác động áp lực giúp cổ tử cung mở ra và khơi mào quá trình chuyển dạ.

Những phương pháp giục sinh này có thể gây ra một số rủi ro cho mẹ và em bé như: thay đổi nhịp tim thai, co bóp tử cung quá mạnh, nhiễm trùng,...

Oxytocin là thuốc giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ ở thai phụ Oxytocin là thuốc giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ ở thai phụ

Chuyển dạ giả là gì?

Trên thực tế, việc nhận thấy sự xuất hiện của cơn gò tử cung chưa chắc đã là dấu hiệu đau chuyển dạ cần nhập viện. Tử cung của bạn có thể co thắt và giãn nở nhiều lần trước khi bắt đầu chuyển dạ "thật". Những cơn co thắt bất thường này được gọi là chuyển dạ giả, cơn gò sinh lý hoặc cơn gò Braxton Hicks.

Đây là dấu hiệu bình thường ở phụ nữ mang thai nhưng đôi khi có thể gây ra nhiều đau đớn, khiến các mẹ lo lắng và nghĩ rằng đó là dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện. Chuyển dạ giả thường xuất hiện nhiều hơn vào cuối ngày.

Dấu hiệu nhận biết khi chuyển dạ giả

  • Các cơn co thắt không đều và không thể đoán trước, các khoảng thời gian giữa các cơn co thắt có thể là 10 phút hay 8 phút thậm chí là 6 phút. Tất cả là dấu hiệu của chuyển dạ giả.

  • Không có các triệu chứng khác của chuyển dạ thật như cơn đau tới dồn dập và mạnh dần, vỡ ối, ...

  • Các cơn co thắt được cảm nhận như một cơn đau bụng kinh nguyệt, đau thắt ở vùng bụng và xương chậu.

  • Thay đổi hoạt động hoặc vị trí cơ thể khiến các cơn co thắt chậm lại hoặc dừng lại

  • Thời gian giữa các cơn đau chuyển dạ giả thường không đều và cách xa nhau (còn được gọi là cơn gò sinh lý, hay cơn gò Braxton Hicks)

  • Các cơn gò sinh lý thường gia giảm khi bạn đi bộ hoặc nghỉ ngơi, thậm chí lại có thể biến mất khi di chuyển.

  • Đa phần thai phụ sẽ cảm thấy đau ở phía trước, thường đau nhẹ và không trở nên nặng hơn (có thể nặng sau đó nhẹ đi).

Cần làm gì để giảm bớt khó chịu khi gặp phải các cơn đau chuyển dạ giả?

Trên thực tế bạn không cần quá lo lắng vì chuyển dạ giả là một cách bình thường để cơ thể thích nghi, và sẵn sàng với những cơn chuyển dạ thật. Nếu quá khó chịu bạn hãy thử một vài cách dưới đây:

  • Đi dạo, thay đổi vị trí hoặc đứng dậy và di chuyển sẽ giúp các cơn co thắt chuyển dạ giả dừng lại.

  • Nếu bạn đã hoạt động, hãy ngủ hoặc nghỉ ngơi trong chốc lát.

  • Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc nghe nhạc.

  • Massage sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Chuyển dạ thật là gì?

Dấu hiệu nhận biết khi chuyển dạ thật

  • Những cơn đau chuyển dạ thật xảy ra thường xuyên và tần suất xuất hiện càng gần nhau hơn qua thời gian. Mỗi lần đau chuyển dạ thật kéo dài khoảng 30 - 70 giây.

  • Khi di chuyển, thai phụ vẫn cảm nhận được các cơn đau chuyển dạ thật mà không hề có dấu hiệu suy giảm.

  • Các cơn gò sinh lý sẽ đau ngày càng nặng theo thời gian, không có dấu hiệu giảm nhẹ.

  • Các cơn co thắt dữ dội hơn và có thể bắt đầu ở lưng dưới và di chuyển đến phía trước bụng. Hoặc chúng có thể bắt đầu trong bụng và di chuyển đến lưng của của thai phụ.

Thời gian giữa các cơn co thắt là yếu tố quan trọng để xác định tình trạng đau chuyển dạ là thật hay giả. Lưu ý thời gian này được tính từ khi sản phụ bắt đầu cảm thấy đau cho đến thời điểm bắt đầu cơn đau tiếp theo. Ghi nhận lại các kết quả này trong vòng một giờ.

Đối với các cơn đau nhẹ, khoảng thời gian này sẽ khó xác định chính xác. Đa số các trường hợp, tần suất xảy ra cơn đau chuyển dạ giả thường ít hơn và không nặng nề bằng chuyển dạ thật. Trong một số trường hợp đau chuyển dạ, cách duy nhất để nhận ra sự khác biệt là đi gặp bác sĩ để thăm khám âm đạo, xác định những thay đổi trong cổ tử cung, sự xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện.

Biểu hiện cụ thể của chuyển dạ sinh con

Bung nhớt hồng

Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy vững chắc. Bên cạnh lớp cơ thành tử cung, lớp màng ối, nút nhầy này cũng là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, chống sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối.

Chính vì vậy, khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng. Đây là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ chính thức chuẩn bị bắt đầu.

Xuất hiện cơn gò tử cung

Vào tháng cuối thai kỳ, sản phụ đôi khi cảm nhận được các cơn trằn khắp bụng lúc di chuyển hay cử động mạnh. Cảm giác này khá mơ hồ, đa phần diễn ra ngắn, tần suất thưa thớt, không gây đau đớn gì rõ rệt và cũng không có ý nghĩa thay đổi cổ tử cung hay vị thế của thai nhi.

Chỉ khi thai bước vào tuần từ 38 đến 40, các cơn gò sẽ khởi động rõ ràng hơn với chu kỳ tăng dần về cường độ lẫn tần số. Trong cơn, sản phụ sẽ cảm giác đau nhiều và khắp cả vùng bụng căng cứng. Kết hợp với việc thở và rặn sinh đúng cách của sản phụ, đây chính là động lực cho quá trình chuyển dạ tống xuất thai nhi ra ngoài.

Chảy nước ối

Dưới tác động của cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm, đầu thai di chuyển xuống, tạo thành đầu ối. Đầu ối căng phồng và tại vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung, đây là nơi màng ối mỏng nhất và rất dễ vỡ. Khi màng ối vỡ, một lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài. Nếu màng ối tự trượt lên nhau hay đầu thai nhi xuống thấp chèn vào, dòng nước ối sẽ bị ngăn chặn hoàn toàn hay chỉ chảy rỉ rả.

Lúc này, vỡ ối cũng là tác nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn và trở nên dồn dập hơn. Mặt khác, nếu sắp đến ngày dự sinh mà thai chưa có cơn gò, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật bấm ối, chủ động làm màng ối vỡ và chảy nước ối ra, kích thích khởi phát cơn gò chuyển dạ một cách tự nhiên.

Những thay đổi qua thăm khám âm đạo

Đây là những dấu hiệu chuyển dạ thực tế khách quan thông qua động tác thăm khám bên trong âm đạo của các bác sĩ sản khoa hay nữ hộ sinh. Các đặc điểm cần ghi nhận là sự thay đổi ở cổ tử cung, cụ thể là cổ tử cung xóa và mở dần dưới tác động của cơn gò, đầu ối thai nhi được thành lập (chỉ khi màng ối còn nguyên vẹn) và có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung. Khi có đầy đủ các dấu hiệu nêu trên, bác sĩ sẽ báo cho bạn biết thời điểm thích hợp cần rặn sinh theo chu kỳ cơn gò, nhằm tăng tính hiệu quả tống xuất thai nhi ra ngoài.

Khi có một trong những dấu hiệu kể trên đây, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được theo dõi diễn biến chuyển dạ cũng như sẵn sàng những ứng cứu nếu cần thiết. 

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ nhận biết sớm và có sự chuẩn bị kỹ càng chào đón bé yêu chào đời. 

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn và đăng kí

 dịch vụ Thai sản trọn gói

tại Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc, mẹ vui lòng liên hệ theo Hotline 024 7300 8866 ext 0 (Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) / 024 3927 5568 ext 0 (Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại

Hỏi đáp Bác sĩ

Viết câu hỏi

Cơ sở chuyên khoa liên quan

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay