Bạn có bệnh tiểu đường! Bạn có bệnh về tiêu hóa! Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh và lo lắng liệu có thể làm được nội soi hay không?
Về cơ bản bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể tiến hành nội soi tiêu hóa bình thường. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho nội soi tiêu hóa ở các bệnh nhân tiểu đường có khác biệt vì nguy cơ hạ đường huyết trước, trong và sau khi làm thủ thuật, một số trường hợp sau khi làm thủ thuật có thể xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Hãy cùng chúng tôi giải đáp về vấn đề này!
Nếu bạn có bệnh tiểu đường hãy chắc chắn bạn có những kiến thức cơ bản và tình trạng bệnh của bạn đang được kiểm soát tốt, nếu tình trạng bệnh chưa được kiểm soát tốt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất của các chuyên gia về nội tiết.
Bệnh nhân tiểu đường nội soi dạ dày
Về cơ bản bạn cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng (Nếu bạn có ăn đêm sẽ là 10 tiếng) trước khi tiến hành nội soi dạ dày để đảm bảo thức ăn đã ra hết khỏi dạ dày như vậy sẽ giúp bác sỹ dễ dàng quan sát các tổn thương trong dạ dày bạn và đảm bảo cho bạn không bị sặc thức ăn trong quá trình nội soi và gây mê.
Đối với bệnh nhân tiểu đường việc nhịn ăn kéo dài có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết nên nếu bạn có lịch nội soi dạ dạy hãy lưu ý:
- Ngừng tất cả các thuốc điều trị tiểu đường buổi sáng ngày bạn có lịch nội soi dạ dày .
- Thử đường máu 2h / lần từ lúc bạn thức dậy cho đến lúc nội soi dạ dày.
- Nếu đường máu của bạn 4mmol/L hoặc bạn có các triệu chứng của hạ đường huyết (Cảm giác đói cồn cào, mệt thỉu, run tay chân, choáng váng, đánh trống ngực, vã mồ hôi lạnh) hãy ngậm chút kẹo ngọt hoặc uống một chút nước đường để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Sau khi nội soi dạ dày xong, bạn có thể ăn uống và sử dụng các thuốc tiểu đường lại theo chế độ hàng ngày của bạn. Hãy lưu ý các dấu hiệu hạ đường huyết và uống thêm nước đường nếu cần thiết.
Nội soi được áp dụng để phát hiện vết loét dạ dày
Bệnh nhân tiểu đường nội soi đại tràng
Để chuẩn bị cho nội soi đại tràng bạn cần chuẩn bị ruột thật sạch giúp bác sỹ thực hiện thủ thuật và quan sát các tổn thương bất thường trong lòng ruột của bạn một cách dễ dàng. Đối với bệnh nhân tiểu đường có lịch nội soi đại tràng bạn cần lưu ý:
- Hãy liên hệ trước với bác sỹ để thông báo về tình trạng bệnh tiểu đường, các biến chứng mà bạn gặp, các thuốc mà bạn đang sử dụng để nhận được sự tư vấn và đặt lịch nội soi đại tràng.
- Ba ngày trước khi nội soi đại tràng, bạn nên ăn các bữa nhẹ như cơm, mỳ, súp, cháo sữa… Không nên ăn các loại thịt đỏ, các thực phẩm nhiều chất xơ và có hạt như rau, dưa cà, măng, thanh long, ổi, dưa hấu…
- Một ngày trước khi nội soi đại tràng bạn không nên sử dụng các thuốc gây hạ đường huyết kéo dài mà nên chuyển sang sử dụng METFORMIN, trong trường hợp bạn đang sử dụng insulin hãy giảm liều xuống một nửa và theo dõi sát đường máu của bạn (Kiểm tra đường máu trước tất cả các mũi tiêm). Sự thay đổi này là tạm thời và sẽ giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết trong ngày làm thủ thuật.
- Ngừng tất cả các thuốc điều trị tiểu đường buổi sáng ngày bạn có lịch nội soi đại tràng.
- Thử đường máu 2h / lần từ lúc bạn thức dậy cho đến lúc nội soi đại tràng.
- Nếu đường máu của bạn 4mmol/L hoặc bạn có các triệu chứng của hạ đường huyết (Cảm giác đói cồn cào, mệt thỉu, run tay chân, choáng váng, đánh trống ngực, vã mồ hôi lạnh) hãy ngậm chút kẹo ngọt hoặc uống một chút nước đường để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nếu đường máu của bạn tăng quá cao vì sự ngừng thuốc này, hãy thông báo với chúng tôi để có sự trợ giúp điều chỉnh đường máu của bạn.
- Bạn cần ngừng uống nước ít nhất 2h trước khi làm thủ thuật và gây mê.
Quy trình nội soi đại tràng diễn ra nhanh chóng và cho kết quả chính xác
Sau khi nội soi đại tràng xong, bạn có thể ăn uống và sử dụng các thuốc tiểu đường lại theo chế độ hàng ngày của bạn. Quá trình tẩy ruột có thể làm cơ thể bạn mất nước và làm tăng đường huyết của bạn sau khi làm thủ thuật nên hãy cố gắng uống thật nhiều nước.
Khi về nhà, hãy lưu ý các dấu hiệu bất thường như: Mệt mỏi, không ăn uống được, nôn nhiều, tiêu chảy nhiều hoặc đường máu của bạn > 15mmol/L. Hãy liên lạc lại với chúng tôi để nhận được sự trợ giúp.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Đăng ký tại đây:
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Bạn có bệnh tiểu đường! Bạn có bệnh về tiêu hóa! Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh và lo lắng liệu có thể làm được nội soi hay không?
Về cơ bản bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể tiến hành nội soi tiêu hóa bình thường. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho nội soi tiêu hóa ở các bệnh nhân tiểu đường có khác biệt vì nguy cơ hạ đường huyết trước, trong và sau khi làm thủ thuật, một số trường hợp sau khi làm thủ thuật có thể xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Hãy cùng chúng tôi giải đáp về vấn đề này!
Nếu bạn có bệnh tiểu đường hãy chắc chắn bạn có những kiến thức cơ bản và tình trạng bệnh của bạn đang được kiểm soát tốt, nếu tình trạng bệnh chưa được kiểm soát tốt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất của các chuyên gia về nội tiết.
Bệnh nhân tiểu đường nội soi dạ dày
Về cơ bản bạn cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng (Nếu bạn có ăn đêm sẽ là 10 tiếng) trước khi tiến hành nội soi dạ dày để đảm bảo thức ăn đã ra hết khỏi dạ dày như vậy sẽ giúp bác sỹ dễ dàng quan sát các tổn thương trong dạ dày bạn và đảm bảo cho bạn không bị sặc thức ăn trong quá trình nội soi và gây mê.
Đối với bệnh nhân tiểu đường việc nhịn ăn kéo dài có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết nên nếu bạn có lịch nội soi dạ dạy hãy lưu ý:
- Ngừng tất cả các thuốc điều trị tiểu đường buổi sáng ngày bạn có lịch nội soi dạ dày .
- Thử đường máu 2h / lần từ lúc bạn thức dậy cho đến lúc nội soi dạ dày.
- Nếu đường máu của bạn 4mmol/L hoặc bạn có các triệu chứng của hạ đường huyết (Cảm giác đói cồn cào, mệt thỉu, run tay chân, choáng váng, đánh trống ngực, vã mồ hôi lạnh) hãy ngậm chút kẹo ngọt hoặc uống một chút nước đường để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Sau khi nội soi dạ dày xong, bạn có thể ăn uống và sử dụng các thuốc tiểu đường lại theo chế độ hàng ngày của bạn. Hãy lưu ý các dấu hiệu hạ đường huyết và uống thêm nước đường nếu cần thiết.
Nội soi được áp dụng để phát hiện vết loét dạ dày
Bệnh nhân tiểu đường nội soi đại tràng
Để chuẩn bị cho nội soi đại tràng bạn cần chuẩn bị ruột thật sạch giúp bác sỹ thực hiện thủ thuật và quan sát các tổn thương bất thường trong lòng ruột của bạn một cách dễ dàng. Đối với bệnh nhân tiểu đường có lịch nội soi đại tràng bạn cần lưu ý:
- Hãy liên hệ trước với bác sỹ để thông báo về tình trạng bệnh tiểu đường, các biến chứng mà bạn gặp, các thuốc mà bạn đang sử dụng để nhận được sự tư vấn và đặt lịch nội soi đại tràng.
- Ba ngày trước khi nội soi đại tràng, bạn nên ăn các bữa nhẹ như cơm, mỳ, súp, cháo sữa… Không nên ăn các loại thịt đỏ, các thực phẩm nhiều chất xơ và có hạt như rau, dưa cà, măng, thanh long, ổi, dưa hấu…
- Một ngày trước khi nội soi đại tràng bạn không nên sử dụng các thuốc gây hạ đường huyết kéo dài mà nên chuyển sang sử dụng METFORMIN, trong trường hợp bạn đang sử dụng insulin hãy giảm liều xuống một nửa và theo dõi sát đường máu của bạn (Kiểm tra đường máu trước tất cả các mũi tiêm). Sự thay đổi này là tạm thời và sẽ giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết trong ngày làm thủ thuật.
- Ngừng tất cả các thuốc điều trị tiểu đường buổi sáng ngày bạn có lịch nội soi đại tràng.
- Thử đường máu 2h / lần từ lúc bạn thức dậy cho đến lúc nội soi đại tràng.
- Nếu đường máu của bạn 4mmol/L hoặc bạn có các triệu chứng của hạ đường huyết (Cảm giác đói cồn cào, mệt thỉu, run tay chân, choáng váng, đánh trống ngực, vã mồ hôi lạnh) hãy ngậm chút kẹo ngọt hoặc uống một chút nước đường để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nếu đường máu của bạn tăng quá cao vì sự ngừng thuốc này, hãy thông báo với chúng tôi để có sự trợ giúp điều chỉnh đường máu của bạn.
- Bạn cần ngừng uống nước ít nhất 2h trước khi làm thủ thuật và gây mê.
Quy trình nội soi đại tràng diễn ra nhanh chóng và cho kết quả chính xác
Sau khi nội soi đại tràng xong, bạn có thể ăn uống và sử dụng các thuốc tiểu đường lại theo chế độ hàng ngày của bạn. Quá trình tẩy ruột có thể làm cơ thể bạn mất nước và làm tăng đường huyết của bạn sau khi làm thủ thuật nên hãy cố gắng uống thật nhiều nước.
Khi về nhà, hãy lưu ý các dấu hiệu bất thường như: Mệt mỏi, không ăn uống được, nôn nhiều, tiêu chảy nhiều hoặc đường máu của bạn > 15mmol/L. Hãy liên lạc lại với chúng tôi để nhận được sự trợ giúp.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Đăng ký tại đây:
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc