Cảnh báo 5 biến chứng của sỏi niệu quản vô cùng nguy hiểm

Cảnh báo 5 biến chứng của sỏi niệu quản vô cùng nguy hiểm

29-06-2022

Sỏi niệu quản nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng của sỏi niệu quản có thể đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Vì thế, phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.

Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là 1 đường ống dài khoảng 25cm dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, càng xuống cuối niệu quản càng hẹp lại. Sỏi niệu quản là sỏi thường di chuyển từ thận xuống niệu quản, dạng nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Sỏi nằm trong lòng niệu quản và gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Do sự tắc nghẽn này mà thận bị ứ đọng nước tiểu và gây ra các biến chứng.

Sỏi có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của niệu quản nhưng hay gặp nhất là 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản:

  • Đoạn nối thận vào niệu quản

  • Đoạn nối niệu quản vào bàng quang

  • Đoạn niệu quản nằm phía trước động mạch chậu.

Số lượng thường là 1 viên, đôi khi nhiều viên hay thành một chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản có sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên dãn to, đoạn niệu quản dưới teo nhỏ, chít hẹp….

Khi sỏi mới hình thành, sỏi chưa gây triệu chứng và các biến chứng, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 năm. Giai đoạn này chưa có các triệu chứng hay triệu chứng rất mờ nhạt, người bệnh thường không để ý. Nếu phát hiện và điều trị nội khoa có hiệu quản đến 80%.

bien-chung-cua-soi-nieu-quan Hình ảnh mình hoại sỏi niệu quản

Đặc điểm của sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản là một dạng của sỏi đường tiết niệu, với các đặc điểm sau đây:

  • Phần lớn là do sỏi thận theo đường nước tiểu di chuyển xuống, một số ít sỏi tự hình thành khi bị sẹo niệu quản, niệu quản bị chít hẹp…

  • Niệu quản có chiều dài khoảng 25–30cm, đường kính khoảng 2–4mm và sỏi thường xuất hiện ở 3 vị trí hẹp của niệu quản: 1/3 niệu quản trên (đoạn tiếp nối giữa bể thận và niệu quản), 1/3 niệu quản giữa (nơi niệu quản bắt chéo qua bó mạch chậu), 1/3 niệu quản dưới (đoạn tiếp nối giữa niệu quản và bàng quang, ở trong thành bàng quang). Sỏi nằm ở niệu quản dưới chiếm tỷ lệ khoảng 70–75% các trường hợp sỏi niệu quản.

  • Sỏi thường có hình bầu dục, bề mặt xù xì, đường kính trên dưới 1cm. Một số ít trường hợp sỏi có nhiều hơn 1 viên hoặc xếp thành chuỗi dọc theo niệu quản.

Biến chứng sỏi niệu quản chớ nên coi thường

Khi các triệu chứng sỏi niệu quản xuất hiện, bạn cần điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Ứ nước tại thận, niệu quản: sỏi niệu quản có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu, gây ứ nước tại thận với các mức độ khác nhau.

  • Viêm đường tiết niệu: khi để lâu ngày, sỏi gây tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh trú ngụ và sinh sôi.

  • Viêm bể thận cấp tính và mạn tính: sỏi niệu quản gây ứ nước, nhiễm khuẩn ở nhiều vị trí. Thêm vào đó, các tế bào thận bị tổn thương cũng khiến đài thận viêm nhiễm, tạo ra tình trạng viêm bể thận cấp hoặc mạn tính.

  • Thận ứ mủ, viêm thận: tắc nghẽn đường tiết niệu, thận ứ nước kéo dài làm tích tụ nhiều độc tố tại cơ quan này. Nếu không được cấp cứu kịp thời, thận sẽ bị ứ mủ và viêm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Suy thận cấp, mạn tính: Trong trường hợp mức độ tổn thương thận trên 75% thì khả năng hồi phục rất khó, bệnh nhân thường sẽ phải

    chạy thận nhân tạo

    hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Thận ứ nước là biến chứng của sỏi niệu quản nếu để lâu không chữa

Sỏi niệu quản nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, cần thăm khám và điều trị sớm nếu có bất thường. 

Khách hàng có thể đăng ký để nhận tư vấn, khám và điều trị sỏi niệu quản tại đây:

Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa với thuốc: là điều trị hỗ trợ để đưa sỏi ra ngoài theo đường tự nhiên.

Điều trị can thiệp

Đối với các trường hợp không có khả năng điều trị nội khoa hay điều trị nội khoa 2 tuần mà sỏi không tự ra ngoài theo đường tiểu thì người bệnh nên nhập viện để được can thiệp, tránh để lâu gây nhiều biến chứng.

Đa số sỏi niệu quản có kích thước nhỏ nhỏ nên các biện pháp can thiệp hiện đại được các bác sĩ thực hiện nhẹ nhàng và ít biến chứng sau can thiệp. Các biện pháp can thiệp điều trị sỏi niệu quản:

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả cao
  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Là phương pháp sử dụng sóng xung kích hội tụ tác động từ bên ngoài cơ thể tập trung tại vùng có sỏi. Trong khoảng thời gian 7-15 ngày, các mảnh sỏi vụn sẽ tự thoát ra qua niệu quản, xuống bàng quang và theo đường tiểu ra ngoài.

  • Tán sỏi qua da: Bác sĩ đưa đầu tán qua một lỗ mở nhỏ (đường hầm) trên da, đi vào thận sau đó xuống niệu quản để tán sỏi.  Cũng qua đường hầm này, bác sĩ đặt một ống thông thận giúp việc chụp kiểm tra sau mổ. Ống thông này sẽ được rút ra sau 24 – 48 giờ.

  • Tán sỏi ngược dòng: Bác sĩ đưa máy soi kèm đầu tán theo đường niệu đạo vào bàng quang, sau đó lên tới niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi. Sau đó sử dụng năng lượng khí nén hoặc laser để phá vỡ viên sỏi và bơm rửa và gắp để lấy hết vụn sỏi ra ngoài. Đây là phương tối ưu nhất và cũng đòi hỏi kỹ thuật cao của người bác sĩ.

    Tán sỏi ngược dòng qua ống nội soi mềm

    là kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn trong điều trị bệnh lý sỏi đường tiết niệu. Kỹ thuật này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận và giúp người bệnh hồi phục nhanh. Người bệnh có thể ra viện sau 1 - 2 ngày. Với phương pháp này, người bệnh sẽ không có vết mổ - mọi thao tác được thực hiện qua đường tự nhiên.

  • Phẫu thuật lấy sỏi nội soi: Nội soi qua ổ bụng hay khoang sau phúc mạc để lấy sỏi.

  • Phẫu thuật hở để lấy sỏi: Thường áp dụng khi sỏi quá to hoặc người bệnh đã có nhiều biến chứng nhiễm trùng nặng.

  • Phẫu thuật cắt thận: Bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật này khi sỏi gây biến chứng làm thận mất hoàn toàn chức năng, gây đau và nhiễm khuẩn.

Biện pháp phòng ngừa sỏi niệu quản

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc sỏi niệu quản bằng cách:

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: Đối với người bệnh có tiền sử sỏi thận, bạn nên thải ra ngoài cơ thể khoảng 2,5 lít nước tiểu mỗi ngày. Nước tiểu màu vàng nhạt và trong là dấu hiệu cơ thể đã được cung cấp đủ nước.

  • Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi oxalat như phô mai, sữa, nước chè đặc, củ cải, đậu bắp.

  • Hạn chế ăn muối, protein động vật: Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên giảm lượng muối, chọn nguồn đạm có nguồn gốc từ thực vật như nấm, các loại đậu…

  • Cẩn trọng khi bổ sung canxi: Canxi trong thức ăn thường không ảnh hưởng tới nguy cơ sỏi thận. Do đó, bạn vẫn có thể tiếp tục bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, chỉ trừ các trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên. Vì khi cơ thể bị thiếu canxi rất dễ dẫn tới các bệnh lý liên quan tới xương khớp.

**Lưu ý:

 Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY

 để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay