Chi tiết a-z bệnh viêm khớp: thăm khám sớm, tránh biến chứng

Chi tiết a-z bệnh viêm khớp: thăm khám sớm, tránh biến chứng

15-06-2022

Không chỉ có người lớn tuổi, viêm khớp đang xuất hiện ngày càng nhiều ở cả những người trẻ. Không phát hiện sớm để chữa trị kịp thời bệnh sẽ kéo dài, có thể dẫn đến những biến chứng và tác hại nguy hiểm. 

Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là tình trạng sưng, đau, nóng hay đỏ tại một hay nhiều vị trí khớp trên cơ thể. Phổ biến là viêm xương khớp (OA-Osteiarrgritis) và viêm khớp dạng thấp (RA-Rheumatoid Arthritis). 

Viêm xương khớp (OA)

Chiếm tỷ lệ lớn nhất, xuất hiện ở hàng triệu người trên thế giới. Nguyên nhân gây bệnh thường do sụn bảo vệ ở các đầu của xương khớp bị phá hủy và mất chức năng khiến các đầu xương va chạm với nhau gây nên tình trạng đau đớn cho người bệnh. 

Triệu chứng thường gặp là đau khớp, cứng khớp và khi di chuyển, đi lại thường gây ra tiếng kêu hay tiếng nổ xuất hiện ở đầu gối, hông và khớp nhỏ của tay. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân béo phì thì tỷ lệ mắc viêm xương khớp lại càng cao. 

viêm khớp Viêm xương khớp xảy ra khi sụn bảo vệ ở các đầu của xương khớp bị phá hủy

Viêm khớp dạng thấp (RA)

Là một bệnh lý rối loạn tự miễn dịch, viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công nhầm vào các mô của cơ thể. 

Không giống như tổn thương hao mòn của viêm xương khớp (OA), viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây đau, sưng và có thể dẫn đến mòn xương, biến dạng khớp. 

Khi bệnh tiến triển xấu, các triệu chứng đau, sưng xuất hiện thường xuyên hơn ở cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. Đặc biệt, phụ nữ thường có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn so với nam giới, nhất là ở độ tuổi ngoài 40. 

Tùy vào dấu hiệu và triệu chứng nên bệnh viêm khớp ở mỗi người là khác nhau. Tuyệt đối không nên sử dụng một loại thuốc hay phương pháp điều trị cho nhiều bệnh nhân. Khi có triệu chứng của bệnh, cần tới thăm khám và nghe chuẩn đoán của bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, khoa học. 

viêm khớp So sánh khớp bình thường với viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp có những loại nào?

Ngoài viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA), bệnh viêm khớp còn có các loại phổ biến dưới đây: 

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm, khiến một số xương nhỏ trong cột sống bị dính chồng lên nhau (hợp nhất thành một). Khi bị tình trạng này sẽ khiến cột sống kém linh hoạt và dẫn đến tư thế gập người về phía trước do cột sống bị rút ngắn lại. Ngoài ra, những cơ quan khác như mắt cũng có thể bị viêm theo. 

Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp cao hơn nữ giới. Thường gặp ở người cuối tuổi vị thành niên, đầu tuổi trưởng thành hoặc do gen di truyền. 

Hiện tại, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị đúng đắn sẽ làm giảm triệu chứng cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. 

Bệnh gút 

Hay còn gọi là bệnh thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận gây ra, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Với người mắc bệnh gút, lượng axit uric được tích tụ trong máu quá cao, những tinh thể nhỏ axit uric được hình thành. Những tinh thể nhỏ axit uric được hình thành và tập trung chủ yếu ở khớp, gây viêm, sưng, đau đớn cho người bệnh. 

Người mắc bệnh gút thường xuyên bị đau đớn đột ngột, dữ dội giữa đêm kèm theo sưng đỏ và nóng ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái và các vị trí khớp khác như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, … 

Những đối tượng có nguy cơ cao bị gút là: 

  • Thừa cân – béo phì

  • Tăng huyết áp

  • Lạm dụng rượu bia

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu

  • Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và hải sản

  • Chức năng thận kém

viêm khớp Hàm lượng lớn tinh thể Uric tích tụ gây viêm khớp

Viêm khớp tự phát thiếu niên

Giống như tên gọi, viêm khớp tự phát thiếu niên xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 16 tuổi và thường không xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh là gì. Bệnh hiếm gặp, trẻ bị thường kéo dài trong vài tháng, nhưng cũng có những trường hợp đến tuổi trưởng thành, thậm chí là suốt phần đời còn lại. 

Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên vẫn chưa rõ, nhưng bệnh này có khuynh hướng di truyền cũng như tự miễn và tự viêm. Tuy ít gặp nhưng không có nghĩa bệnh này không nguy hiểm. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra sưng đau khớp và làm chậm quá trình phát triển hệ vận động của trẻ. 

Viêm khớp vảy nến

Đây là một căn bệnh tự miễn, thường xảy ra với những bệnh nhân bị bệnh vảy nến. Thông thường, khoảng 10-30% bệnh nhân bị bệnh vảy nến sẽ bị bệnh này kèm theo. 

Nguyên nhân chính xác mắc bệnh viêm khớp vảy nến vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vảy nến: 

  • Di truyền: Trong số những bệnh nhân mắc viêm khớp vẩy nến thì có đến 40% trường hợp có tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến hoặc viêm khớp.

  • Do yếu tố môi trường: Tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, vi khuẩn, nhiễm virus, …

  • Tuổi tác: Ở độ tuổi 30-50 thì cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vảy nến như nhau. 

Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng thường gặp ở các khớp ở hai chi dưới, cột sống, khớp cùng chậu. Ở độ tuổi 20-40 tuổi là dễ mắc bệnh viêm khớp phản ứng nhất, nhất là với nam giới. 

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp phản ứng được xác định do một số bộ phận của cơ thể như ruột, đường tiết niệu, bộ phận sinh dục bị nhiễm trùng. Triệu chứng đau và sưng thường xuất hiện ở khớp gối, khớp mắt cá chân và bàn chân. 

So với những loại bệnh viêm khớp khác, nếu có phác đồ điều trị đúng đắn và khoa học thì các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ chấm dứt trong vòng 12 tháng. 

viêm khớp Viêm khớp phản ứng phổ biến ở nam giới

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn, virus từ một bộ phận khác trên cơ thể hoặc từ vết thương sâu bên ngoài đi qua máu xâm nhập vào khớp gây viêm nhiễm. Những loại vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus, Neisseria gonorrhoeae… là tác nhân của hầu hết các trường hợp viêm ở khớp do nhiễm khuẩn cấp tính. 

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm khớp nhiễm khuẩn: Sốt, sưng, đỏ, đau ở các khớp bị ảnh hưởng, đặc biệt khi di chuyển khớp. Đây là một trong số những bệnh viêm khớp có tốc độ biến chuyển nhanh và mức độ phá hủy sụn, xương dưới sụn cao. Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần phải có giải pháp điều trị kịp thời để bảo vệ xương khớp.

Viêm khớp ngón tay cái 

Một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn gây ra bệnh viêm khớp ngón tay cái như: viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, bị thương hay bị bong gân. Nếu có biểu hiện đau dữ dội và sưng ở khớp ngón tay cái sẽ gây ra các ảnh hưởng lớn cho sức mạnh cũng như phạm vi chuyển động của ngón tay cái, dẫn đến cản trở hoạt động hàng ngày. 

Nếu viêm khớp ngón tay cái do chấn thương mô mềm, biện pháp đơn giản để giảm đau là chườm đá vào chỗ đau nếu thấy sưng. 

Nếu đang trong tình trạng điều trị hội chứng ống cổ tay hoặc mất khả năng cầm nắm, rất có thể bác sĩ sẽ chỉ định đeo nẹp vào ban đêm để ổn định các dây thần kinh bị nén ở cổ tay. 

Còn sau chẩn đoán, nguyên nhân bị viêm khớp ngón tay cái do viêm khớp dạng thấp thì cần có một phác đồ điều trị chuyên biệt từ bác sĩ chuyên khoa. 

Viêm khớp háng

Rất nhiều người gặp phải vấn đề viêm khớp háng, đặc biệt là người cao tuổi. Ở giai đoạn này, lớp sụn ở hai đầu khớp háng bị bào mòn theo thời gian, khiến hai đầu xương nhanh chóng cọ xát vào nhau khi cử động. Thường khi bị viêm khớp háng, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức dữ dội, khó khăn đi lại và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Ngoài tuổi tác, còn một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm khớp háng như: 

  • Chấn thương

  • Thừa cân, béo phì

  • Do bẩm sinh

  • Tiền sử các bệnh về khớp

viêm khớp Người cao tuổi có nguy cơ cao bị viêm khớp háng

Đau cơ xơ hóa 

Đau cơ xơ hóa là một tình trạng gây đau khắp cơ thể, thường gặp ở tuổi trung niên.  Đau cơ xơ hóa hay còn gọi là đau lan rộng, gây khó ngủ, mệt mỏi và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, cảm xúc. Ngoài ra, một số triệu chứng như ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, bàn chân hay các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón cũng có thể xuất hiện. 

Các yếu tố sau có liên quan chặt chẽ đến sự khởi phát của bệnh:

  • Căng thẳng thường xuyên

  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)

  • Chấn thương do chuyển động lặp đi lặp lại

  • Bị bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng mệt mỏi mạn tính

  • Di truyền

  • Thừa cân – béo phì

  • Giới tính: Bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn.

Với tất cả các bệnh về viêm khớp phổ biến trên, dù cấp tính hay mãn tính thì tùy vào tình trạng, triệu chứng và nguyên nhân của bệnh viêm khớp mà mỗi người sẽ có một phác đồ điều trị riêng. Vì vậy, cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa xương khớp để thăm khám và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp 

Di truyền

Những người có khiếm khuyết di truyền ở một trong các gen chịu trách nhiệm tạo sụn dẫn đến sự suy giảm nhanh hơn của các khớp, là nguyên nhân dễ mắc các bệnh về viêm khớp hơn người bình thường. Vì vậy, nếu có bố mẹ hoặc anh chị em trong gia đình mắc các bệnh về viêm khớp thì khả năng rất cao bạn sẽ mắc bệnh lý này. 

Béo phì

Béo phì làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp đầu gối, hông và cột sống. Duy trì trọng lượng lý tưởng (tức là chỉ số BMI nằm trong 18.5 - 24.9) hoặc giảm cân dư thừa có thể giúp ngăn ngừa viêm khớp ở các khu vực này hoặc làm giảm tốc độ tiến triển sau khi đã bị viêm khớp. 

Chấn thương

Những người có tiền sử chấn thương ở khớp gối, lưng, khuỷu tay, … dễ bị viêm khớp tại các vị trí khớp đó dù cho vết thương đã lành. 

Tuổi tác

Tuổi cao đồng nghĩa với việc tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp càng tăng. 

Giới tính

Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn ở phụ nữ ngoài 50 tuổi. Với nữ giới, ở giai đoạn sau mãn kinh sẽ suy giảm estrogen, trong khi đó, estrogen có tác dụng bảo vệ khớp. Vì vậy, ở giai đoạn này nữ giới cũng thường mắc các bệnh viêm khớp. 

Viêm khớp dạng thấp Phụ nữ dễ bị các triệu chứng bệnh viêm khớp hơn nam giới

Đặc thù công việc

Những công việc mang vác nặng, ngồi lâu một chỗ như dân văn phòng, tài xế, … thường có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn. 

Nhiễm khuẩn

Khi một bộ phận nào đó trên cơ thể bị nhiễm khuẩn, virus, vi trùng, … thì chúng sẽ theo máu xâm nhập vào các khớp gây viêm nhiễm và sưng tấy.  

Chế độ ăn uống

Vitamin D là một trong những chất cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện của hệ xương khớp. Thiếu vitamin D, trẻ em có thể mắc các bệnh còi xương, chậm phát triển, cong vẹo cột sống. Người cao tuổi nếu thiếu vitamin D có thể bị loãng xương, thoái hóa khớp. 

Thói quen vận động và sinh hoạt

Lười vận động hay vận động quá sức đều ảnh hưởng xấu đến khớp. Những người phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân cao hơn những phụ nữ khác. 

Hệ thống miễn dịch rối loạn là cơ chế bệnh sinh gây viêm khớp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh về viêm khớp. Tuy nhiên, rối loạn hệ thống miễn dịch được xem là cơ chế sinh bệnh của các bệnh viêm khớp tự miễn, tiêu biểu là viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, … 

Dưới tác động của những yếu tố nguy cơ, chức năng của hệ thống miễn dịch bị rối loạn - tức cơ thể “nhận nhầm” màng hoạt dịch là tác nhân gây bệnh, làm khởi phát quá trình viêm. Điều này được lý giải là do một số protein trong cơ thể bị biến đổi cấu trúc trở thành “protein lạ” gần giống với cấu trúc màng hoạt dịch của khớp, khiến chất lượng dịch khớp bị giảm thiểu và sụn khớp, xương khớp bị tổn thương. 

Do đó, việc tác động vào cơ chế bệnh sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị các bệnh lý viêm khớp nói riêng và bệnh xương khớp nói chung.

5 triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm khớp

Đau khớp

Đau do viêm khớp có thể là không đổi, hoặc nó có thể đến và đi. Cơn đau ảnh hưởng đến một bộ phận, hoặc được cảm nhận ở nhiều bộ phận của cơ thể.

Cứng khớp

Khớp bị cứng, khó vận động khi thức dậy vào buổi sáng. Độ cứng này thường kéo dài trong vài phút nếu đang bị viêm xương khớp. Còn nếu kéo dài hàng giờ đồng hồ thì có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm khớp dạng thấp. 

Khớp sưng

Khớp sưng là một dấu hiệu cho thấy bệnh viêm khớp đang có biểu hiện xấu đi. Các khớp có vẻ sưng to hơn so với bình thường và khi chạm tay vào chỗ khớp bị sưng thì thấy nóng. 

Khớp sưng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu và kéo dài vài ngày. Khi tình trạng bệnh viêm khớp tiến triển xấu, tình trạng sưng, nóng, khó di chuyển cũng xảy ra thường xuyên hơn.

viêm khớp Khớp sưng biểu hiện đặc trưng ở người bệnh viêm khớp

Sốt

Viêm khớp dạng thấp có thể gây sốt cấp thấp. Bị sốt và đau khớp, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm về viêm khớp hoặc nhiễm trùng tiềm ẩn. 

Tê và ngứa ran

Tình trạng viêm khớp có thể gây áp lực lên dây thần kinh dẫn đến tê hoặc cảm giác ngứa ran trong và xung quanh khớp. Cảm giác nóng tỏa ra các bộ phận khác trên cơ thể khi di chuyển khớp. 

Mệt mỏi mãn tính

Một dấu hiệu cảnh báo không rõ ràng về viêm khớp là mệt mỏi mãn tính. Khi khớp bị mòn, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi bất thường. 

Mệt mỏi có thể xảy ra trước khi các dấu hiệu viêm khớp rõ ràng khác bắt đầu. Một số người trải qua sự mệt mỏi kéo dài trong vài ngày thậm chí dài hơn. 

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được đề cập, cần liên hệ với bác sĩ để đặt lịch thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Tránh tự ý chữa trị khi chưa biết rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh để vừa tiền mất và tật vẫn mang nhé. 

Biến chứng nguy hiểm khi bị viêm khớp 

Nhiều người vẫn nghĩ, bệnh viêm khớp đơn giản chỉ gây đau nhức, dùng thuốc giảm đau là ổn. Tuy nhiên, biến chứng mà viêm khớp để lại là vô cùng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng. 

Mất khả năng đi lại và vận động thông thường

Ở giai đoạn đầu mắc bệnh, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách với phương pháp khoa học, người bệnh rất dễ bị những biến chứng nguy hiểm sau này như giảm hoặc mất chức năng vận động thông thường như cầm nắm … và dần ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động. 

Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế

Những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn như teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là bại liệt, tàn phế sẽ xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp.

Các bệnh về tim mạch

Ngoài dạng viêm khớp gây biến chứng tại khớp còn có dạng viêm khớp gây biến chứng tại các cơ quan khác như thấp khớp cấp. Thấp khớp cấp gây tổn thương tai tim, đặc biệt là van tim và đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, thậm chí tử vong nếu lớn tuổi.

Bị viêm khớp khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu viêm khớp ban đầu như sưng, nóng, đỏ, … sẽ xuất hiện ở khu vực khớp bị viêm. Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan, không để tâm và nghĩ bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Điều đó vô cùng nguy hiểm vì để lâu bệnh sẽ tiến triển xấu. 

Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu viêm khớp nào dưới đây, cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời:

  • Khớp đau và cứng đến nhanh chóng mà không có lý do rõ ràng.

  • Khớp đau đi kèm với một cơn sốt.

  • Cơn đau phát triển nhanh chóng và liên quan đến sưng đỏ và cực kỳ đau khớp.

  • Đau và cứng ở cánh tay, chân hoặc lưng sau khi ngồi trong thời gian ngắn hoặc sau một đêm

    ngủ

    .

  • Sưng hoặc đau các khớp trong hơn 2 tuần.

  • Khớp bị hạn chế cử động trong hơn 2 tuần

Chẩn đoán tình trạng bệnh viêm ở khớp 

Chẩn đoán viêm khớp là bước đầu tiên để phục vụ quá trình điều trị bệnh viêm khớp. Sự phát triển của những công nghệ, kỹ thuật hiện đại đã hỗ trợ rất nhiều cho bác sĩ trong quá trình thăm khám. 

Kiểm tra thể chất

Bác sĩ sẽ kiểm tra các khớp bị sưng, đau, đỏ, ấm hoặc mất khả năng di chuyển bằng một số dụng cụ chuyên biệt. Bằng việc kiểm tra thể chất và những quan sát ban đầu, bác sĩ có thể bước đầu xác minh được vấn đề xương khớp của bệnh nhân. 

Chẩn đoán hình ảnh X-quang, CT, MRI

Tia X hỗ trợ rất tốt trong việc mang lại những hình ảnh chi tiết cấu trúc và hình dạng bên trong khớp. Do đó, bác sĩ có thể dễ dàng nhìn ra tình trạng tổn thương của khớp cũng như chẩn đoán đâu là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị viêm khớp. Chụp cắt lớp vi tính (CT) cho phép bác sĩ quan sát được mặt cắt của khớp. 

Hình ảnh CT sẽ chỉ ra được tình trạng xương và các mô mềm xung quanh. Chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh để cho hình ảnh chi tiết của các mô mềm như sụn, gân và dây chằng. 

Nội soi khớp

Nội soi khớp là một loại tiểu phẫu được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các vấn đề với khớp. Một thiết bị nhỏ với một đầu gắn camera mini sẽ được đưa vào vị trí khớp bị đau nhức hay chuẩn đoán ban đầu bị viêm khớp để bác sĩ thăm dò các yếu tố nội sinh khớp. Hình ảnh dây chằng, bao hoạt dịch, bề mặt sụn khớp, … sẽ hiện rõ trên màn hình ti vi. Phương pháp này thường được sử dụng trên đầu gối, mắt cá chân, vai, khuỷu tay và hông. 

Với thiết bị nội soi rất nhỏ, phương pháp này có một số lợi thế so với phẫu thuật “mở”, bao gồm: 

  • Ít đau hơn

  • Thời gian chữa lành nhanh hơn

  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng

  • Rút ngắn thời gian trở lại hoạt động bình thường 

Siêu âm khớp

Hình ảnh siêu âm sẽ cho biết tình trạng sụn khớp gối đang gặp phải: tràn màng dịch khớp, màng dịch khớp đang ở tình trạng nào, những mảnh vụn thoái hóa khớp, … 

viêm khớp Công nghệ siêu âm khớp hiện đại tại bệnh viện Hồng Ngọc

Sinh thiết dịch khớp để kiểm tra

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay