Chứng nóng mặt bốc hỏa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gặp nhất là ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh do nội tiết tố. Vậy cần phải làm gì khi bị nóng mặt bốc hỏa?
Chứng nóng mặt bốc hỏa
Người bị “bốc hỏa” cảm thấy người nóng ran, cái nóng truyền lên mặt làm mặt đỏ gay.
Bênh cạnh đó, có nhiều trường hợp đi kèm với các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, đổ mồ hôi.
Có nhiều nguyên nhân làm nóng mặt nên bác sĩ thường hỏi kỹ bệnh nhân bị nóng mặt trong trường hợp như thế nào để xác định nguyên nhân và chữa bệnh.
Phải làm gì khi bị nóng mặt bốc hỏa?
Khi cảm thấy cơn nóng mặt sắp tới, bệnh nhân cần tìm một nơi thoáng mát, tĩnh để nằm nghỉ, đầu hơi thấp hơn chân (không gối), đặt một khăn tẩm nước mát lên mặt.
Không cần uống thuốc gì, chỉ cần giúp hạ thân nhiệt. Cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa tới bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:
Nếu bệnh nhân là trẻ em hay người già bị say nắng;
Nếu bệnh nhân thấy người rất khó chịu, rất chóng mặt;
Các trường hợp bị sốt cao thường có triệu chứng nóng mặt, mặt đỏ, người run và đổ mồ hôi;
Người ra nhiều mồ hôi, khó thở vì dị ứng;
Nếu bệnh nhân là phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh (trên 45 tuổi, có kinh nguyệt không đều hoặc vừa thôi không có kinh). Bác sĩ sẽ chú ý điều trì những rối loạn ở thời kỳ tiền mãn kinh.
Nếu bệnh nhân là phụ nữ trẻ thì hiện tượng này thường dễ qua khỏi vì đây có thể là chứng rối loạn thần kinh nhẹ thường kèm theo cảm giác hồi hộp, lo sợ và chóng mặt.

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh nhân theo hướng bệnh đã được xác định. Chỉ có một số ít trường hợp liên quan tới bệnh cường tuyến giáp hoặc có khối u trong ruột tiết dịch quá nhiều.
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc