Chạy thận là gì? Được thực hiện như thế nào?

Chạy thận là gì? Được thực hiện như thế nào?

03-05-2023

Chạy thận là phương pháp sống còn với những bệnh nhân suy thận cấp và suy thận mạn giai đoạn cuối, giúp họ duy trì sự sống. Chạy thận được thực hiện bằng cách lấy máu của bệnh nhân ra khỏi cơ thể, lọc bỏ độc tố, dịch dư thừa rồi sau đó lại chuyển máu đã lọc trở lại cơ thể người bệnh.

Chạy thận là phương pháp gì?

Thận là một cơ quan quan trọng trong hệ bài tiết của con người. Thận có vai trò lọc bỏ chất thải, chất độc hại trong máu cùng dịch dư thừa ra ngoài để không gây hại tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng lọc máu kém đi khiến chất độc, dịch dư thừa tích tụ lại và gây rối loạn các cơ quan. Thậm chí có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể được áp dụng đối với những người bị suy thận, tổn thương thận cấp tính hoặc bị chấn thương thận. Trong kỹ thuật này, máu của người bệnh sẽ được đưa ra ngoài cơ thể bằng máy chuyên dụng rồi thực hiện lọc bỏ chất độc hại, dịch dư thừa. Sau đó, máu lại được chuyển lại vào cơ thể.

Chạy thận nhân tạo có thể được thực hiện tại bệnh viện, cơ sở lọc máu hoặc thực hiện tại nhà nếu có đầy đủ máy móc cần thiết. Tùy vào mức độ tổn thương suy thận, tần suất chạy thận sẽ khác nhau. Với những trường hợp suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh phải duy trì chạy thận liên tục, suốt đời.

 Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân suy thận cấp hoặc suy thận mạn giai đoạn cuối

Khi nào cần chạy thận?

Chạy thận được chỉ định trong trường hợp suy thận cấp tính hoặc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối (giai đoạn 5). Khi bị suy thận giai đoạn 5, mức lọc cầu thận đã suy giảm nghiêm trọng, còn dưới 15ml/ph/1.73 m2, thận gần như đã mất đi hoàn toàn chức năng vốn có. 

Lúc này, chất độc và chất lỏng dư thừa không được đào thải ra ngoài mà tích tụ bên trong cơ thể, bệnh nhân cần tiến hành chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. 

Ngoài ra, các trường hợp ngộ độc cấp, dùng thuốc quá liều cũng có thể được chỉ định chạy thận nhân tạo cấp cứu nếu cần thiết.

Chạy thận nhân tạo đem lại lợi ích gì?

Lợi ích đầu tiên và dễ thấy nhất của chạy thận nhân tạo đó là thực hiện chức năng lọc máu thay cho thận đang bị tổn thương. Việc chạy thận giúp đào thải độc tố, dịch lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Từ đó, giúp giảm nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe.

Chạy thận cũng giúp kiểm soát tốt huyết áp, duy trì sự cân bằng chất lỏng và các khoáng chất khác trong cơ thể như kali, natri. Đồng thời, giúp giảm các triệu chứng đau nhức, nhức đầu, hụt hơi, giảm chuột rút, tăng cảm giảm thèm ăn, ngủ ngon hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Với bệnh nhân suy thận cấp và suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận là phương pháp sống còn, bảo vệ tính mạng của họ nếu không được ghép thận.

Có thể bạn quan tâm:

Quy trình chạy thận được thực hiện như thế nào?

Quy trình chạy thận nhân tạo thường được thực hiện theo 3 bước.

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi chạy thận, bác sĩ sẽ phải kiểm tra các chỉ số sức khỏe của người bệnh như: trọng lượng cơ thể, huyết áp, đo nhịp tim, thân nhiệt… Sau đó, nếu sức khỏe đảm bảo, người bệnh sẽ được thực hiện thẩm tách máu.

Bác sĩ sẽ chèn 2 kim vào cánh ở vị trí tĩnh mạch rồi dán cố định. Hai ống thông được nối với máy chạy thận. Ống thứ nhất máy lọc sẽ lấy màu từ cơ thể người bệnh để lọc bỏ chất độc hại và chất lỏng dư thừa. Máu sau khi lọc sạch sẽ được đưa trở lại cơ thể qua ống thông thứ 2.

 Máu được lọc bằng máy rồi lại đưa trở lại cơ thể

Bước 2: Theo dõi và giám sát quá trình

Thông thường, quá trình chạy thận sẽ kéo dài khoảng 4h đồng hồ. Suốt quá trình lọc máu, người bệnh có thể gặp các tình trạng bất thường như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, chuột rút, chóng mặt… Bác sĩ và điều dưỡng phải theo dõi và giám sát cả quá trình để kịp thời xử trí khi có bất thường xảy ra.

Bước 3: Kết thúc

Sau khi hoàn thành quá trình lọc máu, bác sĩ sẽ rút kim khỏi tĩnh mạch và cầm máu. Người bệnh sẽ nghỉ ngơi tại chỗ một lúc là có thể trở về nhà sinh hoạt bình thường.

Biến chứng có thể gặp khi chạy thận

Trong quá trình thực hiện chạy thận nhân tạo, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng liên quan đến mạch máu. Gồm:

Tắc nghẽn mạch máu

Lưu lượng máu kém, tắc nghẽn do cục máu đông hoặc vết sẹo sẽ khiến quá trình lọc máu ngừng hoạt động. Lúc này, người bệnh phải thực hiện thêm các thao tác, thủ tục thay thế hoặc sửa chữa phương pháp hiện tại để tiếp tục điều trị bình thường. 

Mất máu

Người bệnh có thể bị mất máu, thậm chí mất máu ào ạt nếu một ống thông bị tuột ra khỏi bộ lọc máu hoặc kim đâm ra khỏi chỗ tiếp cận. Để ngăn chặn tình trạng này, máy lọc máu cần có thiết bị dò rò rỉ máu để đặt chuông báo động.

Khi xảy ra sự kiện mất máu, chuông sẽ kêu và bác sĩ sẽ có mặt xử lý kịp thời, tránh để mất máu quá nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân chạy thận.

Tăng/hạ huyết áp

Những thay đổi đột ngột về cân bằng nước và các chất khoáng trong cơ thể có thể dẫn đến tăng hoặc hạ huyết áp đột ngột.

Tình trạng hạ huyết áp có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, yếu cơ, mệt mỏi… và bác sĩ phải thay đổi giải pháp lọc máu để ngăn ngừa biến chứng.

 Người bệnh có thể bị tăng/hạ huyết áp trong thời gian lọc máu

Khi chạy thận cần lưu ý gì?

Để đạt được kết quả cao nhất khi chạy thận nhân tạo và hạn chế tối đa các biến chứng gây hại cho sức khỏe, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân chạy thận. Xây dựng chế độ ăn phù hợp sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Ngược lại, chế độ ăn không khoa học sẽ khiến bệnh nặng nề hơn, tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về chế độ ăn uống phù hợp dựa theo thể trạng sức khỏe, cân nặng, mức độ tổn thương thận cũng như tiền sử của các bệnh lý khác.

Dùng thuốc theo chỉ định

Trong quá trình chạy thận, người bệnh cần lưu ý dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để giúp tăng cường hiệu quả điều trị. Uống sai thuốc, sai cách, sai liều lượng có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là khi chức năng thận suy giảm trầm trọng.

Chạy thận ở đâu tốt nhất Hà Nội?

Chạy thận, nhất là với những bệnh nhân chạy thận chu kỳ sẽ kéo dài suốt đời, hoặc cho đến khi người bệnh được ghép thận thành công. Ngoài ra, khi chạy thận có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm nên việc lựa chọn cơ sở chạy thận uy tín là rất quan trọng.

Tại Hà Nội, đơn nguyên Thận nhân tạo - BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ chạy thận nhân tạo được rất nhiều bệnh nhân đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ.

 Chạy thận nhân tạo HDF online tại BVĐK Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh

Lựa chọn chạy thận tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ nhận được dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao với nhiều ưu điểm vượt trội:

Đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm 

TS.BS Nguyễn Thị Thu Hải - 30 năm kinh nghiệm tại TT Thận tiết niệu và lọc máu Bạch Mai

Chạy thận nhân tạo AN TOÀN, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khắt khe

  • Nước và dịch lọc siêu tinh khiết theo tiêu chuẩn chất lượng nước ISO 23500-2:2019

  • Chạy thận thường quy kết hợp màng lọc high-flux có hệ số siêu lọc cao

  • Chạy thận HDF-online bằng máy 5008S- Fresenius Medical Care của Đức giúp ngăn ngừa các biến chứng dài ngày của thận nhân tạo chu kỳ

CSVC/ chất lượng dịch vụ đi kèm cao

  • Không gian bệnh viện rộng thoáng, hạn chế chờ đợi

  • Cơ sở vật chất, phòng ốc lưu viện hiện đại, sạch sẽ, thoải mái

Đăng ký chạy thận tại đây:

 

Thông tin liên hệ: 

Đơn nguyên Thận nhân tạo

Địa chỉ: Tầng 4, khu B, BVĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh

Hotline: 0947.616.006

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: 

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay