Tê bì tay chân có nguy hiểm không?
vi
  • vi
  • en

Tê bì tay chân có nguy hiểm không?

02-02-2021

Tê bì tay chân là hội chứng khá phổ biến trong các bênh thần kinh. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày. Vì thế, cần điều trị sớm để cuộc sống của người bệnh không bị đảo lộn.

Tê bì tay chân là bệnh gì?

Tê bì chân tay hiểu đơn giản là cảm giác bị tê ở tay hoặc ở chân do các dây thần kinh đang bị chèn ép. Hầu hết các trường hợp đều cảm thấy tê nhiều ở các ngón giữa và ngón trỏ.

Khi mắc bệnh lý này, người bệnh thường có cảm giác ngón tay, ngón chân như bị kim đâm hoặc kiến bò. Thậm chí, có người còn mất cảm giác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, việc vận động cũng khó khăn hơn.

Tê bì chân tay thường có cảm giá tê ở cánh tay trước, sau đó lan xuống cổ tay, bàn tay và ngón tay. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm, nếu không việc cầm nắm, đi đứng của người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

te-bi-tay-chan Tê bì tay chân có thể là biểu hiện sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý

Tê bì tay chân có triệu chứng như thế nào?

Không chỉ có triệu chứng tê tay, cảm giác như kim đâm hay kiến bò ở tay chân mà người bị tê bì tay chân còn gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Đau mỏi vai gáy, có thể lan xuống nửa người.

  • Tay chân mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm.

  • Tê cánh tay sau đó lan xuống ngón tay. Khi nằm lâu hoặc để yên tay chân ở một vị trí trong thời gian dài sẽ có cảm giác râm ran như kiến bò.

  • Có cảm giác như châm chính, nóng bỏng ở tứ chi.

  • Chuột rút ở tay, chân.

Khi có những triệu chứng này, người bệnh nên nghĩ ngay đến việc mình có thể bị tê bì chân tay và cần đi khám ngay.

Nguyên nhân gây tê bì tay chân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì chân tay, có thể do sinh lý hoặc do bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân này chủ yếu là do người bệnh hoạt động sai tư thế, mặc đồ quá bó, khoanh chân hoặc đứng quá lâu có thể dẫn đến tê ở tay, chân. Nguyên nhân là do máu không lưu thông được bình thường. Bạn chỉ cần đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi thì cảm giác này sẽ thuyên giảm.

...
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay