Bệnh tim 1 thất là tình trạng tim chỉ có một buồng thất rộng thay vì hai buồng thất phải và trái như bình thường. Bệnh tim bẩm sinh này hiếm gặp và thường được chẩn đoán trong giai đoạn sơ sinh. Lựa chọn đúng phương pháp điều trị và chủ động kiểm soát giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ.
Bệnh tim 1 thất là gì?
Bệnh tim 1 thất (tâm thất độc nhất) hiếm gặp là vấn đề bất thường về tim bẩm sinh khi tim chỉ có cấu tạo một buồng bơm. Tâm thất đơn buộc phải thực hiện các chức năng của tâm thất trái và tâm thất phải.
Rất khó để phát hiện dị tật tim bẩm sinh trong thai kỳ bởi vì tuần hoàn phổi và tuần hoàn hệ thống bình thường song song với nhau.
Do đó, khi trẻ sơ sinh gặp các dấu hiệu như tím tái, khó thở, các bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thổi ở tim hoặc thông qua các xét nghiệm, siêu âm tim để chẩn đoán chính xác.
Nguyên nhân của bệnh tim đơn thất
Trung bình cứ 5000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ mắc bệnh tim 1 thất. Khi tim không phát triển bình thường trong quá trình phát triển của thai nhi có thể dẫn đến tình trạng tim 1 tâm thất. Rất khó để xác định nguyên nhân gây nên dị tật tim bẩm sinh này nhưng một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Di truyền : Các nghiên cứu đều chứng minh rằng các bất thường về tim bẩm sinh đều liên quan tới yếu tố di truyền. Khả năng sinh con mắc bệnh tim 1 thất sẽ cao hơn nếu cha mẹ hoặc anh chị em cũng mắc bệnh này.
Nhiễm trùng thai kỳ: Nếu người mẹ tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng như hóa chất độc hại, chất kích thích đều có khả năng khiến thai nhi bị dị tật về tim.
Bất thường về nhiễm sắc thể: Hội chứng Down và các bất thường về nhiễm sắc thể khác có liên quan đến việc mắc các vấn đề về tim bẩm sinh như tim 1 tâm thất.
Các bất thường về tim bẩm sinh khác: Trẻ sinh ra có các dị tật tim bẩm sinh khác như hội chứng thiểu sản tim trái hoặc tâm thất trái có hai cửa vào cũng làm tăng nguy cơ bị tim 1 thất.
Các triệu chứng của tim đơn thất là gì?
Khả năng bơm máu của tim gặp khó khăn ở những bệnh nhân mắc tim 1 thất. Mức độ khiếm khuyết của dị tật tim, tuổi tác sẽ ảnh hưởng tới mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bệnh nhân có thể mất vài năm mới nhận thấy các triệu chứng thể hiện rõ ràng. Bao gồm:
- Da tím tái: Nồng độ oxy trong máu thấp gây ra tình trạng da xanh, tím tái.
- Khó thở: Do lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đủ, bệnh nhân có tim một thất thường bị khó thở khi hoạt động thể chất thậm chí khi nghỉ ngơi.
- Mệt mỏi: Cảm thấy đuối sức sau khi vận động (bao gồm vận động nhẹ).
- Ăn kém: Trẻ sơ sinh ăn kém hoặc bỏ bú.
- Đổ mồ hôi : Cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi để bù đắp lượng oxy cung cấp bị giảm.
- Phù nề: Sưng phù xuất hiện do tích tụ dịch cơ thể ở chân, mắt cá chân và bàn chân.
- Tim đập nhanh: Cảm giác tim đập mạnh ở ngực, nhịp tim không đều.
- Ngất xỉu hoặc bất tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Cách kiểm soát các triệu chứng của tim một thất
Thay vì suy nghĩ tiêu cực, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng diễn biến nghiêm trọng bằng các cách dưới đây:
Thuốc: Mục đích của việc dùng thuốc là giảm nhẹ các triệu chứng hoặc giúp ổn định sức khỏe trước khi phẫu thuật như thuốc chẹn beta để làm chậm nhịp tim, thuốc ức chế ACE (men chuyển angiotensin) để hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu để hỗ trợ loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
Liệu pháp oxy: Nếu nồng độ oxy của bệnh nhân thấp, bác sĩ có thể yêu cầu đưa một lượng oxy thích hợp vào cơ thể giúp cung cấp oxy cho máu.
Thay đổi lối sống: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh (tăng cường rau xanh, hạn chế dầu mỡ, đường, muối); tập luyện và chăm sóc sức khỏe tốt là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân sống lâu và sống khỏe.
Theo dõi sức khỏe thường xuyên: Những người có tim đơn thất nên chủ động tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về những triệu chứng sức khỏe bất thường
Bệnh tim một thất có chữa được không?
Bệnh tim một 1 sẽ được can thiệp khi trẻ sinh ra. Theo thống kê, bệnh nhân tim một thất có thể tiếp tục kéo dài sự sống trong 20 năm tiếp theo. Trẻ em được chẩn đoán tim một thất từ trong bào thai có nguy cơ sinh non, nhẹ cân.
Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện 1 hoặc vài phương pháp can thiệp khác nhau để điều trị bệnh tim một thất.
Các phương pháp điều trị
Mục tiêu chính của điều trị tim một tâm thất là duy trì đủ lưu lượng máu đến cơ thể và phục hồi chức năng của tâm thất còn lại.
Dải động mạch phổi
Tiến hành đặt một dải vải hẹp xung quanh động mạch phổi. Sau đó thắt chặt vừa đủ để lưu lượng máu bơm vào phổi, giảm áp lực cho động mạch phổi.
Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ - động mạch phổi
Áp dụng với những bệnh nhân bị hẹp động mạch phổi để giúp tăng lưu lượng máu ở phổi và cải thiện độ bão hòa oxy.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật Norwood
Kết nối động mạch phổi và động mạch chủ để cung cấp đủ lưu lượng máu đến cơ thể.
Phẫu thuật Glenn
Dẫn máu từ phần trên cơ thể vào phổi.
Phẫu thuật Fontan
Hoàn thành việc phân chia tuần hoàn phổi và hệ thống bằng cách đưa máu từ phần dưới cơ thể thẳng đến phổi.
Ghép tim
Một số trường hợp mắc bệnh tim 1 thất nặng, tiên lượng xấu và không đáp ứng các hình thức điều trị khác có thể được ghép tim.
Bệnh tim 1 thất khá phức tạp và khó kiểm soát nhưng sự phát triển của y học hiện đại đã giúp kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Đăng ký thăm khám và kiểm tra sức khỏe tim mạch tại Chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hồng ngọc để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Chuyên khoa Tim mạch – BVĐK Hồng Ngọc: Địa chỉ uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý Tim mạch:
Thông tin liên hệ:
Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 626
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.