Viêm gan B: Hiểu đúng phòng ngừa sớm

Viêm gan B: Hiểu đúng phòng ngừa sớm

27-05-2020
Sống khỏe

Bệnh viêm gan B là “sát thủ thầm lặng” phá hủy chức năng gan, gây suy gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B chiếm từ 10 – 15% dân số. Tuy nhiên, nhiều người nhiễm viêm gan B vẫn chưa hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cũng như các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể trở thành mãn tính, có thể gây nhiễm trùng gan thậm chí là ung thư gan.

Có bao nhiêu loại viêm gan B? 

Viêm gan B được chia làm 2 dạng : Viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.

  • Viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính phát sinh trong khoảng 6 tháng đầu kể từ khi người bệnh nhiễm virus, là giai đoạn đầu của quá trình nhiễm bệnh viêm gan B. Khoảng 90% người nhiễm virus viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi và 10% người mắc sẽ tiến triển thành viêm gan B mãn tính, gây nguy hiểm cho gan.

Vấn đề người nhiễm bệnh viêm gan B cấp tính có trở thành mãn tính hay không phụ thuộc vào độ tuổi của người mắc bệnh.

  • Viêm gan B mãn tính

Viêm gan B mãn tính là khi người bệnh nhiễm virus viêm gan B trên 6 tháng kể từ khi bị nhiễm virus. Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, dẫn theo nhiều biến chứng khó lường. Viêm gan B mãn tính có 2 dạng:

  • Nhiễm viêm gan B thể không hoạt động: Cũng giống như trường hợp nhiễm viêm gan B thể người lành mang mầm, virus viêm gan B ở thể ngủ yên không hoạt động. Người mắc bệnh chung sống hòa bình với virus, vẫn sinh hoạt, học tập, lao động bình thường

  • Nhiễm viêm gan B mãn thể hoạt động (viêm gan siêu vi B mãn): Khác với viêm gan B mãn thể không hoạt động, virus viêm gan B thể hoạt động không ngừng sinh sôi, nảy nở, gây tổn hại đến gan như: xơ gan, suy gan, ung thư gan.

Hiểu rõ về viêm gan B để phòng ngừa và điều trị đúng cách 

Triệu chứng của viêm gan B

Tùy vào tình trạng của virus viêm gan B cấp tính hay mạn tính, đang ở thể hoạt động hoặc ngủ yên mà người nhiễm có triệu chứng hoặc không hề có biểu hiện gì. Những người nhiễm virus viêm gan B mãn tính thể hoạt động có thể có những triệu chứng sau đây:

  • Nổi ban

  • Đau khớp

  • Mệt mỏi

  • Vàng da

  • Phân có màu xanh xám

  • Nước tiểu đậm màu

  • Ngứa ngáy

  • Chán ăn

  • Buồn nôn

  • Sốt nhẹ

  • Đau bụng

  • Mạch máu nổi lên trên da như màng nhện (còn gọi là dấu sao mạch).

Bệnh viêm gan B 

Một trong những triệu chứng của viêm gan B là đau khớp

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B

Viêm gan B do virus HBV (Hepatitis B Virus) gây ra. Virus này có hình cầu, vỏ bao quanh nó có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. 

Bệnh viêm gan B có lây không?

Viêm gan B là một loại bệnh lây truyền. Cơ chế lây lan của nó giống với virus HIV. Tuy nhiên khả năng lây nhiễm của HBV cao hơn 100 lần so với HIV. Có 3 con đường lây bệnh như sau:

  • Lây qua đường máu

Virus HBV có thể sống trong máu khô nhiều ngày. Vì vậy, những việc làm sau đây rất dễ làm lây lan virus từ người này sang người khác.

Dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh rang, dao cạo râu, bấm móng chân, móng tay….

Để vết thương hở tiếp xúc với máu của người nhiễm virus.

  • Lây từ mẹ sang con

Nếu người mẹ khi mang thai bị nhiễm viêm gan B thì thai nhi cũng có khả năng bị lây nhiễm nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời. Tỷ lệ lây nhiễm sẽ tăng cao theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu, tỷ lệ lây nhiễm là 1%. Trong 3 tháng giữa tỷ lệ là 10%. Và nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang con sẽ là 60 – 70%.

Do vậy, trước khi chuẩn bị mang thai và trong suốt thai kỳ, người mẹ bị nhiễm viêm gan B cần đến gặp bác sĩ, nêu rõ bệnh sử của mình để bác sĩ đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất cũng như có những biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

  • Lây qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn có thể là con đường phát tán virus viêm gan B từ người này sang người khác. Virus HBV sống trong dich sinh dục và có thể lây qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn.

Vì vậy, khi quan hệ tình dục cần đảm bảo rằng đã có có biện pháp ngăn ngừa bệnh lây lân như dùng bao cao su, không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ kém vệ sinh…

Bệnh viêm gan B 

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm viêm gan B

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B

Dựa vào những con đường lây lan của viêm gan B, người ta có thể xác định được những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất:

  • Nhóm đối tượng 1: Những người bị lây viêm gan B qua đường máu, dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh, thường là những đối tượng nghiện ma túy, những người thường xăm hình, xỏ khuyên tai, làm móng tay, móng chân tại những cơ sở không tiệt trùng dụng cụ chuyên dụng cẩn thận, sạch sẽ. Ngoài ra, những bác sĩ, nhân viên y tế bị lây nhiễm khi có vết thương hở tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B, những người không may được truyền máu từ người bị viêm gan B.

  • Nhóm đối tượng 2: Trẻ được sinh ra từ người mẹ bị viêm gan B mà không được tiêm vắc xin ngay sau khi sinh, những người thân trong gia đình có người bị nhiễm viêm gan B cũng rất dễ bị lây nhiễm nếu dùng chung đồ lót, bàn chải đánh răng, vợ hoặc chồng bị viêm gan B khi quan hệ tình dục không dùng biện pháp phòng tránh.

  • Nhóm đối tượng 3: Những đối tượng không chung thủy, quan hệ tình dục ngoài vợ (chồng) với người bị viêm gan B. Quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su…

Chẩn đoán và xét nghiệm viêm gan B

Chẩn đoán viêm gan B dựa vào 3 yếu tố:

  • Yếu tố dịch tễ: Tiền sử sức khỏe trong gia đình có mẹ bị viêm gan B. Bản thân từng quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vê, dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm viêm gan B, thủ thuật xuyên qua da…

  • Yếu tố lâm sàng: da vàng, chán ăn, người mệt mỏi, đau hạ sườn hoặc không có triệu chứng.

  • Yếu tố cận lâm sàng: Thông qua những xét nghiệm dưới đây, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán xác định bệnh nhân có bị nhiễm viêm gan B hay không.

Xét nghiệm viêm gan B: 

  • Xét nghiệm HbsAg: đây là xét nghiệm kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu kết quả xét nghiệm HbsAg là dương tính nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm virus viêm gan B.

  • Xét nghiệm Anti - HBs: Đây là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Nếu kết quả xét nghiệm Anti – HBs là dương tính có nghĩa là cơ thể đã có kháng thể chống lại virus. Điều này xảy ra khi người bệnh đã từng mắc bệnh viêm gan B và đã khỏi hoặc người bệnh đã từng tiêm vắc xin phòng viêm gan B.

  • Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm những xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, lượng virus, khả năng nhân lên của virus nhuư: ALT, AST, HbsAg, Anti – Hbe, Anti-HBc từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B trở nên nguy hiểm khi chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây nên những biến chứng phổ biến và nguy hại sau đây:

  • Xơ gan

Xơ gan hay còn gọi là sẹo hóa gan trong đó các tế bào gan bị thay thế bởi các sẹo mô xơ và làm gan bị xơ hóa dẫn đến suy giảm chức năng gan. Bệnh nhân xơ gan thường mệt mỏi, chán ăn, sút cân, tiêu hóa kém, suy giảm hệ miễn dịch, hai chân phù nề sau đó lan ra toàn thân nếu bệnh nặng hơn.

  • Bệnh não gan

Đây là một bệnh hiếm gặp nhưng nguy cơ tử vong rất cao. Người mắc bệnh có triệu chứng ban đầu lo lắng, bứt rứt, khó chịu. Bệnh diễn biến nặng hơn có thể khiến bệnh nhân khó ngủ, dễ bị kích động, suy giảm nhận thức, mất định hướng không gian và thời gian. Lâu dần, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mê sảng, hôn mê sau.

  • Suy gan cấp

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm gan B. Người mắc bệnh có biểu hiện thường xuyên buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt. Bệnh tiến triển nặng có thể dẫn tới suy hô hấp, suy đa tạng và tử vong.

Bệnh viêm gan B 

Bệnh viêm gan B có thể biến chứng thành ung thư gan vô cùng nguy hiểm

  • Ung thư gan

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và cũng là giai đoạn cuối cùng của bệnh viêm gan B, là căn bệnh rất khó điều trị và có nguy cơ tử vong cao. Người bị nhiễm viêm gan B có tỷ lệ mắc ung thư gan đến 20 lần so với người bình thường. Những biểu hiện chính của bệnh là phù sút cân nhanh chóng, đau bụng, lách to, sốt,…

Có thể kết hôn và sinh con khi nhiễm bệnh viêm gan B không? 

Bạn hoàn toàn có thể kết hôn và sinh con khi nhiễm viêm gan B. Tuy nhiên, bệnh viêm gan B lây truyền qua đường tình dục và từ mẹ sang con. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Trước khi kết hôn, cả vợ và chồng cần kiểm tra và tiêm phòng vaccine viêm gan B. Tránh để 1 người nhiễm virus lây bệnh cho người con lại. Nếu là nam giới mắc viêm gan B, bạn có thể không lo lắng về việc lây nhiễm viêm gan B cho con. Nếu nữ giới mắc nhiêm gan B sẽ có nguy cơ lây sang con khi mang thai hoặc trong quá trình sinh con. Vì vậy, khi có kế hoạch mang thai, người mẹ nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các biện pháp dự phòng.
  • Có 3 bước dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con bao gồm:
    • Mẹ uống thuốc kháng virut trong quá trình mang thai và sau khi sinh để giảm lương virut trong máu, từ đó giảm nguy cơ lây viêm gan B sang con. Việc uống thuốc nào, liều lượng ra sao và uống trong thời điểm nào sẽ do bác sĩ chỉ định.
    • Cho con tiêm vaccine viêm gan B đầu tiên trong 24 giờ đầu
    • Cho con tiêm huyết thanh miễn dịch kháng viêm gan B trong 24 giờ đầu
  • Trong trường hợp con thiếu cân, thiếu tháng hoặc các vấn đề như ngạt, sặc ối, mẹ cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn về tiêm phòng viêm gan B và huyết thanh viêm gan B cho con.

Viêm gan, xơ gan, không chủ quan! 

Mẹ viêm gan B có cho con bú được không? 

Mẹ mắc virus viêm gan B thể không hoạt động hoàn toàn có thể cho con bú sau khi đã cho em bé tiêm phòng vaccine và huyết thanh đầy đủ sau sinh. Trong trường hợp mẹ mắc virus viêm gan B thể hoạt động và đang phải sử dụng thuốc, mẹ nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được đổi sang các loại thuốc an toàn cho em bé.

Cách phòng tránh bệnh viêm gan B

Hiện nay, tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh viêm gan B. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo trẻ ngay sau khi sinh cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B mũi đầu tiên càng sớm càng tốt, tiếp theo là 2 hoặc 3 liều với khoảng thời gian cách nhau tốt thiểu là 4 tuần.

Ngoài ra, để phòng tránh viêm gan B, bạn cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp phòng tránh virus viêm gan B lây lan như dùng chung bao cao su.

  • Không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, quần chip, các vật dụng lây từ máu người nhiễm bệnh sang người khác …

  • Trước khi có ý định mang thai, cả vợ và chồng cần đến bệnh viện kiểm tra xem có bị nhiễm viêm gan B hay không. Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần đi khám thai định kỳ, nếu có bất thường cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời.

Tiêm vacxin là biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay 

Tiêm vacxin là biện pháp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay

Đối tượng nào nên tiêm phòng bệnh viêm gan B?

Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B nêu trên nên được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin: Trẻ sơ sinh, bác sĩ, nhân viên y tế, những người quan hệ tình dục không an toàn, …Những người chưa nhiễm viêm gan B cũng nên tiêm phòng vắc xin để phòng chống căn bệnh này.

Tiêm phòng vắc xin có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn như: sốt cao trên 38,5, ngứa, nổi ban ở vùng da bị tiêm… Bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay nếu có những biểu hiện bất thường sau khi tiêm để được can thiệp và xử lý kịp thời.

Viêm gan B có chữa khỏi được không? 

Tùy thuộc vào tình trạng viêm gan B là cấp tính hay mạn tính mà có thể chữa khỏi được viêm gan B hay không:

  • Bệnh viêm gan B cấp tính: có tới 95% bệnh nhân có khả năng hồi phục sau thời gian tự phát. Việc điều trị viêm gan B cấp tính không cần tuân theo phác đồ cụ thể nào, phần lớn người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bệnh viêm gan B mạn tính: cơ hội chữa khỏi bệnh dứt điểm rất thấp. Nếu mắc bệnh viêm gan B mạn tính ở dạng không hoạt động, người bệnh chỉ cần duy trì theo dõi định kỳ, chưa cần điều trị đặc trị. Nếu mắc bệnh viêm gan B mạn tính dạng hoạt động, người bệnh cần phải thăm khám thường xuyên và nghiêm túc sử dụng thuốc theo phác đồ. Tuy nhiên, việc điều trị chỉ có mục tiêu ngăn chặn virus viêm gan B phát triển gây tổn thương gan. Người bệnh cần chuẩn bị tâm lý sẵn sang cho quá trình điều trị dài hạn, thậm chí cả đời.

Điều trị bệnh viêm gan B

Tùy vào từng loại bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.

  • Đối với bệnh nhân viêm gan B cấp tính

Khoảng 90% người nhiễm viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi và không cần dùng đến thuốc kháng virus. Nếu người nhiễm viêm gan B cấp tính có men gan cao cần nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể dùng những thuốc hỗ trợ chức năng gan theo đúng chỉ định của bác sĩ.

  • Đối với bệnh nhân nhiễm viêm gan B mãn tính

Bệnh nhân nhiễm viêm gan B mãn tính cần được uống thuốc kháng virus viêm gan B. Thuốc này sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ suy gan, xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, quá trình điều trị rất cần sự kiên trì của người bệnh vì nó có thể sẽ kéo dài, thậm chí cả đời với những bệnh nhân bị xơ gan.

Bệnh nhân lưu ý cần phải uống thuốc thường xuyên, đúng liều lượng và thời gian quy định nếu không virus sẽ quen với thuốc (nhờn thuốc) gây khó khăn trong quá trình điều trị và nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.

Một biện pháp nữa để điều trị viêm gan B mãn là tiêm các thuốc để tăng cường hệ miễn dịch và làm cho virus không hoạt động như: Peg – interferon, Interferon, thymosin alpha … Tuy nhiên, các thuốc này khá nhiều tác dụng phụ và hiện tại không sẵn có tại Việt Nam.

Theo dõi và điều trị viêm gan ở đâu uy tín tại Hà Nội? 

"Tuân thủ điều trị, tái khám đúng hẹn là nguyên tắc vàng trong kiểm soát và điều trị bệnh lý tiêu hoá - gan mật". - THS. BS Lê Thị Vân Anh, 30 năm kinh nghiệm công tác tại Trung tâm Tiêu hoá - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai. Thăm khám viêm gan tại BV Hồng Ngọc, phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay khi các bệnh ý gan mật còn trong tầm kiểm soát với:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có thế mạnh về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về gan: TS.BSCKII Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia Gan Mật đầu ngành, hơn 40 năm kinh nghiệm tại BV Bạch Mai; THS.BS Lê Thị Vân Anh – hơn 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan Mật BV Bạch Mai, đào tạo chuyên sâu về điều trị bệnh lý tiêu hóa gan mật, nội soi can thiệp, siêu âm can thiệp…
  • Hệ thống máy móc hiện đại, phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng, xác định đúng mức độ và tình trạng bệnh: Máy siêu âm tổng quát đàn hồi mô cao cấp LOGIQ Fortis hiện đại nhất từ GE Healthcare Hoa Kỳ, máy chụp CT Revolution EVO và máy MRI Signa Prime đầu tiên tại Việt Nam, hệ thống xét nghiệm Abbott (Hoa Kỳ), dàn máy nội soi NBI Olympus CV190 (Nhật Bản)
  • Có kinh nghiệm điều trị thành công những ca bệnh khó về gan như nút mạch điều trị ung thư gan, dẫn lưu 300ml dịch từ ổ áp xe gan,…
  • Thủ tục bảo hiểm nhanh chóng, thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi, tối ưu chi phí cho người bệnh
  • Đội ngũ nhân viên y tế tận tình, chuyên nghiệp, hỗ trợ từng bước
  • Không gian bệnh viện sạch, thoáng, ghế chờ mềm thoải mái, tiện nghi khách sạn, miễn phí buffet sau khám. 

Đặt lịch khám & điều trị bệnh lý về Gan với chuyên gia Gan – Mật đầu ngành TẠI ĐÂY:

*Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Tasco Long Biên - Tầng 3, tòa B, Tasco Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016 

Email: trungtamtieuhoa@hongngochospital.vn 

>> Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: 

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay