Bệnh tự kỷ ở trẻ hiện nay không còn là bệnh lạ lẫm với các bậc phụ huynh. Tìm hiểu chi tiết hơn về chứng bệnh này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời cho trẻ, ngăn ngừa những tác động đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ.
Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?
Bệnh tự kỷ ở trẻ em là một bệnh lý của não, có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) vì xuất hiện những đoạn gen bất thường. Tuy vậy, những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết chưa có những chứng minh cụ thể.
Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ
Di truyền
Nhiều ý kiến cho rằng gen đóng một vai trò trong sự hình thành và phát triển của bệnh tự kỷ ở trẻ. Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng gen bị lỗi có thể làm cho một người dễ mắc chứng trẻ tự kỷ hơn khi có thêm các yếu tố khác tác động, chẳng hạn như mất cân bằng hóa học, virus hoặc hóa chất hoặc thiếu oxy khi sinh.
Ảnh hưởng của quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy... làm tăng nguy cơ bệnh tử kỷ ở trẻ sau khi sinh ra.
Một số nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ có thể kể đến như do người mẹ mắc virus Rubella trong thời kỳ mang thai, điều này làm cho não của thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.
Một số bệnh lý tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong kỳ thai nghén cũng được giới chuyên môn khẳng định làm thay đổi não thai nhi, dẫn tới bệnh tự kỷ ở trẻ.
Nguyên nhân do người mẹ mắc tiểu đường và béo phì, và sử dụng thuốc chống co giật, thalidomide và axit valproic trong khi mang thai.
Yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ bệnh tự kỷ ở trẻ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường. Trong thời kỳ mang thai là người mẹ sử dụng rượu, bia, chất kích thích gây ra ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở trẻ và dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ.
Khi mang thai người mẹ tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Các tác nhân môi trường có thể bao gồm flavonoid trong thực phẩm, khói thuốc lá và hầu hết thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ.
Sự giáo dục của gia đình
Gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm cũng là một trong số những yếu tố dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ. Gia đình là một nhân tố rất quan trọng trong môi trường gần nhất của trẻ, mọi thành viên trong gia đình đều tiếp xúc với trẻ hàng ngày, kích thích sự phát triển về mọi mặt của trẻ đặc biệt là ngôn ngữ và kỹ năng nhận biết về môi trường xung quanh trẻ và những nhu cầu riêng biệt của trẻ.
Các thành viên trong gia đình chính là người đầu tiên có thể tạo cơ hội giúp trẻ hình thành các quan hệ xã hội, là hình mẫu cho trẻ về cách ứng xử. Cách sống và cách tổ chức cuộc sống trong gia đình tốt sẽ khuyến khích, nuôi dưỡng sự phát triển những tính cách tích cực ở trẻ.
9 triệu chứng điển hình của bệnh tự kỷ ở trẻ
Bất thường ngôn ngữ
Bất thường về ngôn ngữ: chậm nói, hoặc đã nói được nhưng sau đó lại không nói, phát âm vô nghĩa, dạy không nói theo. Nếu trẻ nói được thì lại nói nhại lời, nhại quảng cáo, chỉ nói khi đòi ăn, đòi đi,... Ngôn ngữ thụ động, không biết đặt câu hỏi, hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi. Không biết đối đáp hội thoại, không biết kể lại những gì đã chứng kiến. Giọng nói khác thường như nói giọng lơ lớ, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, nói rất to,... là những triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ.
Trẻ không biết chơi giả vờ tưởng tượng mang tính xã hội, không biết trò chơi có luật. Chậm nói là lý do chủ yếu để cha mẹ đưa con đi khám bệnh vì đó là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ mắc chứng tự kỷ.
Bất thường hành vi
Những bất thường về hành vi, thói quen và ý thích thu hẹp: hành vi định hình như đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh, nhảy lên,... Những thói quen rập khuôn thường gặp là: bé đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí, thích mặc đúng một bộ quần áo, luôn làm một việc theo một trình tự cũ cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tự kỷ ở trẻ.
Thích thu hẹp mình - Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ
Những ý thích thu hẹp như: cách chơi đơn điệu kéo dài, nhiều giờ xem tivi quảng cáo, băng hình, điện thoại, quay bánh xe, ngắm nhìn hoặc tay luôn cầm một thứ như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có màu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau. Nhiều trẻ ăn vạ khóc lăn ra nếu không vừa ý do trẻ không biết nói hay biểu đạt ý mình mong muốn hoặc do thiếu kiềm chế. Phần lớn trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm.
Có một số khả năng đặc biệt
Một số trẻ có khả năng đặc biệt như nhớ số điện thoại, nhớ các loại xe ô tô, nhớ vị trí đồ vật hoặc nơi chốn, bấm trò chơi trên máy rất giỏi, thuộc lòng nhiều bài hát, đọc số chữ rất sớm, làm toán cộng nhẩm nhanh, bắt chước động tác nhanh, nên dễ gây nhầm tưởng cho phụ huynh là trẻ quá thông minh. Tuy nhiên đây lại là một trong những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ.
Thiếu kỹ năng tương tác xã hội
Trẻ bị tự kỷ thường thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ như trẻ không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, không làm theo hướng dẫn, thích chơi một mình không có sự chia sẻ, chỉ làm theo ý thích của mình, không để ý đến thái độ của người xung quanh.
Một số trẻ chẳng biết lạ ai, đến nơi mới nào cũng không để ý đến sự đổi thay của môi trường, nhưng lại có những trẻ rất sợ người lạ, sợ chỗ lạ. Trẻ thường gắn bó và để ý tới đồ vật nhiều hơn là để ý tới mọi người xung quanh.
Rối loạn cảm giác
Nhiều trẻ bị rối loạn cảm giác do thần kinh quá nhạy cảm như: sợ khi nghe tiếng động to nên khóc thét hoặc bịt tai, che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, nhạy cảm với âm thanh quảng cáo nên chạy vào nhanh để nghe, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, ăn không nhai và kén ăn.
Ngược lại trẻ kém nhạy cảm lại có những biểu hiện như: thích sờ đồ vật, thích được ôm giữ thật chặt, giảm cảm giác đau, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, nhìn vật chuyển động hoặc phát sáng.
Sở thích thu hẹp - Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ
Những ý thích thu hẹp như: cách chơi đơn điệu kéo dài, nhiều giờ xem tivi quảng cáo, băng hình, điện thoại, quay bánh xe, ngắm nhìn hoặc tay luôn cầm một thứ như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có màu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau cũng là triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ. Nhiều trẻ ăn vạ khóc lăn ra nếu không vừa ý do trẻ không biết nói và do thiếu kiềm chế. Có khoảng trên 70% trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm.
Rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết bệnh tử kỷ ở trẻ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền.
Hành vi chống đối - Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ
Hành vi chống đối là một dấu hiệu khá quan trọng của bệnh tự kỷ ở trẻ. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,…
Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ
Lâm sàng
Lâm sàng: trẻ khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Có 5 thể theo phân loại lâm sàng:
Tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner): bao gồm các dấu hiệu bất thường ở cả 3 lĩnh vực kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường, khởi phát trước 3 tuổi.
Hội chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao): kém tương tác xã hội, nói được nhưng giao tiếp bất thường, không chậm nhận thức, xuất hiện sau 3 tuổi.
Hội chứng Rett: thường gặp ở trẻ gái, sự thoái triển xảy ra khi trẻ 6 – 18 tháng, động tác định hình ở tay, vẹo cột sống, đầu nhỏ, chậm trí tuệ mức độ nặng.
Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ: sự thoái lùi phát triển xảy ra trước 10 tuổi.
Tự kỷ không điển hình: chỉ có bất thường một trong 3 lĩnh vực, là tự kỷ mức độ nhẹ.
Theo khả năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ lại chia ra
Tự kỷ có trí thông minh cao và nói được
Tự kỷ có trí thông minh cao nhưng không nói được
Tự kỷ có trí tuệ thấp và nói được
Tự kỷ có trí tuệ thấp và không nói được
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ
Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm sinh học đặc hiệu để chẩn đoán tự kỷ.
Để chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được làm một số trắc nghiệm tâm lý đánh giá phát triển tâm vận động cho trẻ dưới 6 tuổi và trí tuệ cho trẻ lớn hơn, trắc nghiệm về hành vi cảm xúc, thang sàng lọc tự kỷ M- CHAT, thang đo mức độ tự kỷ CARS.
Sàng lọc phát triển là phương pháp Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên trải qua ở độ tuổi từ 18 và 24 tháng. Sàng lọc có thể giúp xác định ASD ở trẻ em sớm và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Phụ huynh sẽ điền vào một bảng câu hỏi. Sau đó, các bác sĩ có thể sử dụng các bài kiểm tra phản xạ để xác định nguy cơ mắc ASD của trẻ.
Ngoài ra bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ, bao gồm:
Xét nghiệm ADN để xác định các yếu tố di truyền;
Xét nghiệm ADN để hát hiện các yếu tố di truyền
Đánh giá hành vi;
Kiểm tra thị lực và thính giác;
Sàng lọc liệu pháp nghề nghiệp;
Bảng câu hỏi phát triển, chẳng hạn như Lịch quan sát chẩn đoán tự kỷ.
Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ
Trị liệu cho trẻ tự kỷ
Ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ
Liệu pháp ngôn ngữ trị liệu là một phương pháp quan trọng trong điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ. Ngôn ngữ trị liệu giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp với người xung quanh, thể hiện được nhu cầu hoặc mong muốn của mình.
Đối với những trẻ tự kỷ, việc trị liệu bằng ngôn ngữ thường hiệu quả nhất khi có sự kết hợp và hỗ trợ từ nhiều phía như gia đình, giáo viên, bạn bè để thúc đẩy trẻ giao tiếp nhiều hơn và tự nhiên hơn.
Một số trẻ không có ngôn ngữ và không thể phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói thì việc sử dụng cử chỉ, ngôn ngữ ký hiệu là công cụ hữu ích để cải thiện khả năng giao tiếp của họ.
Hoạt động trị liệu trị bệnh tự kỷ ở trẻ
Hoạt động trị liệu là dạy trẻ tự kỷ các hoạt động hằng ngày như: tự ăn uống, thay quần áo, tắm giặt, giữ vệ sinh. Hoạt động trị liệu giúp trẻ có thể thực hiện được một số hoạt động nhỏ giúp trẻ nâng cao nhận thức, hành vi, củng cố những hành vi tốt, giảm các hành vi tiêu cực. Từ đó giúp trẻ có thể tham gia các hoạt động hằng ngày và giúp trẻ có thể giao tiếp dễ hơn.
Phương pháp chơi trị liệu với trẻ tự kỷ
Với liệu pháp floortime này, một bác sĩ trị liệu và cha mẹ sẽ thu hút trẻ em thông qua các hoạt động trò chơi mà trẻ thích. Dựa vào đó làm động lực để trẻ tự kỷ tham gia và tương tác với người khác. Từ việc tham gia trò chơi, bác sĩ trị liệu và cha mẹ sẽ dẫn dắt trẻ trong việc học các kỹ năng mới.
Vật lý trị liệu cho trẻ tự kỷ là phương pháp dễ thực hiện nhằm mục đích tăng kỹ năng vận động thô và xử lý các vấn đề về cảm giác, đặc biệt là vấn đề liên quan đến khả năng cảm nhận và nhận thức của cơ thể trong không gian. Vật lý trị liệu được sử dụng để cải thiện khả năng của trẻ tự kỷ trong việc tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Phương pháp vật lý trị liệu dạy và cải thiện các kỹ năng như đi bộ, ngồi, phối hợp và cân bằng. Vật lý trị liệu có hiệu quả nhất khi được tích hợp trong chương trình can thiệp sớm.
Nếu trẻ tự kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp hơn.
Điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ bằng chế độ quan tâm chăm sóc đặc biệt
Trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ cha mẹ và người thân. Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ và cũng đừng để cho ai kỳ thị trẻ. Cha mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và giành thời gian dạy con.
Bệnh tự kỷ ở trẻ dù nhẹ hay nặng cũng là tổng hợp của các hội chứng, tình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp. Vì vậy công việc chữa trị cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ cùng sự phối hợp chặt chẽ của cả cha mẹ, gia đình, giáo viên, cộng đồng mới có thể mang lại hiệu quả tốt, chứ không thể chỉ dùng thuốc chữa trị như các bệnh khác.
Cha mẹ cần phải theo dõi tình trạng tự kỷ của trẻ một cách kỹ càng, trao đổi với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, giáo viên mẫu giáo, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Liệu pháp oxy hyperbaric được thực hiện bằng cách trẻ sẽ được hít thở oxy tinh khiết trong một căn phòng hoặc buồng áp lực. Trong các buồng hyperbaric, áp suất không khí được tăng lên gấp ba hoặc bốn lần mức áp suất không khí bình thường. Điều này làm tăng lượng oxy cung cấp cho mô của cơ thể, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm đau đầu và làm giảm các vấn đề về hành vi ở trẻ.
Các kỹ thuật thư giãn, làm dịu cảm xúc và tinh thần, chẳng hạn như massage áp lực sâu hoặc dùng chăn trọng lượng, có thể làm dịu sự lo âu, kích động ở trẻ bị ASD.
Xây dựng chế độ ăn phù hợp cho trẻ, tránh các thực phẩm có chứa chất phụ gia nhân tạo (chất bảo quản, màu sắc, đường hoá học). Thay vào đó, cha mẹ hãy tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt gia cầm nạc, cá, chất béo không bão hoà, trái cây, rau củ tươi, thực phẩm giàu omega-3.
Can thiệp tại nhà trị bệnh tự kỷ ở trẻ
Phụ huynh và các thành viên khác trong gia đình có thể học cách chơi và tương tác với con cái theo cách thúc đẩy các kỹ năng tương tác xã hội, quản lý hành vi và dạy các kỹ năng sống và giao tiếp hàng ngày.
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện, đọc sách hay hát cho con nghe. Điều này sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình thương và tạo cảm giác an toàn cho trẻ tự kỷ.
Khi con làm sai, các bậc phụ huynh không nên quát mắng vì điều này sẽ làm cho trẻ sợ hãi và ảnh hưởng đến tâm lý.
Khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ hoặc làm một việc có ích, cha mẹ nên khen hoặc thưởng cho trẻ một phần quà nhỏ để trẻ có động lực phát huy tiếp.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Tăng chất béo Omega 3
Não của chúng ta là 60% chất béo, trong đó 20% là axit béo omega 3. Trong thời gian mang thai và giai đoạn sau sinh, nếu không đáp ứng đủ lượng DHA sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển não bộ của trẻ sơ sinh có thể dẫn tới bệnh trẻ tự kỷ.
Trong giai đoạn “vàng” từ 1 - 3 tuổi là giai đoạn cần bổ sung đầy đủ omega 3 để trẻ có thể phát triển não bộ một cách toàn diện nhất. Omega 3 là một trong những thực phẩm vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ.
Nghiên cứu DOLAB có nhắc đến việc bổ sung đầy đủ omega 3 sẽ cải thiện được các tình trạng suy giảm trí nhớ, tăng khả năng đọc, và giảm hành vi tiêu cực của trẻ tự kỷ.
Những thực phẩm giàu omega 3 là cá thu, cá hồi, cá ngừ, cải xoăn, rau bó xôi, cải xanh, súp lơ, rau bina…
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Trong quá trình phát triển của trẻ, việc bổ sung đầy đủ vitamin là khoáng chất là điều rất cần thiết để tránh tình trạng trẻ tự kỷ. Sau đây là một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Vitamin D là một trong những chất xúc tác trong quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống phát triển thần kinh của não bộ . Khi nồng độ vitamin D thấp, khả năng giữ và hình thành các kết nối thần kinh sẽ bị ức chế gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ.
Vitamin E giúp bảo vệ các chức năng của não. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng vitamin E có thể giúp giảm căng thẳng trên não thông qua việc cung cấp năng lượng và giảm stress
Kẽm làm tăng hệ thống miễn dịch trong não, nó giúp trẻ tự kỷ kiểm soát các xung thần kinh.
Vitamin B6 cũng rất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Một trong những dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B6 là trầm cảm và mất trí nhớ. Nên bổ sung đầy đủ vitamin B6 có thể giúp trẻ có một trí nhớ tốt.
Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, thức uống có gas
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học trực tuyến Plos One cho thấy việc lạm dụng đồ uống có gas có thể làm chậm phát triển não bộ và giảm chất lượng giấc ngủ khiến trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ.
Một nghiên cứu của đại học bang Ohio cho rằng việc ăn thức ăn nhanh ảnh hưởng đến trí não của trẻ, những trẻ ăn thức ăn nhanh thường xuyên có điểm số thấp hơn trong những bài kiểm tra toán, khoa học và tập đọc.
Vì vậy, để điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ, ba mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn cũng như nước uống có gas.
Cách phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ
Đảm bảo dinh dưỡng
Một số nghiên cứu chứng minh, 3 năm đầu đời là giai đoạn phát triển then chốt của trẻ, não bộ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn này, các tế bào não có thể tạo ra tới 1.000 kết nối mới mỗi giây, giúp phát triển chức năng não bộ và khả năng nhận thức của trẻ.
Những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ như: DHA, AA, taurine, lutein… Một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy vitamin E tự nhiên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ, giúp tăng các kết nối tế bào não, hỗ trợ khả năng học hỏi của bé. Bổ sung đầy đủ những chất này giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ.
Tạo môi trường phát triển tốt nhất
Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ, môi trường lành mạnh giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần tối ưu, ngược lại nếu trẻ sống trong môi trường không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, việc hình thành tính cách, và lối suy nghĩ của trẻ. Các bậc phụ huynh nên chú ý đến môi trường sống của trẻ để con có cơ hội được vươn mình lớn lên một cách tự tin và hoàn hảo. Những trường hợp mắc bệnh tự kỷ ở trẻ nặng, ba mẹ nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.
Với mong muốn đồng hành cùng các gia đình có trẻ mắc tự kỷ, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thăm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ và nhận được nhiều tin tưởng của các bậc phụ huynh.
Trực tiếp thăm khám và điều trị tự kỷ cho trẻ tại Hồng Ngọc là
Đỗ Trọng Thiện, chuyên gia trong lĩnh vực điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ và chậm nói ở trẻ. Bác sĩ Thiện
đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho hàng trăm ca bệnh khó về tâm lý trẻ em:Trẻ thu mình, ngại giao tiếp xã hội
Trẻ không thể ngồi yên, chân tay cử động liên tục
Có những hành vi bất thường như chỉ thích mặc một kiểu quần áo, chỉ ngồi một chỗ…