Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cũng như tạo nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sau này. Vậy dinh dưỡng như thế nào cho đúng và mẹ bầu cần đặc biệt chú ý bổ sung những dưỡng chất gì trong quá trình mang thai? Dưới đây là danh sách 7 nhóm dưỡng chất không thể thiếu cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Sắt cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì phụ nữ trước khi mang thai cần bổ sung khoảng 15mg-30mg sắt/ngày; trong giai đoạn mang thai cần khoảng 30-60mg sắt/ngày và khi cho con bú, đối với người mẹ trên 19 tuổi thì cần ít nhất khoảng 10mg sắt/ngày.
Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu không cung cấp đủ sắt dẫn tới thiếu sắt, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính người mẹ.
Đối với người mẹ: Nếu người mẹ thiếu sắt sẽ thường xuyên bị những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, khó thở… dẫn đến nhiều nguy cơ sảy thai và rong huyết sau sinh, làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và nguy hiểm hơn dẫn đến tử vong cho mẹ và bé.
Đối với thai nhi: Nếu tình trạng thiếu sắt xảy ra sẽ khiến bào thai không nhận đủ oxy dẫn đến suy dinh dưỡng do sắt có nhiệm vụ giúp di chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận của cơ thể người mẹ và đến thai nhi. Hậu quả có hể khiến trẻ sinh non và nhẹ cân.
Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt ngay từ trong bụng mẹ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về cả thể chất lẫn trí não của trẻ sau này.
Các thực phẩm có nhiều sắt: Thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, gan, tiết, rau dền, rau bina, các loại rau màu xanh...
Canxi
Canxi cần thiết cho sự phát triển khung xương của thai nhi. Trong thời gian mang thai, nhu cầu canxi của bà bầu là 800mg- 1000mg/ngày, giai đoạn 3 cuối thai kỳ và thời kỳ cho con bú tăng lên khoảng 1500mg/ngày.
Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu không cung cấp đủ canxi sẽ dẫn đến thì cơ thể mẹ sẽ rút canxi từ xương của mẹ để bù lại lượng thiếu cho thai nhi, điều đó khiến mẹ dễ bị đau nhức xương, răng dễ vỡ...
Đối với thai nhi không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết sẽ dễ bị còi xương khi sinh ra
Thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu có thế bổ dung bao gồm: Sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, tôm, cua, cá... Đặc biệt, bên cạnh nguồn thực phẩm bổ sung mỗi ngày thì mẹ bầu có thể bổ sung canxi qua dạng viên uống.
Acid Folic cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng ngày ngày của bà bầu không cung cấp đủ acid folic có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Acid folic có tác dụng chống lại thiếu sót của ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo cho bà bầu là 400 – 800 mcg/ ngày.
Nguồn cung cấp acid folic: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt... hoặc sử dụng viên uống có chứa acid folic.
DHA cho bà bầu
DHA (Docosahexaenoic Acid) là axit béo không no thuộc nhóm Omega-3 đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành não bộ và mắt của trẻ ngay từ trong bụng mẹ cho đến hai năm đầu đời.
Với các mẹ bầu việc thiếu hụt DHA sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh, các vấn đề về mãn kinh, bệnh loãng xương, bệnh lý tim mạch...
Đối với thai nhi, nếu người mẹ thiếu DHA sẽ khiến trẻ kém thông minh, khả năng học tập kém, chậm phát triển, giảm thị lực so với những bé cùng trang lứa được bổ sung đầy đủ DHA.
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, tùy từng giai đoạn của thai kỳ, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu cần bổ sung từ 100 - 200 mg DHA
Nguồn bổ sung DHA bao gồm: Cá biển, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong...
Có thể bạn quan tâm:
Kẽm
Bổ sung kẽm trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng như ốm nghén, sinh con nhẹ cân, thai lưu, sinh non... Quan trọng hơn, kẽm phụ trách sản xuất và hoàn thiện chức năng AND, cần thiết cho sự phát triển tế bào trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, kẽm còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố các vị giác, khứu giác, chữa lành vết thương của cơ thể.
Nhu cầu kẽm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu là 12mg/ ngày, nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt lợn, thịt bò, hải sản, hạnh nhân, hạt bí, lạc, rau bó xôi, nấm hương, sữa chua, sữa tươi...
I - ốt
I-ốt là nguyên tố giúp hình thành hormone tuyến giáp. Vì vậy, thiếu i-ốt thai nhi có thể bị suy giáp, giảm chuyển hóa của cơ thể, giảm khả năng phát triển của hệ thống thần kinh.
Tác hại của thiếu i-ốt khi mang thai có thể dẫn đến tiền sản giật, chảy máu nhiều sau khi sinh, bất thường bánh rau… Trẻ được sinh ra có thể bị đần độn, nhẹ cân, kém phát triển trí tuệ. Ngoài ra, tình trạng cường giáp do thiếu i-ốt ở người mẹ có thể gây hậu quả nặng nề như tiền sản giật, sinh non, suy tim, sảy thai, dị tật thai nhi bẩm sinh…
Khi mang thai, nhu cầu i-ốt của mẹ tăng lên khoảng 50% nên mẹ bầu chú ý bổ sung đủ để thai nhi có thể phát triển tốt. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu nên cung cấp đủ từ 175- 220mcg iod.
Thực phẩm giàu I-ốt bao gồm cá biển, sò, rong biển, tảo biển, muối i-ốt....
Các loại vitamin thiết yếu
Vitamin A
Thiếu vitamin A sẽ làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới thị giác của mẹ và cả thai nhi.
Nhu cầu vitamin A cho phụ nữ mang thai là 750 mcg/ngày. Các thực phẩm giàu vitamin bao gồm trứng, sữa, gan... Ngoài ra nguồn cung cấp caroten (tiền chất của vitamin A) bao gồm rau xanh, rau dền, củ quả có màu vàng, màu đỏ.
Lưu ý: Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu nếu đa dạng không cần bổ sung thêm vitamin A. Tránh bổ sung quá nhiều vitamin A có thể khiến thai nhi bị dị tật.
Vitamin D
Vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thu canxi, phospho. Thiếu vitamin sẽ D gây giảm hấp thu canxi và phospho khiến trẻ có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
Nhu cầu vitamin D của bà bầu là 800UI/ ngày. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng, tăng cường thực phẩm giàu vitamin D như cá, bơ, trứng, sữa.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn thực phẩm sẽ không đủ để cung cấp vitamin D cho mẹ và bé, dó đó mẹ bầu cần bổ sung loại vitamin này qua viên uống.
Vitamin B1
Vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa glucid, phòng bệnh tê phù…
Nhu cầu vitamin B1 cho cơ thể là khoảng 1,1mg/ ngày. Mẹ bầu nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin B1 như: Ăn gạo không giã trắng quá, các hạt họ đậu...
Vitamin B2
Tham gia vào quá trình tạo máu, thiếu vitamin B2 gây thiếu máu ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Nhu cầu vitamin B2 cho phụ nữ mang thai là khoảng 1,5mg/ngày với nguồn cung cấp chủ yếu từ là thịt động vật, sữa, các loại rau, đậu....
Vitamin C
Vitamin C tham gia vào quá trình tạo kháng thể tăng sức đề kháng của cơ thể, làm tăng hấp thu sắt, giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nhu cầu vitamin C cho bà bầu là 80mg/ngày và ở phụ nữ cho con bú là 100mg/ ngày.
Vitamin C có nhiều trong quả chín, bưởi, cam, chanh, ổi, xoài... rau xanh. Bên cạnh thực phẩm, mẹ có thể bổ sung thêm viên uống tổng hợp chứa vitamin C.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chú ý cung cấp đầy đủ 7 nhóm nhóm dưỡng chất nêu trên để thai nhi phát triển khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời.
Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khi tới khám thai định kỳ các mẹ luôn được bác sĩ tư vấn chi tiết chế độ ăn uống hàng ngày, các loại vitamin và dưỡng chất cần uống bổ sung để đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Hiện nay, bệnh viện đang triển khai dịch vụ thai sản trọn gói từ tuần thứ 8, hoặc linh hoạt tùy theo từng nhu cầu riêng biệt của mỗi bà bầu. Với các gói thai sản này, mẹ được chăm sóc chu đáo, tận tình, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Với hệ thống máy siêu âm hiện đại, nhập khẩu từ Mỹ Voluson E8, các mẹ sẽ được lưu lại những khoảnh khắc đẹp, sống động và chân thực của thai nhi trong các dấu mốc quan trọng.
Nhận tư vấn chế độ dinh dưỡng khi đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: