Suốt 3 năm, chị L.T.T.L (47 tuổi) phải gồng mình chịu đựng cơn đau bả vai dữ dội, đến mức mất ăn mất ngủ, sức khỏe suy kiệt. Dù đã đi khắp nơi, từ Bắc vào Nam, thử qua đủ phương pháp Đông y lẫn Tây y, bệnh tình của chị vẫn không thuyên giảm.
Chỉ đến khi đến Bệnh viện Hồng Ngọc, chị mới ngỡ ngàng khi lần đầu tiên được chẩn đoán đúng căn bệnh “viêm điểm bám gân xương bả vai” - điều mà suốt 3 năm qua chưa một nơi nào phát hiện ra.
Chị L.T.T.L (47 tuổi) chịu đựng 3 năm đau bả vai dai dẳng, dù đã điều trị từ Bắc - Nam
Càng chữa càng đau, bất ngờ với chẩn đoán sai sau nhiều năm điều trị
Trong suốt hành trình từ Bắc vào Nam, chị L đã không ngừng tìm kiếm những giải pháp điều trị khác nhau với hy vọng thoát cơn đau bả vai dai dẳng. Mặc dù thăm khám nhiều bệnh viện nhưng đều được kết luận các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, chèn ép dây thần kinh hoặc vấn đề về cơ... mọi chẩn đoán đều khiến chị thêm hoang mang khi điều trị mãi không đỡ. Ba năm trời điều trị sai hướng, cơn đau không những không thuyên giảm mà còn kéo theo sức khỏe và tinh thần chị ngày càng sa sút.
Tưởng chừng không còn hy vọng, chị L đến Bệnh viện Hồng Ngọc và vô cùng ngạc nhiên khi được chẩn đoán mắc “viêm điểm bám gân xương bả vai phải” – một bệnh lý chưa từng được nhắc đến trong suốt quá trình khám trước đây.
Chia sẻ về cơn đau dai dẳng, chị L tâm sự: “Đau lắm, như bị đấm mạnh vào vai vậy. Cảm giác châm chích liên tục, cả ngày lẫn đêm khiến chị không tài nào ngủ được. Có bác sĩ còn khuyên chị chữa cơ, nhưng càng chữa thì cơ càng viêm, cơn đau càng khủng khiếp hơn”.
Truy vết ra bệnh lý “viêm điểm bám gân xương bả vai” từ những triệu chứng dễ nhầm lẫn
Sau khi nhận chẩn đoán “viêm điểm bám gân xương bả vai”, chị L được ThS.BS Trần Thị Kim Chuẩn (Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Hồng Ngọc) giải thích chi tiết về tình trạng của mình. Bác sĩ Chuẩn nhấn mạnh: “Cơn đau bả vai có thể do nhiều nguyên nhân như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay hội chứng cổ vai tay, nên việc chẩn đoán sai khá phổ biến. Sau khi xem xét bệnh sử và thăm khám kỹ, bác sĩ phát hiện cơn đau tập trung tại điểm bám gân, với cảm giác đau nhói khi ấn vào – dấu hiệu điển hình của viêm gân. Kết quả siêu âm cho thấy gân bả vai phải dày hơn bình thường và bị viêm, xác định nguyên nhân chính gây ra cơn đau dai dẳng của chị L là viêm gân bám vào xương bả vai, điều mà trước đây chưa ai phát hiện".
Kết quả siêu âm cho thấy gân bả vai phải dày hơn và có dấu hiệu viêm so với bên còn lại
Ca bệnh của chị L cho thấy, ngoài thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, việc kết hợp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm là cần thiết, giúp bác sĩ đánh giá rõ ràng hơn tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tiêm PRP - Liệu pháp tự thân không dùng thuốc, chấm dứt ám ảnh đau nhức bả vai suốt 3 năm dài
Với tình trạng viêm điểm bám gân xương bả vai của bệnh nhân, có nhiều phương pháp điều trị. Tuy nhiên, chị L đã trải qua ba năm điều trị đau đớn với nhiều loại thuốc nên giờ đây, chị mong muốn tìm phương pháp điều trị an toàn hơn thay vì tiếp tục dùng thuốc. Vì vậy, bác sĩ Chuẩn đã tư vấn phương pháp tiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) – liệu pháp tự thân hiệu quả và tối ưu nhất. PRP tác động chính xác vào vùng gân viêm, giúp gân lành tự nhiên nhờ các protein tăng trưởng, đồng thời tái tạo tế bào sợi gân bền chặt. Điểm mạnh của PRP là được chiết xuất từ chính máu của bệnh nhân, đảm bảo độ tương thích và an toàn cao. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm mà còn mang lại cho chị L hy vọng mới để thoát khỏi cơn đau dai dẳng.
Có thể bạn quan tâm:
Sau 3 tháng điều trị, chị L đã có những trải nghiệm tích cực. Thay vì sự lo lắng, mệt mỏi trước đây, giờ chị hào hứng chia sẻ: "Đúng thầy đúng bệnh, chị thấy hiệu quả điều trị rõ rệt từng ngày. Sau mũi tiêm PRP đầu tiên, cơn đau vùng bả vai đã giảm tới 50%, sau 3 mũi tiêm gần như chị không còn đau, vận động thoải mái hơn rất nhiều. Sau đó, chị còn áp dụng phương pháp tiêm PRP điều trị thoái hóa khớp gối, kết quả cũng rất khả quan, khiến chị vô cùng hài lòng. Giờ chị đã có thể quay lại cuộc sống trước kia, tự tin tham gia các hoạt động mà trước đây chị phải bỏ lỡ".
Tiêm PRP (huyết tương giảm tiểu cầu) là phương pháp điều trị tối ưu nhất cho tình trạng của chị L
Đau nhức bả vai có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý, dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót. Nếu bị đau và điều trị không hiệu quả, bạn nên đến các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, hạn chế tình trạng đau kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như trường hợp của chị L đã phải chịu đựng suốt 3 năm qua.
KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP- BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
- Hotline: 0889621046
- Bệnh viện ĐK Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Bệnh viện ĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội