Khi bị bệnh ù tai trái, người bệnh sẽ cảm thấy trong tai có những tiếng văng vẳng như tiếng gió, tiếng muỗi bay, tiếng ù ù,.... gây cảm giác rất khó chịu. Theo dõi bài viết của Bệnh viện Hồng Ngọc để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh ù tai.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ù tai trái
Bệnh nhân bị ù tai trái có thể do các nguyên nhân sau:
Thận yếu
Thận yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ù tai trái. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các mô tai và thận có những nét giống nhau về cấu trúc và chức năng. Những bệnh nhân có thận khí kém, thận yếu thì tai thường dễ bị ù kèm theo đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Nếu tình trạng thận suy yếu kéo dài có thể dẫn đến tai càng ngày càng nghe kém.
Thận hư
Thận hư xảy ra khi thận không thể loại bỏ hết các chất độc hại ra khỏi cơ thể và khả năng tiếp nhận protein trong máu thấp. Các độc tố tích tụ trong thận không được loại bỏ ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến thính lực dẫn đến bệnh ù tai trái.
Suy thận
Người bị suy thận có thể bị bệnh ù tai trái. Do chức năng của thận bị suy giảm, không thể loại bỏ hết các độc tố, chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra các triệu chứng đi kèm suy thận như huyết áp cao, tiểu đường, tuổi cao khiến thính giác bị ảnh hưởng, dẫn đến các biểu hiện như ù tai hoặc mất thính lực.
Xơ cứng tai
Xơ cứng tai là tình trạng rối loạn di truyền kết hợp với tổn thương vùng xơ vữa tai nằm ở bên trong lớp sụn thái dương. Bệnh lý này dẫn đến hiện tượng tai trái bị ù, điếc dẫn truyền,...
Rối loạn khớp thái dương
Khi bị rối loạn khớp thái dương, người bệnh có thể bị đau nhức vùng khớp xương trong tai kèm theo đó là những tiếng ù ù trong tai khó chịu. Nếu để bệnh nặng, bệnh nhân có thể bị mất đi thính lực hoặc tai bị tổn thương khó hồi phục.
Bệnh tai - mũi - họng
Vì các khoang của tai - mũi - họng thông nhau nên khi một bộ phận bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể bị bệnh ù tai trái.
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên dân do bệnh lý, người bệnh mắc bệnh ù tai trái có thể do các nguyên nhân khác như:
Do tuổi tác.
Tiếp xúc với tiếng ồn.
Mất máu nhiều.
Bị nhiễm trùng tai.
Dùng chất kích thích.
Nghe âm thanh quá to.
Không vệ sinh tai thường xuyên.
Có vấn đề về sức khỏe.
Chấn thương vùng đầu.
Khớp hàm có vấn đề.
Căng thẳng, stress quá mức.
Trên đây là những nguyên nhân gây ra bệnh ù tai trái. Nếu bệnh ù tai trái diễn ra liên tục, bệnh nhân cần đến bệnh viện để khám và chẩn đoán chính xác. Tránh để bệnh kéo dài, tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng khác.
Triệu chứng của bệnh ù tai trái
Khi bị bệnh ù tai trái, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như:
Ù tai chóng mặt: Ù tai chóng mặt khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, cơ thể không thể thăng bằng được. Bạn lúc nào cũng cảm thấy bị chênh vênh. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị mắc bệnh.
Ù tai đau đầu: Bị ù tai trái và đau đầu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Khi bị
ù tai trái
, đau đầu, bệnh nhân cần nghỉ ngơi thoải mái. Nếu tình trạng diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Ù tai lâu ngày, kéo dài: Triệu chứng này xảy ra khiến người bệnh luôn nghe thấy những âm thanh như tiếng gió thổi, tiếng ve, tiếng ù ù. Nếu để lâu ngày, thính lực bị suy giảm, tai sẽ bị tổn thương dẫn đến không nghe được.
Ù tai kiểu mạch đập: Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý như huyết áp cao, xơ vữa động mạch
,...Ù tai đau họng: Bị ù tai trái và đau họng làm cho cơ thể mệt mỏi, hay bị choáng váng. Đây có thể là biểu hiện của bệnh ung thư vòm họng
cảnh báo bạn không nên chủ quan.Ù tai tiếng ve kêu: nghe tiếng ve kêu ù ù là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh ù tai trái. Những âm thanh này có thể xuất hiện với cường độ từ thấp đến cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Nghẹt mũi ù tai: Khi mũi bị nghẹt có thể dẫn đến tình trạng tai trái bị ù hoặc làm cho người bệnh nghe kém. Nguyên nhân là do khi xì mũi, áp lực khí trong vòm họng tăng để đẩy nước mũi có lẫn vi khuẩn xâm nhập vào tai. Từ đó làm cho tai bị viêm nhiễm, tắc vòi nhĩ dẫn đến bị ù tai trái hoặc ù cả hai tai.
Phương pháp điều trị bệnh ù tai trái
Khi bị bệnh ù tai trái, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp sau để hỗ trợ và điều trị bệnh.
Mẹo dân gian chữa ù tai tại nhà
Bạn có thể áp dụng các mẹo chữa ù tai sau:
Sử dụng rau má: Rau má có chứa các chất chống viêm, kháng khuẩn nên đây là một bài thuốc chữa bệnh ù tai trái hiệu quả. Bạn rửa sạch 10g rau máu cùng với dâu xanh, tơ hồng, thổ phục linh. Cho tất cả nguyên liệu vào đun sôi với 20ml nước. Uống hằng ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Gừng tươi: Trong gừng tươi có các hợp chất kháng viêm giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong tai. Bạn thái gừng tươi thành từng lát và cho vào nước đun sôi rồi uống. Kiên trì sử dụng hàng ngày sẽ thấy được hiệu quả.
Húng quế: Húng quế có chứa tinh dầu, estragol, cineol, mathychanicol rất tốt để chữa bệnh ù tai trái. Ngoài ra, húng quế còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Ăn húng quế thường xuyên giúp bạn cải thiện được chứng ù tai.
Muối: Dùng một ít muối hạt cho vào chảo rang rồi cho vào một miếng vải sạch. Chườm nhẹ lên vùng tai trái, áp dụng mẹo này thường xuyên sẽ giúp tai được dễ chịu, giảm triệu chứng ù tai.
Cam thảo: Cam thảo có tính hàn, giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào tai. Sử dụng cam thảo để uống giúp
bệnh ù tai trái
giảm thiểu đáng kể.
Bạch quả: Bạch quả giúp các mạch máu lưu thông dễ dàng, cải thiện khả năng nghe. Bạn sử dụng bạch quả sắc lấy nước uống hằng ngày sẽ thấy tình trạng bệnh ù tai trái được cải thiện.
Điều trị bằng thuốc
Khi bị bệnh ù tai trái, bệnh nhân có thể được kê đơn các loại thuốc như tolazoline, hydrochloride, buflomedil, almitrine, bimesilate,…Các loại thuốc này giúp tăng lượng oxy, giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời còn có tác dụng chống kết dính tiểu cầu, co thắt tại vi mạch, hạn chế hiện tượng ứ dịch trong tai. Để đạt hiệu quả cao và chữa đúng bệnh, bệnh nhân phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bấm huyệt
Chữa bệnh ù tai trái bằng phương pháp bấm huyệt cũng được nhiều người áp dụng. Cụ thể là các mẹo bấm huyệt dưới đây.
Bấm huyệt ế phong và thính cung: Huyệt thính cung nằm ở lõm ngang và chân nắp tai. Huyệt ế phong nằm dưới xương lõm và xương dưới của tai. Dùng ngón trỏ hay ngón giữa bấm lần lượt hai huyệt trên trong vòng 3-4 phút.
Bấm huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài có cơ nổi ở sau cổ. Lấy hai tay day huyệt, các ngón tay giữ chặt đầu. Day huyệt trong vòng 3 phút để huyệt nóng lên.
Bài tập chữa ù tai hiệu quả
Tập luyện thể dục có thể giúp cải thiện tình trạng ù tai trái hiệu quả. Bệnh nhân có thể áp dụng các bài thiền giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp cơ thể thoải mái.
Bệnh nhân bị bệnh ù tai trái có thể tập các bài tập giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng ù tai hiệu quả như:
Bài tập hàm: Bạn mở hàm thật rộng, lấy đầu lưỡi chạm vào vòm miệng. Cuộn đầu lưỡi vào phía trong amidan, giữ như vậy trong vài giây. Sau đó bạn từ từ đưa lưỡi ra vị trí xa nhất và giữ. Bạn hãy lặp đi lặp lại bài tập này vài lần, duy trì trong nhiều ngày sẽ thấy triệu chứng ù tai trái giảm cải thiện đáng kể.
Bài tập cổ: Nằm ngửa trên sàn nhà. Từ từ kéo cổ lên sao cho vuông góc với thân người. Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần.
Các bài tập yoga giúp giảm ù tai: Tập yoga giúp các mạch máu được lưu thông, tinh thần thoải mái, thải độc tố cơ thể tốt. Từ đó giúp người bệnh cải thiện bệnh ù tai trái tốt hơn mỗi ngày.
Bệnh ù tai trái nếu tái đi tái lại sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, khi ù tai trái không thuyên giảm, bệnh nhân nên tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám Tai Mũi Họng được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, để giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, khoa cũng đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu từ các hàng sản xuất thiết bị hàng đầu thế giới.
Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ của Khoa Tai Mũi Họng, khách hàng vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc
Điện thoại: 024 7300 8866 - 024 3927 5568
Hotline: 0912 002 131
Email: SMK@hongngochospital.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/KhoaTaiMuiHongBVHongNgoc
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.