Bệnh cúm mùa: con đường lây truyền và cách điều trị giảm nhanh triệu chứng
vi
  • vi
  • en

Bệnh cúm mùa: con đường lây truyền và cách điều trị giảm nhanh triệu chứng

23-11-2021

Cúm mùa do virus cúm gây ra, xảy ra hàng năm, chủ yếu vào mùa đông xuân, khi có sự thay đổi thời tiết. Bệnh có thể lây truyền từ người này qua người khác qua giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi.

Cúm mùa là bệnh gì?

Cúm mùa nằm trong số những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, virus cúm (Influenza virus) là nguyên nhân chính dẫn đến cúm mùa.

WHO cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 – 10% người lớn và 20 – 30% trẻ em nhiễm cúm mùa. Bệnh cúm mùa ở Việt Nam cũng ghi nhận có khoảng 1 – 1,8 triệu ca hàng năm.

Đa phần người bị cúm mùa đều tự khỏi nhưng vẫn có trường hợp cúm mùa gây ra những biến chứng nghiêm trọng (viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não…) đối với người bệnh mãn tính liên quan tới tim phổi, thận, thiếu máu, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh chuyển hóa, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai…

Phân loại chủng virus cúm mùa

Virus cúm mùa được phân thành 4 chủng, có ký hiệu là A, B, C, D. Trong đó, cúm mùa ở người do chủng A, B gây ra; chủng C thường nhẹ và không có triệu chứng, chủng D gây bệnh cho gia súc và không gây bệnh ở người.

Cúm A

Cúm mùa phổ biến nhất là cúm A, số ca nhiễm cúm A ở người chiếm khoảng 75%.

Dựa theo sự kết hợp giữa kháng nguyên ngưng kết hồng cầu Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N) (các protein chính trên bề mặt virus) sẽ phân loại virus cúm A thành nhiều phân tuýp.

Cúm A sẽ bùng phát thành những đợt dịch lớn nhỏ khác nhau nếu gặp điều kiện thuận lợi. Trong lịch sử thế giới đã từng ghi nhận các đại dịch cúm toàn cầu do các chủng virus cúm A gây nên như H5N1, H3N2, H1N1.

bệnh cúm mùa Cúm A phổ biến nhất ở người

Cúm B

Cúm B có 2 dòng: dòng B/Yamagata và dòng B/Victoria, số ca nhiễm cúm B ở người chiếm khoảng 25%.

Cúm B có khả năng lây lan rất mạnh từ người sang người nhưng nguy cơ trở thành đại dịch không cao.

Cúm C

Cúm C không có những triệu chứng lâm sàng điển hình, ít gặp và ít nguy hiểm hơn so với hai chủng cúm A và B. Bệnh do cúm C cũng không có khả năng bùng phát thành dịch ở người.

Cúm D

Cấu tạo và đặc điểm của virus cúm D tương tự như chủng virus cúm C...

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay