Hiện tượng buồn nôn khi đói là tình trạng có thể thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy do đâu mà xuất hiện tình trạng buồn nôn khi đói và phải làm thế nào để khắc phục?
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn khi đói
Cảm giác buồn nôn khi đói xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau đây:
Do chứng đau nửa đầu gây ra
Do cơ thể bị hạ đường huyết
Do chứng trào ngược dạ dày
Do sử dụng thuốc khi đói
Do thói quen ăn uống không điều độ
Buồn nôn khi đói có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nào?
Buồn nôn khi đói, đói bụng nhưng ăn vào buồn nôn thường cảnh báo 3 loại bệnh lý sau đây:
Viêm loét dạ dày tá tràng
Nếu xuất hiện triệu chứng buồn nôn trong khi đói bụng, rất có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày và tá tràng, như viêm loét dạ dày tá tràng.
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể hiểu là lớp màng bảo vệ của dạ dày bị bào mòn. Khi bệnh diễn biến nặng hơn có thể sẽ gây hỏng lớp cơ ở niêm mạc tá tràng.
Nếu biểu hiện buồn nôn lúc đói diễn ra thường xuyên, kèm theo các triệu chứng như đau bụng, rát bụng, ợ nóng, ợ hơi… thì bạn cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Tránh để lại biến chứng nguy hiểm về sau.
Viêm trực tràng
Bệnh lý viêm trực tràng thường xảy ra ở các đối tượng hay sử dụng các chất cồn như bia, rượu. Hoặc các chất kích thích như thuốc lá, ma túy và hay ăn thực phẩm cay nóng.
Khi mắc phải viêm trực tràng, người bệnh thường có các biểu hiện như buồn nôn, đau ở bụng trái. Hoặc đi ngoài ra máu kèm theo đó là sốt cao.
Nếu không được điều trị nhanh chóng, tình trạng bệnh có thể diễn biến nặng hơn. Thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản
Ngoài 2 bệnh lý nêu trên còn có thêm một căn bệnh khác gây cảm giác buồn nôn lúc đói chính là trào ngược dạ dày thực quản.
Khi mắc phải hội chứng trào ngược dạ dày, người bệnh luôn cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là buồn nôn khi đói. Ngoài ra còn có một số triệu chứng đi kèm như ợ hơi, ợ nóng, tức ngực, khản cổ và khó nuốt thức ăn.
Khi nào bạn cần đi khám?
Nếu xuất hiện các triệu chứng sau, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng, tránh dùng thuốc uống tự điều trị tại nhà:
Buồn nôn và nôn kéo dài
Buồn nôn kèm đau bụng
Buồn nôn kèm sốt cao
Buồn nôn nhưng không nôn được
Đói bụng nhưng ăn vào lại buồn nôn
Buồn nôn kèm theo tức ngực, khó thở, ợ nóng hoặc ợ hơi
Cách khắc phục hiện tượng buồn nôn khi đói
Khi tình trạng buồn nôn diễn ra thường xuyên, cần tới bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và theo dõi. Ngoài ra, các bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều sau đây để cải thiện bệnh lý trên:
Ăn đủ các bữa trong ngày. Đặc biệt là bữa sáng nên ăn các loại thực phẩm nhẹ, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đủ chất cho cơ thể.
Sau khi ăn nên đi lại nhẹ nhàng để cơ thể dễ tiêu. Không nên nằm xuống ngay khi vừa ăn xong.
Nên tập thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể và đầu óc được nghỉ ngơi.
Giữ thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Nói không với các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
Hạn chế tối đa việc ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Và các loại bánh kẹo ngọt nhiều đường.
Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể thêm khỏe mạnh.
Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống để điều trị triệu chứng. Tốt hơn hết hãy đến ngay các cơ sở y tế và bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và tuân thủ theo yêu cầu của các bác sĩ chuyên khoa.
Mẹo cải thiện triệu chứng buồn nôn khi đói
Nếu tình trạng buồn nôn ở mức nhẹ, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện triệu chứng buồn nôn tại nhà:
Ngậm gừng tươi hoặc uống trà gừng: Gừng là một vị thuốc tự nhiên giúp làm giảm tình trạng buồn nôn. Ngậm lát gừng hoặc uống ngụm trà gừng mật ong ấm để làm dịu cảm giác
buồn nôn.
Bạc hà: Ngoài gừng ra thì bạc hà cũng là một phương thuốc trị chứng buồn nôn hiệu quả. Khi xuất hiện cảm giác buồn nôn, hãy ngậm một viên kẹo bạc hà hoặc sử dụng tinh dầu bạc hà để thoa lên các vị trí như cổ tay, sau gáy. Lúc này, cảm giác buồn nôn sẽ dịu đi nhanh chóng.
Uống trà hoa cúc: Hoa cúc là một bài thuốc dân gian có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Trong hoa cúc có chứa các chất an thần. Giúp người bệnh giảm đau, thư giãn, đẩy lùi chứng buồn nôn.
Thư giãn cơ thể: Nếu xuất hiện cảm giác buồn nôn, bạn đừng cố gắng ăn ngay mà hãy thả lỏng cơ thể trong giây lát. Nếu đang ở trong nhà, hãy mở các cửa sổ để không gian được thông thoáng, tránh ngột ngạt, bí bách.
Giải đáp các vấn đề về hiện tượng buồn nôn khi đói
Buồn nôn khi đói có phải mang thai
Nhiều người thắc mắc không biết liệu buồn nôn khi đói có phải mang thai hay không. Điều này không thể chắc chắn được bởi buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Để kiểm tra xem liệu bạn có phải đang có thai hay không, hãy quan sát những thay đổi bất thường khác của cơ thể. Dùng que thử thai để kiểm tra sau 7-10 ngày quan hệ. Nên dùng que thử vào lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy để có kết quả chuẩn xác nhất.
Nhiều mẹ bầu buồn nôn khi đói ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là một hiện tượng khá bình thường. Sau giai đoạn ốm nghén này, tình trạng buồn nôn sẽ dần biến mất. Hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để cả thai nhi và mẹ bầu luôn được khỏe mạnh.
Đói bụng nhưng ăn vào buồn nôn
Hiện tượng đói bụng nhưng ăn vào buồn nôn xảy ra khá phổ biến. Nếu xuất hiện triệu chứng này, có khả năng là bạn đang gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa. Nếu có các biểu hiện đi kèm như chướng bụng, ợ hơi, tức ngực… thì rất có thể bạn đã mắc phải bệnh trào ngược dạ dày.
Để chắc chắn hơn, hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ nội soi và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được
Vì sao nhiều người lại có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được? Hiện tượng này xảy ra khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như do cơ thể căng thẳng, lo âu, do bị mất nước, do bị hạ đường huyết hoặc do chứng đau nửa đầu. Đây là một dấu hiệu bệnh khá nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan.
Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ khám tiêu hóa uy tín tại thủ đô Hà Nội
Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những địa điểm khám chữa bệnh uy tín và chuyên nghiệp tại thủ đô Hà Nội. Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai Trung tâm tiêu hóa được đầu tư mạnh mẽ về đội ngũ bác sĩ và trang thiết bị máy móc:
– Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn: TS. BS Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa đầu ngành với với hơn 40 năm kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai; Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ kế cận được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
– Áp dụng công nghệ nội soi hiện đại, sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến – tích hợp công nghệ NBI thế hệ mới, giúp quan sát được những tổn thương nhỏ nhất, chẩn đoán ung thư sớm.
– Áp dụng những phương pháp nội soi hiện đại nhất hiện nay như nội soi gây mê, nội soi viên nang với những ưu điểm vượt trội giúp quan sát những tổn thương rất nhỏ. Với những phương pháp nội soi tiên tiến,người bệnh sẽ không còn cảm giác đau đớn, khó chịu khi thực hiện.
– Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn
– Với nội soi gây mê, bệnh nhân sẽ được khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.
– Không gian bệnh viện rộng rãi, sạch sẽ. Bệnh nhân được trải nghiệm nhiều tiện ích hấp dẫn từ bệnh viện khách sạn 5*
– Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo với bệnh nhân; thủ tục thăm khám nhanh gọn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng sức khỏe hoặc cần giải đáp vấn đề buồn nôn khi đói, hãy nhấc điện thoại lên và liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Hiện tượng buồn nôn khi đói là tình trạng có thể thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy do đâu mà xuất hiện tình trạng buồn nôn khi đói và phải làm thế nào để khắc phục?
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn khi đói
Cảm giác buồn nôn khi đói xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau đây:
Do chứng đau nửa đầu gây ra
Do cơ thể bị hạ đường huyết
Do chứng trào ngược dạ dày
Do sử dụng thuốc khi đói
Do thói quen ăn uống không điều độ
Buồn nôn khi đói có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nào?
Buồn nôn khi đói, đói bụng nhưng ăn vào buồn nôn thường cảnh báo 3 loại bệnh lý sau đây:
Viêm loét dạ dày tá tràng
Nếu xuất hiện triệu chứng buồn nôn trong khi đói bụng, rất có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày và tá tràng, như viêm loét dạ dày tá tràng.
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể hiểu là lớp màng bảo vệ của dạ dày bị bào mòn. Khi bệnh diễn biến nặng hơn có thể sẽ gây hỏng lớp cơ ở niêm mạc tá tràng.
Nếu biểu hiện buồn nôn lúc đói diễn ra thường xuyên, kèm theo các triệu chứng như đau bụng, rát bụng, ợ nóng, ợ hơi… thì bạn cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Tránh để lại biến chứng nguy hiểm về sau.
Viêm trực tràng
Bệnh lý viêm trực tràng thường xảy ra ở các đối tượng hay sử dụng các chất cồn như bia, rượu. Hoặc các chất kích thích như thuốc lá, ma túy và hay ăn thực phẩm cay nóng.
Khi mắc phải viêm trực tràng, người bệnh thường có các biểu hiện như buồn nôn, đau ở bụng trái. Hoặc đi ngoài ra máu kèm theo đó là sốt cao.
Nếu không được điều trị nhanh chóng, tình trạng bệnh có thể diễn biến nặng hơn. Thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản
Ngoài 2 bệnh lý nêu trên còn có thêm một căn bệnh khác gây cảm giác buồn nôn lúc đói chính là trào ngược dạ dày thực quản.
Khi mắc phải hội chứng trào ngược dạ dày, người bệnh luôn cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là buồn nôn khi đói. Ngoài ra còn có một số triệu chứng đi kèm như ợ hơi, ợ nóng, tức ngực, khản cổ và khó nuốt thức ăn.
Khi nào bạn cần đi khám?
Nếu xuất hiện các triệu chứng sau, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng, tránh dùng thuốc uống tự điều trị tại nhà:
Buồn nôn và nôn kéo dài
Buồn nôn kèm đau bụng
Buồn nôn kèm sốt cao
Buồn nôn nhưng không nôn được
Đói bụng nhưng ăn vào lại buồn nôn
Buồn nôn kèm theo tức ngực, khó thở, ợ nóng hoặc ợ hơi
Cách khắc phục hiện tượng buồn nôn khi đói
Khi tình trạng buồn nôn diễn ra thường xuyên, cần tới bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và theo dõi. Ngoài ra, các bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều sau đây để cải thiện bệnh lý trên:
Ăn đủ các bữa trong ngày. Đặc biệt là bữa sáng nên ăn các loại thực phẩm nhẹ, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đủ chất cho cơ thể.
Sau khi ăn nên đi lại nhẹ nhàng để cơ thể dễ tiêu. Không nên nằm xuống ngay khi vừa ăn xong.
Nên tập thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể và đầu óc được nghỉ ngơi.
Giữ thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Nói không với các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
Hạn chế tối đa việc ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Và các loại bánh kẹo ngọt nhiều đường.
Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể thêm khỏe mạnh.
Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống để điều trị triệu chứng. Tốt hơn hết hãy đến ngay các cơ sở y tế và bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và tuân thủ theo yêu cầu của các bác sĩ chuyên khoa.
Mẹo cải thiện triệu chứng buồn nôn khi đói
Nếu tình trạng buồn nôn ở mức nhẹ, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện triệu chứng buồn nôn tại nhà:
Ngậm gừng tươi hoặc uống trà gừng: Gừng là một vị thuốc tự nhiên giúp làm giảm tình trạng buồn nôn. Ngậm lát gừng hoặc uống ngụm trà gừng mật ong ấm để làm dịu cảm giác
buồn nôn.
Bạc hà: Ngoài gừng ra thì bạc hà cũng là một phương thuốc trị chứng buồn nôn hiệu quả. Khi xuất hiện cảm giác buồn nôn, hãy ngậm một viên kẹo bạc hà hoặc sử dụng tinh dầu bạc hà để thoa lên các vị trí như cổ tay, sau gáy. Lúc này, cảm giác buồn nôn sẽ dịu đi nhanh chóng.
Uống trà hoa cúc: Hoa cúc là một bài thuốc dân gian có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Trong hoa cúc có chứa các chất an thần. Giúp người bệnh giảm đau, thư giãn, đẩy lùi chứng buồn nôn.
Thư giãn cơ thể: Nếu xuất hiện cảm giác buồn nôn, bạn đừng cố gắng ăn ngay mà hãy thả lỏng cơ thể trong giây lát. Nếu đang ở trong nhà, hãy mở các cửa sổ để không gian được thông thoáng, tránh ngột ngạt, bí bách.
Giải đáp các vấn đề về hiện tượng buồn nôn khi đói
Buồn nôn khi đói có phải mang thai
Nhiều người thắc mắc không biết liệu buồn nôn khi đói có phải mang thai hay không. Điều này không thể chắc chắn được bởi buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Để kiểm tra xem liệu bạn có phải đang có thai hay không, hãy quan sát những thay đổi bất thường khác của cơ thể. Dùng que thử thai để kiểm tra sau 7-10 ngày quan hệ. Nên dùng que thử vào lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy để có kết quả chuẩn xác nhất.
Nhiều mẹ bầu buồn nôn khi đói ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là một hiện tượng khá bình thường. Sau giai đoạn ốm nghén này, tình trạng buồn nôn sẽ dần biến mất. Hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để cả thai nhi và mẹ bầu luôn được khỏe mạnh.
Đói bụng nhưng ăn vào buồn nôn
Hiện tượng đói bụng nhưng ăn vào buồn nôn xảy ra khá phổ biến. Nếu xuất hiện triệu chứng này, có khả năng là bạn đang gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa. Nếu có các biểu hiện đi kèm như chướng bụng, ợ hơi, tức ngực… thì rất có thể bạn đã mắc phải bệnh trào ngược dạ dày.
Để chắc chắn hơn, hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ nội soi và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được
Vì sao nhiều người lại có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được? Hiện tượng này xảy ra khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như do cơ thể căng thẳng, lo âu, do bị mất nước, do bị hạ đường huyết hoặc do chứng đau nửa đầu. Đây là một dấu hiệu bệnh khá nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan.
Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ khám tiêu hóa uy tín tại thủ đô Hà Nội
Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những địa điểm khám chữa bệnh uy tín và chuyên nghiệp tại thủ đô Hà Nội. Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai Trung tâm tiêu hóa được đầu tư mạnh mẽ về đội ngũ bác sĩ và trang thiết bị máy móc:
– Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn: TS. BS Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa đầu ngành với với hơn 40 năm kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai; Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ kế cận được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
– Áp dụng công nghệ nội soi hiện đại, sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến – tích hợp công nghệ NBI thế hệ mới, giúp quan sát được những tổn thương nhỏ nhất, chẩn đoán ung thư sớm.
– Áp dụng những phương pháp nội soi hiện đại nhất hiện nay như nội soi gây mê, nội soi viên nang với những ưu điểm vượt trội giúp quan sát những tổn thương rất nhỏ. Với những phương pháp nội soi tiên tiến,người bệnh sẽ không còn cảm giác đau đớn, khó chịu khi thực hiện.
– Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn
– Với nội soi gây mê, bệnh nhân sẽ được khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.
– Không gian bệnh viện rộng rãi, sạch sẽ. Bệnh nhân được trải nghiệm nhiều tiện ích hấp dẫn từ bệnh viện khách sạn 5*
– Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo với bệnh nhân; thủ tục thăm khám nhanh gọn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng sức khỏe hoặc cần giải đáp vấn đề buồn nôn khi đói, hãy nhấc điện thoại lên và liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc