Cho trẻ bú và cai sữa như thế nào?

Cho trẻ bú và cai sữa như thế nào?

15-11-2013
Sống khỏe
Mục lục

Việc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Những điều sau đây sẽ giúp các bà mẹ cho con bú tốt hơn, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, lại vừa bảo tồn nguồn sữa quý giá.

Nhiều bà mẹ, sau khi sinh thường chỉ cho con bú khi căng sữa (thường quen gọi là xuống sữa), như vậy là không đúng, vì càng làm sữa xuống chậm và dễ bị mất sữa. Tốt nhất, ngay sau khi sinh, trong vòng nửa giờ đầu, người mẹ nên cho trẻ bú.

Bú càng sớm càng tốt. Bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt.

Động tác bú có tác dụng cầm máu cho người mẹ sau đẻ. Để tạo thuận lợi cho người mẹ cho con bú, cần cho trẻ nằm gần mẹ suốt ngày.

Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tùy theo yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn. Ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để trẻ mút được tốt hơn.

Thời gian cho bú tùy theo đứa trẻ. Cho bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Con bú mẹ Trẻ nên được bú mẹ từ khi chào đời

Khi trẻ bị bệnh, kể cả bệnh tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho bú. Trẻ đẻ non yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ bị ốm nặng, bị một số bệnh không cho trẻ bú được, cần vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng thìa và cốc, không nên sử dụng bình sữa với núm vú cao su.

Nên cho trẻ bú kéo dài 18 – 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Khi cai sữa cho trẻ, cần chú ý:

- Không nên cai sữa quá sớm, khi trẻ chưa đủ thức ăn thay thế hoàn toàn sữa mẹ.

- Không nên cai sữa vào mùa hè nóng nực, hoặc khi trẻ bị kém ăn.

- Không nên cai sữa đột ngột dễ làm cho trẻ quấy khóc, biếng ăn.

- Không cai sữa khi trẻ bị ốm, nhất là khi bị tiêu chảy, vì trẻ chưa quen thức ăn thay thế nên càng dễ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu...), chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau quả.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay