Chuyển động của thai nhi ở mỗi bà bầu là khác nhau, mức độ bé đạp cũng có không đồng nhất. Để hiểu hơn về vấn đề này, mẹ bầu cần tìm hiểu những thông tin cần thiết cho các về hiện tượng "bé đạp".
Khi nào thì mẹ cảm nhận được bé đạp?
Bé đạp hay còn gọi là thai máy, là thuật ngữ chỉ sự chuyển động của thai nhi. Một điều chắc chắn rằng, bạn sẽ không cảm nhận được em bé đạp trong bụng mãi cho đến khoảng giữa tuần thứ 16 và 22 của thai kì.
Và suốt 7 - 8 tuần sau đó, có thể mẹ phải thường xuyên đối mặt với những pha “nhào lộn” của bé ở trọng bụng. Đặc biệt, nếu mẹ đi siêu âm thì những hình ảnh này sẽ được nhìn thấy rất rõ.
Những phụ nữ đã từng sinh trên 2 con cho biết rằng, bé đẻ sau thường sẽ bắt đầu chuyển động sớm hơn so với lần đầu tiên mang thai. Những thai phụ có ngoại hình mập mạp thường cảm thấy những cú đạp của em bé trong bụng diễn ra rất bất thình lình và không thường xuyên. Còn những phụ nữ ốm hơn thì cảm thấy sự di chuyển của thai nhi trong bụng diễn ra dễ dàng hơn và thường xuyên hơn.
Cảm giác bé đạp như thế nào?

Nhiều phụ nữ miêu tả cảm giác này giống như ngô rang đang nổ, cá vàng đang bơi lòng vòng, hoặc giống như một con bướm đang bay lượn. Bạn sẽ nhận ra những cú đạp đầu tiên của bé trong lúc bị cơn đói hành hạ.
Sau đó, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy em bé đạp mỗi lúc một thường xuyên hơn. Sự chuyển động của thai nhi dễ chịu nhất là lúc bạn đang ngồi hoặc đang nằm nghỉ.
Một số cảm giác mẹ thường thấy nhất gồm:
Nhấn nhá trong bụng nhẹ: Ban đầu, mẹ có thể thấy cảm giác giống như những nhấn nhá nhẹ, gió thổi với những chuyển động rất nhẹ.
Đấm hoặc đẩy mạnh: Khi cơ bắp thai nhi phát triển hơn, các cử động có thể trở nên mạnh hơn. Trong trường hợp này, người mẹ có thể cảm nhận những cú đấm hoặc thúc mạnh từ thai nhi.
Cảm giác ở nhiều vị trí khác nhau: Cử động của thai nhi có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trong bụng mẹ. Có lúc mẹ tháy bé đạp bên trên, bên dưới hoặc bên trái bên phải.
Thông thường thai nhi hoạt động nhiều hơn và mạnh mẽ hơn khi người mẹ nằm yên hoặc nằm nghỉ. Điều này có thể khiến người mẹ dễ cảm nhận hơn các cử động của thai nhi. Để xem các hoạt động của bé yêu, mẹ có thể đến cơ sở y tế uy tín để khám thai và siêu âm định kỳ.
Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây
Sự di chuyển của em bé có diễn ra thường xuyên không?
Thai nhi không ngừng di chuyển và cử động trong bụng mẹ. Việc bé đạp là một cách để bé khám phá thể giới xung quanh mình và phản ứng lại những gì mà em bé cảm nhận được như sự trò chuyện của mẹ hay những cái chạm âu yếm.
Những dấu hiệu bé đạp đầu tiên mà bạn nhận thấy thường không diễn ra thường xuyên và giữa các lần chuyển động thường cách xa nhau. Trên thực tế, bạn có thể cảm nhận được các đợt di chuyển của thai nhi trong một ngày thường tách biệt nhau và không liên tục.
Từ khoảng tháng thứ 2 - 3 của thai kỳ, trẻ liên tục di chuyển và có những cú đạp đều đặn nhưng lực không thực sự đủ mạnh để mẹ có thể cảm nhận được. Sau đó, đến khoảng quý thứ hai của thai kỳ, những cú đạp sẽ trở nên mạnh hơn và thường xuyên hơn, mẹ sẽ thấy bé đạp mạnh, thậm chí nhiều lúc lo lắng con mệt do đạp quá nhiều.

Bạn đừng tỏ ra quá lo lắng khi so sánh mình với những phụ nữ đang mang thai khác. Vì kinh nghiệm của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó, mỗi bé đều có một cách di chuyển riêng. Và ở đây không thể có một nguyên tắc nhất quán nào.
Em bé đạp như thế nào là phát triển tốt?
Trong suốt một thời gian dài, mức độ hoạt động của bé không có sự thay đổi nhiều, nếu có thì đó chỉ là sự thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Sau tam cá nguyệt đầu tiên, em bé sẽ đạp và xoay mình khoảng 16 - 45 lần/ ngày, cứ khoảng nửa tiếng em bé lại có quãng đạp một lần.
Thai nhi thường không cử động hoặc vận động rất ít khi ngủ. Vì vậy, trong ngày có thể mẹ sẽ thấy em bé đứng im khoảng 40 phút hoặc những cử động rất chậm rãi.
Theo nghiên cứu, trước tuần 32, em bé đạp thường xuyên và với tần suất dày đặc. Mức độ bé đạp sẽ giảm dần cho tới khi mẹ sinh.
Nếu bạn thấy sự chuyển động của thai nhi đang chậm lại, kể cả khi mẹ nói chuyện em bé cũng ít phản ứng mad trước đó bé "hóng chuyện" nhiều thì hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra lại tình trạng phát triển của thai nhi.
Có thể bạn quan tâm:
Làm cách nào để kích thích những phản ứng của thai nhi?

Nhiều mẹ bầu lo lắng vì em bé của mình hoạt động ít, khi nói chuyện bé cũng chỉ phán ứng nhẹ nhàng chứ không mạnh mẽ như các bạn khác. Thực tế thì ở mỗi trẻ sẽ có một cách phản ứng riêng và tính cách của trẻ cũng dần được hình thành từ khi trong bụng mẹ.
Để me bé "hóng chuyện" nhiều hơn, mẹ có thể thử những cách sau:
Đi lại nhẹ nhàng, ngồi xuống để em bé có thêm không gian.
Ăn các thực phẩm có vị ngọt vì bé rất thích đường.
Nói chuyện thủ thỉ nhẹ nhàng với bé. Có thể đặt tên cho bé từ khi còn trong bụng để bé quen với tên khi được gọi.
Thường xuyên sờ tay lên bụng, massage nhẹ nhàng để tương tác với con yêu.
Bước sang quý thứ ba của thai kỳ, một số bác sĩ khuyến cáo rằng, bạn nên dành một khoảng thời gian ngắn trong ngày để quan sát và theo dõi con bạn đang đạp như thế nào?
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: