Sa sút trí tuệ là bệnh lý nghiêm trọng khiến người già mất đi năng lực tự chủ trong cuộc sống. Hiện nay, sa sút trí tuệ ở người trẻ khởi phát từ sớm gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn thế.
Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ ở người trẻ
Sa sút trí tuệ là căn bệnh của người già, khởi phát từ độ tuổi 65 tuổi trở lên. Bệnh lý khiến người bệnh mất khả năng ghi nhớ, tư duy, làm suy yếu nhiều chức năng cơ quan của cơ thể.
Tỉ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người trẻ thời điểm hiện nay ngày càng tăng. Điều này gây ra nhiều hệ lụy hơn cả. Người bệnh mất khả năng làm việc, sinh hoạt độc lập, tạo gánh nặng cho gia đình, cho xã hội.
Sa sút trí tuệ ở người trẻ hiện nay không hề hiếm gặp
Với nguy cơ kể trên, nguyên nhân khởi phát sa sút trí tuệ ở người trẻ được quan tâm hơn bao giờ hết. Các nguyên nhân khiến bệnh khởi phát là:
- Stress, căng thẳng, áp lực: khiến cho các tế bào thần kinh bị thoái hóa.
- Dung nạp nhiều chất kích thích: gây ức chế thần kinh khiến cho não bộ bị ảnh hưởng.
- Phụ thuộc vào công nghệ: ít giao tiếp thực tế (tương tác tĩnh với môi trường không có thật). Lâu dần, các dây thần kinh bị trì trệ, gây nên sa sút trí tuệ ở người trẻ.
- Phản ứng phụ: khi sử dụng thuốc hoặc do nhiễm trùng đảo ngược khi điều trị bệnh.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ
Khi mới khởi phát, sa sút trí tuệ không có dấu hiệu rõ ràng. Mới đầu bệnh nhân sẽ bị đãng trí, hay quên các thông tin mới. Thời gian sau, bệnh nhân hay quên, lẫn lộn các thông tin dù mới hay đã ghi nhớ lâu rồi.
Nếu đang có nghi ngờ về nguy cơ mắc phải sa sút trí tuệ ở người trẻ, hãy theo dõi các dấu hiệu sau đây:
Mất trí nhớ ngắn hạn
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân vẫn nhớ lại được các thông tin/ sự việc trong quá khứ. Thế nhưng, người bệnh lại hay quên những thông tin mới: ra khỏi nhà quên tắt đèn, vừa nói chuyện xong đã quên, quên những việc cần làm,…
Đây được gọi là một dạng mất trí nhớ ngắn hạn. Điều này có nghĩa là sức khỏe não bộ đã có vấn đề. Người bệnh cần chú ý theo dõi bởi đây là dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ.
Tâm trạng thất thường
Các nguyên nhân khiến người trẻ thay đổi tâm trạng thất thường có thể là: do áp lực công việc, áp lực cuộc sống,… Tuy nhiên, cần xem xét kĩ xem tình trạng này có cực đoan hơn bình thường hay không. Nếu cảm xúc, tâm trạng thay đổi và có phát sinh các hành vi bạo lực thì đây cũng là dấu hiệu sớm của bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ.
Người bệnh không thể phân biệt được sự thay đổi trong tính cách khi mắc sa sút trí tuệ. Vậy nên cần lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh để thay đổi, rút kinh nghiệm cũng như có phương án chẩn đoán bệnh từ sớm.
Có thể bạn quan tâm:
- Suy giảm trí nhớ: Những điều bạn cần phải biết
- Tổng quan về sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, điều trị thế nào?
- Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ: Không nên chủ quan trước các dấu hiệu
Giảm năng suất công việc
Khi cảm thấy khó hoàn thành các công việc quen thuộc, thì đây cũng là một dấu hiệu tiêu biểu của chứng sa sút trí tuệ. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy khó khăn hơn khi chơi trò chơi, tham gia đố vui, suy luận, làm toán,…
Lẫn lộn không phân biệt được thời gian, chi tiết tiểu tiết
Ở giai đoạn mới khởi phát, sa sút trí tuệ ở người trẻ khiến người bệnh sai lệch tư duy: sai kiến thức, sai phép tính đơn giản, sai công thức món ăn quen thuộc,… Thậm chí, người bệnh chỉ nhớ/ phân biệt được những vấn đề bề nổi và không thể đi sâu vào chi tiết.
Thờ ơ với mọi thứ xung quanh
Người bệnh sẽ cảm thấy mất hứng thú với các hoạt động thường ngày và không muốn làm gì. Các thói quen, sở thích hàng ngày người bệnh cũng không còn quan tâm đến.
Mất phương hướng
Mất nhận thức về phương hướng khiến cho người bệnh không rõ đâu là hướng đi đúng khi về nhà. Có những trường hợp người bệnh quên cả đường về nhà, đường đến nơi làm việc.
Sa sút trí tuệ ở người trẻ khiến người bệnh gặp rắc rối trong việc tư duy, ghi nhớ
Cần làm gì để phòng tránh sa sút trí tuệ ở người trẻ
Nếu như mắc các dấu hiệu sa sút trí tuệ ở người trẻ như trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán và phát hiện bệnh từ sớm. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp làm chậm tiến triển của bệnh, giúp tạo thuận lợi khi điều trị.
Với những tình trạng chưa mắc sa sút trí tuệ ở người trẻ, cần có những biện pháp phòng tránh bệnh. Hãy tham khảo các đề mục dưới đây:
- Duy trì các thói quen tốt.
- Tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe thường xuyên: giúp tăng tiếp xúc thực tế với mọi người, kích thích tuần hoàn máu não.
- Từ bỏ khói thuốc: loại bỏ nguy cơ ức chế thần kinh do thuốc lá.
- Bổ sung dinh dưỡng cho não bộ: có trong vitamin D, omega 3, omega 6,…
- Ngủ đủ giấc: chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp não bộ nghỉ ngơi, hoạt động tốt.
- Khám sức khỏe định kỳ cũng là phương án giúp phát hiện nguy cơ sa sút trí tuệ ở người trẻ.
- Điều trị dứt điểm các mặt bệnh nguy cơ.
Rất nhiều bệnh lý nguy cơ có ảnh hưởng đến việc khởi phát sa sút trí tuệ ở người trẻ. Đó là: bệnh alzheimer, bệnh mạch máu, huyết áp thấp, nhồi máu đa ổ, tiểu đường,… Việc kiểm soát và điều trị hiệu quả các bệnh trên giúp ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ.
Sa sút trí tuệ ở người trẻ gây nên gánh nặng lớn cho bản thân, gia đình người bệnh và xã hội. Việc phòng tránh và điều trị bệnh cần được chú trọng hơn bao giờ hết.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.