Đa ối là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm, không chỉ gây khó chịu cho mẹ bầu mà còn có khả năng đe dọa đến tính mạng của thai nhi.
Đa ối là gì?
Đa ối hiểu một cách đơn giản là tình trạng tích tụ quá nhiều nước ối. Trong đó nước ối là phần chất lỏng bao bọc và được thải từ thận của thai nhi, có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương khi còn ở trong bụng mẹ. Đồng thời, nước ối có tác dụng kháng khuẩn giúp bảo vệ thai nhi khỏi bị nhiễm trùng và giúp phổi phát triển.
Ngoài ra, nước ối còn chứa dinh dưỡng từ mẹ. Thai nhi thỉnh thoảng sẽ nuốt nước ối để phát triển và giúp vị giác tốt hơn. Nước ối cũng có tác dụng giữ thân nhiệt thai nhi được ổn định.
Nước ối bắt đàu xuất hiện từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ và tăng dần, đến tuần thứ 37 sẽ được khoảng 1 lít. Lượng nước sẽ giảm dần và đến tuần thứ 40 thì còn khoảng 0,5 lít.. Trong trường hợp lượng nước ối vượt quá 2000ml sẽ được xác định là dư ối, đa ối. Tình trạng này có trầm trọng và nguy hiểm hay không sẽ còn phụ thuộc vào các chỉ số có trong nước ối. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của mẹ để tìm ra phương hướng giải quyết hiệu quả nhất.
Đa ối khiến bà bầu luôn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và còn có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Nguyên nhân gây đa ối
Đa ối có khả năng phải đình trì thai sớm nếu có những triệu chứng trầm trọng
Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây đa ối. Tuy nhiên, có nhiều tác nhân có thể làm gia tăng nguy cơ đa ối, có thể do người mẹ, do thai nhi hay do phần phụ của thai.
Đa ối có thể xuất phát từ một số bệnh lý của mẹ
Phụ nữ bị đái tháo đường trước hoặc trong khi mang bầu là nguyên nhân thường gặp. Có khoảng 10% phụ nữ mang thai bị đái tháo đường gặp phải tình trạng đa ối nếu không được kiểm soát bệnh tốt.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị các bệnh tán huyết thứ phát gây ra do kháng thể bất thường hay kháng thể Rh sẽ khiến thai nhi bị thiếu máu trầm trọng hoặc bị phù thai. Tình trạng này liên quan đến đa ối.
Việc mẹ bị nhiễm virus khi mang thai như virus rubella cũng có thể gây đa ối.
Dị tật thai nhi có thể gây đa ối
Nếu thai nhi bị bất thường hệ thống thần kinh trung ương như vô sọ, khuyết tật ống nơ ron thần kinh hay bị khuyết tật cấu trúc hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng đa ối. Các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi cũng tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Bên cạnh đó, hội chứng truyền máu song thai cũng là nguyên nhân gây đa ối. Song thai một màng đệm, hai túi ối là biến chứng do đa ối gây ra.
Một số bất thường tại phần phụ khác
Rau thai bất thường, u mạch máu màng đệm có thể dẫn đến suy tim thai và gây nên tình trạng đa ối.
Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây
Các dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu bị đa ối
Đa ối được chia thành đa ối cấp và đa ối mạn, tuy nhiên, đa ối cấp ít gặp hơn. Mỗi loại lại có dấu hiệu nhận biết riêng.
Dấu hiệu đa ối cấp
Đa ối cấp thường xảy ra vào tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ và dễ gây chuyển dạ sớm, trước tuần thứ 28. Nhiều trường hợp phải đình chỉ thai nghén do các triệu chứng quá trầm trọng. Tình trạng này thường có các biểu hiện như:
Bụng to nhanh một cách bất thường và căng cứng hơn
Tử cung căng cứng, ấn vào có cảm giác đau
Không sờ được các bộ phận của thai nhi
Âm đạo căng phồng, cổ tử cung hé mở và đầu gối căng
Mẹ bị phù và giãn tĩnh mạch, nhất là ở chi dưới do tĩnh mạch chủ bị chèn ép
Khi có những biểu hiện này mẹ bầu cần liên hệ với bác sĩ Sản khoa có kinh nghiệm và đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Khi cảm thấy bụng to nhanh, căng cứng, mẹ bầu nên đi khám ngay
Đa ối mãn
Tình trạng đa ối mãn tính chiếm tới 95% các trường hợp bị đa ối. Chúng thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Vì là mãn tính nên tình trạng này tiến triển chậm, mẹ bầu khó phát hiện và cũng dễ thích nghi với các triệu chứng.
Trong những tháng cuối của thai kỳ, bụng và tử cung to hơn, mẹ cảm thấy nặng nề, khó thở. Dấu hiệu này hết sức bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay, khi:
- Cảm thấy tử cung to hơn nhiều so với tuổi thai
- Sờ khó thấy các cực của thai nhi
- Đoạn dưới âm đạo căng phồng
- Bụng có dấu hiệu sóng vỗ
Những biểu hiện này đều có thể là dấu hiệu của đa ối mãn tính nên mẹ cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án xử trí kịp thời, hiệu quả.
Bất cứ bất thường sản khoa nào cũng đều nguy hiểm, tùy thuộc vào tính chất mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Đa ối cũng là một tình trạng không ngoại lệ.
Đa ối xuất hiện càng sớm, lượng nước ối càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng cao. Dưới đây là một số rủi ro mẹ và thai nhi có thể gặp phải do đa ối gây nên:
Vỡ màng ối sớm do nước ối quá nhiều. tăng áp lực lên màng ối gây vỡ Bong nhau non
Sự phát triển của thai nhi bị hạn, dễ gặp các vấn đề về phát triển khung xương
Đa ối làm mẹ dễ sinh non dẫn đến các chức năng, bộ phận của bé chưa được hoàn thiện
Nguy cơ băng huyết sau sinh cao hơn những sản phụ có lượng ối vừa đủ do lượng nước ối lớn khiến tử cung bị chèn ép và khó co lại như thông thường
Trường hợp xấu nhất là thai chết lưu, đình chỉ thai nghén khi bị đa ối cấp nặng ở tuần 20 - 24
Cần làm gì khi bị đa ối?
Đa ối gặp ở nhiều phụ nữ mang thai nhưng nếu ở trường hợp nhẹ thì mẹ không cần quá lo lắng. Bác sĩ sẽ căn dặn mẹ nên khám thai thường xuyên và kê một số loại thuốc lợi tiểu để có thể giảm bớt nước ối. Nếu nguyên nhân gây đa ối do nhiễm khuẩn thì mẹ bầu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh an toàn với thai nhi.
Với tình trạng nặng, mẹ bầu cần được theo dõi sát sao hơn để xem có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Nếu lượng nước tăng quá nhanh cần phải chọc ối để hút bớt nước. Trường hợp gần đến ngày dự sinh, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai sớm để bảo vệ thai nhi.
Nhiều trường hợp, mẹ bầu phải nằm viện để theo dõi và can thiệp ngay nếu xuất hiện các triệu chứng xấu như khó thở, đau tức ngực, bụng to nhanh đột ngột…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Không nên quá lo lắng vì không phải ai bị đa ối cũng đều gây nguy hiểm đến thai nhi
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc quá sức. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, nặng nề khi thai nhi ngày càng lớn, mẹ hãy cân nhắc việc nghỉ thai sản sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đa ối có sinh thường được không?
Tình trạng đa ối không chỉ gây nguy hiểm với thai nhi mà còn có khả năng làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển dạ và sinh nở của mẹ. Câu hỏi "đa ối có sinh thường được không?" là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.
Các bác sĩ cho biết, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nguy hiểm của đa ối mà ở mỗi sản phụ sẽ có những chỉ định khác nhau. Mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường nếu dịch ối đã ổn định. Tuy nhiên, trong các trường hợp có nguy cơ biến chứng nặng thì chỉ định sinh mổ sẽ được đưa ra để đảm bảo an toàn. Cụ thể:
Dịch ối quá nhiều trước khi chuyển dạ, đối mặt với nguy cơ vỡ màng ối
Kiểm tra trước sinh thấy thai nhi có thể chết lưu vì lượng ối quá lớn.
Cân nặng của thai nhi quá lớn
Sai ngôi thai hoặc vỡ ối khẩn cấp
Một số trường hợp khác như nhau bong non, sa dây rốn hoặc dây rốn quấn cỏ sẽ được chỉ định đẻ mổ.
Bị đa ối tuần thứ 36 có nên sinh sớm không?
Từ tuần thứ 36 - 37 của thai kỳ, đa ối có thể diễn tiến thành đa ối cấp hết sức nguy hiểm nên nhiều mẹ bầu lo lắng liệu có nên mổ chủ động, sinh con sớm để đảm bảo an toàn hay không?
Nếu mẹ không có các triệu chứng của đa ối cấp như khó thở nhiều, đau tức ngực, bụng luôn căng cứng thì không cần phải sinh sớm. Để đảm bảo an toàn nhất, mẹ có thể nằm viện để được theo dõi sát sao và xử lý kịp thời khi không may xảy ra biến chứng.
Từ tuần thứ 36 trở đi, mẹ bầu bị đa ối cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như dưới đây:
Ăn nhiều rau xanh nhưng hạn chế những loại chứa nhiều nước như dưa chuột, cần tây... Khi chế biến cũng nên hạn chế chế biến dưới dạng canh, soup
Đảm bảo lượng protein và chất đạm trong các bữa ăn hàng ngày, nên ăn nhiều hải sản và thịt động vật
Ăn nhiều trái cây nhưng không nên ăn các loại trái cây mọng nước như bưởi, dưa hấu… Hãy thay thế chúng bằng những loại quả khác như táo, đu đủ, chuối…
Mẹ bầu bị đa ối chỉ nên uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày
Không nên ăn mặn vì muối có khả năng trữ nước trong cơ thể
Khám thai mỗi tuần để theo dõi tình trạng ối, ngôi thai cũng như theo dõi tim thai để đánh giá sức khỏe của thai nhi
Khi có những dấu hiệu bất thường như khó thở, đau cứng bụng, rỉ ối… mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay.
Đa ối là bất thường sản khoa có tính nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu… Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý những dấu hiệu bất thường và đi khám thai định kỳ thường xuyên để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
**Lưu ý:Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
Đa ối là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm, không chỉ gây khó chịu cho mẹ bầu mà còn có khả năng đe dọa đến tính mạng của thai nhi.
Đa ối là gì?
Đa ối hiểu một cách đơn giản là tình trạng tích tụ quá nhiều nước ối. Trong đó nước ối là phần chất lỏng bao bọc và được thải từ thận của thai nhi, có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương khi còn ở trong bụng mẹ. Đồng thời, nước ối có tác dụng kháng khuẩn giúp bảo vệ thai nhi khỏi bị nhiễm trùng và giúp phổi phát triển.
Ngoài ra, nước ối còn chứa dinh dưỡng từ mẹ. Thai nhi thỉnh thoảng sẽ nuốt nước ối để phát triển và giúp vị giác tốt hơn. Nước ối cũng có tác dụng giữ thân nhiệt thai nhi được ổn định.
Nước ối bắt đàu xuất hiện từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ và tăng dần, đến tuần thứ 37 sẽ được khoảng 1 lít. Lượng nước sẽ giảm dần và đến tuần thứ 40 thì còn khoảng 0,5 lít.. Trong trường hợp lượng nước ối vượt quá 2000ml sẽ được xác định là dư ối, đa ối. Tình trạng này có trầm trọng và nguy hiểm hay không sẽ còn phụ thuộc vào các chỉ số có trong nước ối. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của mẹ để tìm ra phương hướng giải quyết hiệu quả nhất.
Đa ối khiến bà bầu luôn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và còn có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Nguyên nhân gây đa ối
Đa ối có khả năng phải đình trì thai sớm nếu có những triệu chứng trầm trọng
Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây đa ối. Tuy nhiên, có nhiều tác nhân có thể làm gia tăng nguy cơ đa ối, có thể do người mẹ, do thai nhi hay do phần phụ của thai.
Đa ối có thể xuất phát từ một số bệnh lý của mẹ
Phụ nữ bị đái tháo đường trước hoặc trong khi mang bầu là nguyên nhân thường gặp. Có khoảng 10% phụ nữ mang thai bị đái tháo đường gặp phải tình trạng đa ối nếu không được kiểm soát bệnh tốt.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị các bệnh tán huyết thứ phát gây ra do kháng thể bất thường hay kháng thể Rh sẽ khiến thai nhi bị thiếu máu trầm trọng hoặc bị phù thai. Tình trạng này liên quan đến đa ối.
Việc mẹ bị nhiễm virus khi mang thai như virus rubella cũng có thể gây đa ối.
Dị tật thai nhi có thể gây đa ối
Nếu thai nhi bị bất thường hệ thống thần kinh trung ương như vô sọ, khuyết tật ống nơ ron thần kinh hay bị khuyết tật cấu trúc hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng đa ối. Các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi cũng tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Bên cạnh đó, hội chứng truyền máu song thai cũng là nguyên nhân gây đa ối. Song thai một màng đệm, hai túi ối là biến chứng do đa ối gây ra.
Một số bất thường tại phần phụ khác
Rau thai bất thường, u mạch máu màng đệm có thể dẫn đến suy tim thai và gây nên tình trạng đa ối.
Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây
Các dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu bị đa ối
Đa ối được chia thành đa ối cấp và đa ối mạn, tuy nhiên, đa ối cấp ít gặp hơn. Mỗi loại lại có dấu hiệu nhận biết riêng.
Dấu hiệu đa ối cấp
Đa ối cấp thường xảy ra vào tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ và dễ gây chuyển dạ sớm, trước tuần thứ 28. Nhiều trường hợp phải đình chỉ thai nghén do các triệu chứng quá trầm trọng. Tình trạng này thường có các biểu hiện như:
Bụng to nhanh một cách bất thường và căng cứng hơn
Tử cung căng cứng, ấn vào có cảm giác đau
Không sờ được các bộ phận của thai nhi
Âm đạo căng phồng, cổ tử cung hé mở và đầu gối căng
Mẹ bị phù và giãn tĩnh mạch, nhất là ở chi dưới do tĩnh mạch chủ bị chèn ép
Khi có những biểu hiện này mẹ bầu cần liên hệ với bác sĩ Sản khoa có kinh nghiệm và đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Khi cảm thấy bụng to nhanh, căng cứng, mẹ bầu nên đi khám ngay
Đa ối mãn
Tình trạng đa ối mãn tính chiếm tới 95% các trường hợp bị đa ối. Chúng thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Vì là mãn tính nên tình trạng này tiến triển chậm, mẹ bầu khó phát hiện và cũng dễ thích nghi với các triệu chứng.
Trong những tháng cuối của thai kỳ, bụng và tử cung to hơn, mẹ cảm thấy nặng nề, khó thở. Dấu hiệu này hết sức bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay, khi:
- Cảm thấy tử cung to hơn nhiều so với tuổi thai
- Sờ khó thấy các cực của thai nhi
- Đoạn dưới âm đạo căng phồng
- Bụng có dấu hiệu sóng vỗ
Những biểu hiện này đều có thể là dấu hiệu của đa ối mãn tính nên mẹ cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án xử trí kịp thời, hiệu quả.
Bất cứ bất thường sản khoa nào cũng đều nguy hiểm, tùy thuộc vào tính chất mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Đa ối cũng là một tình trạng không ngoại lệ.
Đa ối xuất hiện càng sớm, lượng nước ối càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng cao. Dưới đây là một số rủi ro mẹ và thai nhi có thể gặp phải do đa ối gây nên:
Vỡ màng ối sớm do nước ối quá nhiều. tăng áp lực lên màng ối gây vỡ Bong nhau non
Sự phát triển của thai nhi bị hạn, dễ gặp các vấn đề về phát triển khung xương
Đa ối làm mẹ dễ sinh non dẫn đến các chức năng, bộ phận của bé chưa được hoàn thiện
Nguy cơ băng huyết sau sinh cao hơn những sản phụ có lượng ối vừa đủ do lượng nước ối lớn khiến tử cung bị chèn ép và khó co lại như thông thường
Trường hợp xấu nhất là thai chết lưu, đình chỉ thai nghén khi bị đa ối cấp nặng ở tuần 20 - 24
Cần làm gì khi bị đa ối?
Đa ối gặp ở nhiều phụ nữ mang thai nhưng nếu ở trường hợp nhẹ thì mẹ không cần quá lo lắng. Bác sĩ sẽ căn dặn mẹ nên khám thai thường xuyên và kê một số loại thuốc lợi tiểu để có thể giảm bớt nước ối. Nếu nguyên nhân gây đa ối do nhiễm khuẩn thì mẹ bầu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh an toàn với thai nhi.
Với tình trạng nặng, mẹ bầu cần được theo dõi sát sao hơn để xem có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Nếu lượng nước tăng quá nhanh cần phải chọc ối để hút bớt nước. Trường hợp gần đến ngày dự sinh, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai sớm để bảo vệ thai nhi.
Nhiều trường hợp, mẹ bầu phải nằm viện để theo dõi và can thiệp ngay nếu xuất hiện các triệu chứng xấu như khó thở, đau tức ngực, bụng to nhanh đột ngột…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Không nên quá lo lắng vì không phải ai bị đa ối cũng đều gây nguy hiểm đến thai nhi
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc quá sức. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, nặng nề khi thai nhi ngày càng lớn, mẹ hãy cân nhắc việc nghỉ thai sản sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đa ối có sinh thường được không?
Tình trạng đa ối không chỉ gây nguy hiểm với thai nhi mà còn có khả năng làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển dạ và sinh nở của mẹ. Câu hỏi "đa ối có sinh thường được không?" là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.
Các bác sĩ cho biết, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nguy hiểm của đa ối mà ở mỗi sản phụ sẽ có những chỉ định khác nhau. Mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường nếu dịch ối đã ổn định. Tuy nhiên, trong các trường hợp có nguy cơ biến chứng nặng thì chỉ định sinh mổ sẽ được đưa ra để đảm bảo an toàn. Cụ thể:
Dịch ối quá nhiều trước khi chuyển dạ, đối mặt với nguy cơ vỡ màng ối
Kiểm tra trước sinh thấy thai nhi có thể chết lưu vì lượng ối quá lớn.
Cân nặng của thai nhi quá lớn
Sai ngôi thai hoặc vỡ ối khẩn cấp
Một số trường hợp khác như nhau bong non, sa dây rốn hoặc dây rốn quấn cỏ sẽ được chỉ định đẻ mổ.
Bị đa ối tuần thứ 36 có nên sinh sớm không?
Từ tuần thứ 36 - 37 của thai kỳ, đa ối có thể diễn tiến thành đa ối cấp hết sức nguy hiểm nên nhiều mẹ bầu lo lắng liệu có nên mổ chủ động, sinh con sớm để đảm bảo an toàn hay không?
Nếu mẹ không có các triệu chứng của đa ối cấp như khó thở nhiều, đau tức ngực, bụng luôn căng cứng thì không cần phải sinh sớm. Để đảm bảo an toàn nhất, mẹ có thể nằm viện để được theo dõi sát sao và xử lý kịp thời khi không may xảy ra biến chứng.
Từ tuần thứ 36 trở đi, mẹ bầu bị đa ối cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như dưới đây:
Ăn nhiều rau xanh nhưng hạn chế những loại chứa nhiều nước như dưa chuột, cần tây... Khi chế biến cũng nên hạn chế chế biến dưới dạng canh, soup
Đảm bảo lượng protein và chất đạm trong các bữa ăn hàng ngày, nên ăn nhiều hải sản và thịt động vật
Ăn nhiều trái cây nhưng không nên ăn các loại trái cây mọng nước như bưởi, dưa hấu… Hãy thay thế chúng bằng những loại quả khác như táo, đu đủ, chuối…
Mẹ bầu bị đa ối chỉ nên uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày
Không nên ăn mặn vì muối có khả năng trữ nước trong cơ thể
Khám thai mỗi tuần để theo dõi tình trạng ối, ngôi thai cũng như theo dõi tim thai để đánh giá sức khỏe của thai nhi
Khi có những dấu hiệu bất thường như khó thở, đau cứng bụng, rỉ ối… mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay.
Đa ối là bất thường sản khoa có tính nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu… Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý những dấu hiệu bất thường và đi khám thai định kỳ thường xuyên để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
**Lưu ý:Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội