Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm nếu tiếp xúc với người bệnh, khi mắc lao phổi nếu không thăm khám và chữa trị kịp thời thì các vi khuẩn có thể di chuyển từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Lao phổi là bệnh gì?
Lao phổi là bệnh phổi truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, bệnh lao phổi có thể lây lan qua các con đường như sau:
Người bệnh hô hấp, khạc nhổ ra môi trường bên ngoài
Môi trường ô nhiễm, không khí ẩm ướt, khói bụi
Khi ăn các thực phẩm chứa vi khuẩn lao, như thịt động vật bị lao hoàn toàn có thể mắc bệnh
Triệu chứng của bệnh lao phổi
Các triệu chứng của bệnh lao phổi
thường dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nhau, khi có các triệu chứng dưới đây và diễn biến lâu, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để xét nghiệm chẩn đoán bệnh:Ho kéo dài liên tục trong vòng 2 tuần, khi ho sẽ kèm đờm, ho khan hoặc ho ra máu
Đau ngực và cảm giác khó thở
Cảm giác mệt mỏi và đau nhức
Bị ra mồ hôi vào ban đêm, sốt nhẹ vào buổi chiều
Chán ăn, sút cân nhanh chóng
Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
Lao phổi là bệnh có khả năng lây lan cho nhiều người, khi vi khuẩn lao theo đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh sôi và phát triển khiến hệ hô hấp và phổi bị tổn thương nghiêm trọng.
Các biến chứng có thể gặp phải nếu không chữa trị lao phổi kịp thời:
Ho ra máu: đây là triệu chứng xảy ra khi bệnh lao phổi đã diễn biến nặng do vi khuẩn lao gây hoại tử động mạch.
Tràn khí màng phổi: Vi khuẩn lao đi vào màng phổi khiến tràn mủ, vỡ hang lao vào khoang màng phổi dẫn đến đến tràn khí màng phổi.
Tràn dịch màng phổi: xảy ra do tiếp cận với một ổ lao phổi đang tiến triển
Giãn phế quản
Suy hô hấp mãn tính
U nấm phổi
Xét nghiệm chẩn đoán lao phổi
Để chẩn đoán lao phổi, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm cụ thể sau:
Xét nghiệm tiêm dưới da Mantoux: tiêm một lượng Tuberculin nhỏ và an toàn ở vị trí vùng da mặt trong cẳng tay, kết quả trả về dương tính hoặc âm tính.
Xét nghiệm máu
Chụp X-quang phổi: đây là phương pháp nhận thấy rõ dấu hiệu của bệnh lao phổi
Điều trị bệnh lao phổi
Người bị bệnh lao phổi hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp. Sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật là hai phương pháp điều trị lao phổi
được đưa vào điều trị ở thời điểm hiện tại.Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến và an toàn nhất, thời gian điều trị bằng thuốc sẽ kéo dài khoảng 8 tháng nếu uống đủ liều. Nếu người bệnh bỏ uống thuốc sẽ khiến bệnh diễn biến nặng hơn gây nguy hiểm và dẫn đến tình trạng kháng thuốc
Sử dụng loại thuốc nào và thời gian điều trị trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
Sức khỏe người bệnh
Độ tuổi mắc bệnh
Khả năng đề kháng với thuốc
Loại lao mắc phải
Điều trị bằng phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật sẽ loại bỏ những ổ lao bệnh, từ đó sẽ tạo ra hiện tượng ép phổi khiến những hang lao xẹp lại đồng thời các tổn thương do vi khuẩn lao sẽ liền sẹo lại.
Các trường hợp bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật:
Điều trị bằng thuốc không có tác dụng
Người bệnh suy hấp
Sốc thứ phát hay chảy máu
Tan sợi tơ huyết gây chảy máu nghiêm trọng.
Tình trạng nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp rủi ro khá cao vì có thể gây ra biến chứng có thể dẫn đến tử vong.
Khám lao phổi ở đâu tốt? Chi phí khám lao phổi
tự hào là một trong những địa chỉ khám lao phổi uy tín và chất lượng.Cơ sở khám phủ khắp Hà Nội, đủ điều kiện thực hiện các xét nghiệm phục vụ khám sàng lọc lao phổi, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm phục vụ khách hàng
Quy trình khám đơn giản chỉ bao gồm Khám Tổng quát và chụp Xquang phổi, bệnh nhân có thể nhận kết quả khám nhanh chóng. Mức giá khám lao phổi tùy thuộc vào gói mà khách hàng lựa chọn. Mặt khác, chi phí còn chịu ảnh hưởng nếu được áp dụng các chương trinh khuyến mãi (tùy thời điểm) của bệnh viện. Do vậy, bệnh nhân hãy liên hệ tới hotline để được nhận chi phí khám lao phổi.
Sở hữu những ưu điểm vượt trội trên, Bệnh viện Hồng Ngọc cam kết sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối khi thăm khám tại đây.
Phòng ngừa bệnh lao phổi như thế nào?
Nên áp dụng các biện pháp phòng chống dưới đây để phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi:
Tiêm phòng bệnh lao phổi
Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi.
Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
Người nhiễm bệnh lao phổi tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người...
Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp.
Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đầy đủ, tập thể dục đều đặn và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…
Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc thoáng đãng và có ánh nắng
Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh lao
Liên hệ ngay để nhận thông tin về chi phí khám lao phổi:
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.