Bật mí 5 cách giảm đau sỏi bàng quang hiệu quả

Bật mí 5 cách giảm đau sỏi bàng quang hiệu quả

24-06-2022

Cách giảm đau sỏi bàng quang là chủ đề đang được quan tâm hiện nay. Những cơn đau nhức ở bàng quang không chỉ gây khó chịu cho cơ thể mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau sỏi bàng quang thì đừng bỏ qua bài viết này.

Biểu hiện của cơn đau sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang

được hình thành là do khoáng chất hoặc muối acid trong nước tiểu và không được đào thải hết, lâu dần chúng kết tinh lại tạo thành sỏi. 

Những người bị sỏi bàng quang giai đoạn đầu thường không cảm nhận được bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể. Nhưng nếu kích thước và số lượng sỏi gia tăng, khi bàng quang co bóp sẽ bị cọ xát với sỏi, làm cho bàng quang bị tổn thương, xước, thậm chí là chảy máu. 

Các triệu chứng của cơn đau sỏi bàng quang có thể kể đến như: đau quặn vùng lưng và bụng dưới, tiểu khó, đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu ra máu, sốt, ớn lạnh,... Nếu viên sỏi nhỏ hoặc vừa thì chỉ gây đau nhẹ âm ỉ vùng thắt lưng, hông và bụng dưới. Nếu sỏi ở bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo gây đau buốt kèm theo bí tiểu. Trong trường hợp sỏi phát triển thành những viên sỏi to hơn thì bạn sẽ cảm thấy đau đớn khi ngồi hoặc thay đổi tư thế đột ngột là do áp lực chèn ép của sỏi lên các khu vực mô xung quanh bàng quang. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Cơn đau sỏi bàng quang khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, đau buốt, khó chịu, gây ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt đời sống, sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

cách giảm đau sỏi bàng quang

Đau quặn bụng dưới khi bị sỏi bàng quang

5 cách giảm đau sỏi bàng quang hiệu quả

Thực tế cứ 10 người sẽ có một người bị sỏi bàng quang và hiện nay, con số này vẫn đang có dấu hiệu gia tăng. Tuy hầu hết 90% sỏi có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu, nhưng khi có cơn đau sỏi bàng quang, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế tin cậy để được cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có xảy ra. 

Dưới đây là 5 cách giảm đau sỏi bàng quang hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng:

Uống nhiều nước

70% cơ thể là nước. Chính vì vậy, nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Theo một phân tích tổng hợp vào năm 2015 của Liên đoàn Bệnh thận Quốc gia Hoa Kỳ (National Kidney Foundation), những người uống đủ nước từ 2 đến 2,5 lít/ ngày có nguy cơ bị sỏi thấp hơn đến 50% so với đối tượng còn lại. 

Việc uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên giúp đào thải các cặn chất và độc tố có hại ra ngoài cơ thể, đào thải sỏi, đồng thời tránh tích tụ phát triển thành sỏi to và ngăn ngừa hình thành những viên sỏi mới.

Cách giảm đau sỏi thận bằng rượu vang và bia

Rượu vang có chứa các chất chống oxy hóa rất có lợi cho hệ tiết niệu. Ngoài ra, bia cũng là 1 thức uống có khả năng lợi tiểu, góp phần đẩy sỏi ra ngoài. Do đó, người bệnh có thể uống một lượng bia hoặc rượu vang vừa phải mỗi ngày để hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa sỏi bàng quang tiến triển.

Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên uống tối đa 350ml bia hoặc 150ml rượu vang mỗi ngày.

Chườm nóng và tắm bồn là cách giảm đau sỏi bàng quang nhanh chóng

Chườm nóng và tắm bồn là hai phương pháp sử dụng nhiệt để giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, thư giãn các cơ đang căng cứng vì cơn đau. Bên cạnh đó, áp dụng cách này cũng khiến tinh thần người bệnh trở nên thoải mái, dễ chịu hơn.

cách giảm đau sỏi bàng quang

Chườm nóng giúp cắt cơn đau sỏi bàng quang nhanh chóng

Chườm nóng: Người bệnh có thể sử dụng túi giữ nhiệt, túi sưởi hoặc 1 chai nước ấm và chườm lên bụng khoảng 20 phút hoặc hơn cho đến khi cơn đau thuyên giảm hẳn.

Tắm bồn nước ấm với muối Epsom: Người bệnh chuẩn bị bồn tắm nước ấm hòa cùng chút muối Epsom hay còn gọi là muối magie sulfat và ngâm mình trong đó khoảng 5-7 phút hoặc hơn để giúp cơn đau thuyên giảm cũng như giúp cơ thể thư giãn. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp giảm đau và khó chịu tạm thời, không mang lại kết quả lâu dài.

Cách giảm đau sỏi bàng quang bằng thuốc thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều bệnh nhanh và là cách giảm đau sỏi bàng quang nhanh nhất. Một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng mà không cần kê đơn như ibuprofen, paracetamol hoặc naproxen. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp cùng một số loại thuốc khác theo sự chỉ dẫn của bác sĩ giúp giảm đau sỏi bàng quang và giúp sỏi đào thải ra ngoài.

cách giảm đau sỏi bàng quang

Sử dụng thuốc giảm đau là lựa chọn của nhiều bệnh nhân

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với các viên sỏi nhỏ và phương án mang tính chất tạm thời. Nếu thuốc không giúp cơn đau thuyên giảm thì rất có thể viên sỏi to lên hoặc bị mắc kẹt trong đường tiết niệu. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện ngay để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Phẫu thuật tán sỏi nội soi giúp giảm cơn đau triệt để và hiệu quả

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật tán sỏi nội soi được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn để cắt cơn đau sỏi bàng quang một cách triệt để nhất. Để thực hiện phương pháp, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi đi ngược từ lỗ tiểu lên bàng quang, tiếp cận với sỏi, sử dụng tia laser công nghệ cao phá vỡ sỏi thành vụn nhỏ, sau đó hút ra bên ngoài. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này là làm sạch sỏi trong bàng quang mà không mổ xẻ, không gây đau đớn, tốc độ hồi phục nhanh, không làm ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận và có thể xuất viện từ 1 - 3 ngày.

Khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân nên lựa chọn các bệnh viện lớn, uy tín, đáng tin cậy, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn giỏi để điều trị. Điển hình như Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc

cũng là nơi được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để

điều trị sỏi tiết niệu

nói chung và sỏi bàng quang nói riêng. cách giảm đau sỏi bàng quang

Phẫu thuật tán sỏi nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Để được tư vấn điều trị sỏi bàng quang hiệu quả nhất, vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay