Bàng quang tăng hoạt gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, phiền toái đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Thậm chí, có thể biến chứng thành bệnh nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe của người bệnh.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?
Bàng quang là một bộ phận trong hệ bài tiết của con người. Bàng quang có vai trò chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và thông vào niệu đạo đẩy nước tiểu ra ngoài.
Bàng quang tăng hoạt còn được gọi là bàng quang hoạt động quá mức, là một tổn thương của bàng quang với đặc điểm là tình trạng co bóp quá mức, không đúng lúc của bàng quang khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu. Tình trạng này xuất hiện đột ngột và khó kiểm soát.
Người bị bàng quang tăng hoạt có cảm giác muốn đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, kể cả ban ngày và ban đêm. Tình trạng này ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và giấc ngủ của người bệnh.
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức
Nguyên nhân gây hội chứng bàng quang tăng hoạt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàng quang tăng hoạt. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân phổ biến sau:
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp
Uống quá nhiều nước
Sử dụng chất lợi tiểu hoặc thảo dược có tính chất lợi tiểu như râu ngô, rễ cỏ tranh
Sử dụng rượu, bia, caffeine có thể kích thích bàng quang
Có bất thường trong bàng quang ví dụ như sỏi bàng quang.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bàng quang tăng hoạt. Đặc biệt, nguy cơ mắc hội chứng này tăng dần theo tuổi tác. Bên cạnh đó, chức năng co bóp của bàng quang có thể bị ảnh hưởng nếu có bất thường về thần kinh cơ do chức năng chỉ hoạt động bình thường khi hệ cơ và thần kinh ở trạng thái tốt.
Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt có thể có các triệu chứng tương tự với một số bệnh lý khác về đường tiết niệu nên đôi khi khó chẩn đoán chính xác nếu không đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Khi mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt, người bệnh thường phải đối mặt với các triệu chứng dưới đây:
Có dấu hiệu buồn tiểu liên tục, gấp gáp, cảm giác mót tiểu, muốn đi tiểu ngay chứ không nhịn được
Đi tiểu nhiều lần trong ngày. Thông thường, người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 5 - 8 lần/ngày. Nếu đi tiểu nhiều hơn 8 lần hoặc tiểu đêm hơn 2 lần/ngày thì được cho là tiểu nhiều và đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bàng quang tăng hoạt.
Tiểu són, tiểu không kiểm soát nhất là khi người bệnh vận động mạnh, ho, hắt hơi.
Người bị bàng quang tăng hoạt thường xuyên muốn đi tiểu
Phân loại bàng quang tăng hoạt
Dựa vào các triệu chứng bệnh, người ta chia bàng quang tăng hoạt thành 2 loại chính là:
Hội chứng bàng quang tăng hoạt khô: Đặc trưng là người bệnh không bị són tiểu. Loại này chiếm ⅔ các trường hợp mắc bàng quang co bóp đột ngột.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt ướt: Với đặc trưng là người bệnh thường bị són tiểu, khiến họ cảm thấy e ngại, tự tin và mệt mỏi.
Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? Biến chứng như thế nào?
Hội chứng bàng quang không chỉ gây khó chịu, phiền toái đến cuộc sống mà có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý khác, đe dọa sức khỏe người bệnh.
Nếu không được điều trị sớm, bàng quang tăng hoạt có thể dẫn đến các hậu quả sau:
Dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu, các phần phụ và dễ tái đi tái lại.
Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn.
Gặp các vấn đề liên quan đến tình dục.
Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là rất cần thiết.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt
Để chẩn đoán bàng quang tăng hoạt, bác sĩ sẽ:
Hỏi tiền sử bệnh
Bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng người bệnh gặp phải, đã từng mắc bệnh lý gì về bàng quang, hệ thận tiết niệu hay chưa hoặc thời gian gần đây có sử dụng loại thuốc nào hay không.
Xét nghiệm
Một số xét nghiệm được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt. Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng. Chụp x-quang để đo lượng nước tiểu trong bàng quang sau khi người bệnh đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, một số xét nghiệm khác như đo niệu động học, soi bàng quang có thể cũng được chỉ định để kiểm tra kỹ hơn.
Xét nghiệm nước tiểu giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm nhiễm bàng quang
Phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Ngoài ra nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý khác nên cần được phát hiện và điều trị từ sớm.
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt thường được sử dụng gồm:
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất cho hầu hết các trường hợp mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt.
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Việc kê đúng thuốc, đúng liều sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian điều trị.
Với những trường hợp bàng quang có thể tích nhỏ, độ giãn kém thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở rộng bàng quang. Phương pháp này cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì nó cũng có nhược điểm.
Kích thích thần kinh
Phương pháp này được thực hiện bằng cách gửi các xung điện đến dây thần kinh có liên quan đến bàng quang để phát tín hiệu giúp bàng quang hoạt động bình thường, giúp cải thiện các triệu chứng tăng hoạt đang gặp phải.
Thay đổi lối sống
Song song với các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi lối sống để giúp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả hơn.
Để xây dựng lối sống khoa học, giúp ích cho việc trị bệnh, người bệnh cần:
Hạn chế đồ ăn, thức uống có khả năng kích thích bàng quang như rượu, bia, nước ngọt có gas, trà, cafe, thức ăn cay nóng, cà chua… Thay vào đó, hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ bằng rau xanh, yến mạch, các loại hạt…
Tập trì hoãn tiểu để tăng dần khả năng trữ nước của bàng quang
Tập thói quen đi tiểu đúng giờ
Tập các bài tập có tác dụng tốt với bàng quang như bài tập Kegel giúp thắt chặt các cơ vùng chậu để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu.
Biện pháp phòng ngừa bàng quang tăng hoạt
Xây dựng lối sống lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh về đường tiết niệu, trong đó có hội chứng bàng quang tăng hoạt. Hãy áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh lý này:
Duy trì cân nặng hợp lý
Không hút thuốc lá
Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas…
Thể dục thể thao, hoạt động thể chất thường xuyên
Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bàng quang tăng hoạt có thể có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh về đường tiết niệu khác. Do đó, khi có triệu chứng bất thường, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác cũng như được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi có biểu hiện bất thường
Tại Hà Nội, chuyên khoa Thận tiết niệu BV Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý về thận tiết niệu uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ. Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với nhiều ưu điểm vượt trội:
Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hải – 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu BV Bạch Mai
Đáp ứng được trọn gói quy trình chẩn đoán và điều trị các bệnh cấp tính, mạn tính về thận tiết niệu
Trải nghiệm không gian thăm khám và điều trị tiêu chuẩn bệnh viện – khách sạn 5*:
+ Không gian bệnh viện rộng thoáng, hạn chế chờ đợi
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
+ Phòng lưu viện tiện nghi, sạch sẽ, thoải mái
+ Khám tất cả các ngày trong tuần, không phụ phí
+ Miễn phí buffet sau khám tại nhà hàng ngay trong bệnh viện
Đăng ký khám Thận tiết niệu tại đây:
Chuyên khoa Thận tiết niệu – BVĐK Hồng Ngọc
Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0947.616.006
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
Bàng quang tăng hoạt gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, phiền toái đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Thậm chí, có thể biến chứng thành bệnh nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe của người bệnh.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?
Bàng quang là một bộ phận trong hệ bài tiết của con người. Bàng quang có vai trò chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và thông vào niệu đạo đẩy nước tiểu ra ngoài.
Bàng quang tăng hoạt còn được gọi là bàng quang hoạt động quá mức, là một tổn thương của bàng quang với đặc điểm là tình trạng co bóp quá mức, không đúng lúc của bàng quang khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu. Tình trạng này xuất hiện đột ngột và khó kiểm soát.
Người bị bàng quang tăng hoạt có cảm giác muốn đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, kể cả ban ngày và ban đêm. Tình trạng này ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và giấc ngủ của người bệnh.
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức
Nguyên nhân gây hội chứng bàng quang tăng hoạt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàng quang tăng hoạt. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân phổ biến sau:
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp
Uống quá nhiều nước
Sử dụng chất lợi tiểu hoặc thảo dược có tính chất lợi tiểu như râu ngô, rễ cỏ tranh
Sử dụng rượu, bia, caffeine có thể kích thích bàng quang
Có bất thường trong bàng quang ví dụ như sỏi bàng quang.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bàng quang tăng hoạt. Đặc biệt, nguy cơ mắc hội chứng này tăng dần theo tuổi tác. Bên cạnh đó, chức năng co bóp của bàng quang có thể bị ảnh hưởng nếu có bất thường về thần kinh cơ do chức năng chỉ hoạt động bình thường khi hệ cơ và thần kinh ở trạng thái tốt.
Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt có thể có các triệu chứng tương tự với một số bệnh lý khác về đường tiết niệu nên đôi khi khó chẩn đoán chính xác nếu không đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Khi mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt, người bệnh thường phải đối mặt với các triệu chứng dưới đây:
Có dấu hiệu buồn tiểu liên tục, gấp gáp, cảm giác mót tiểu, muốn đi tiểu ngay chứ không nhịn được
Đi tiểu nhiều lần trong ngày. Thông thường, người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 5 - 8 lần/ngày. Nếu đi tiểu nhiều hơn 8 lần hoặc tiểu đêm hơn 2 lần/ngày thì được cho là tiểu nhiều và đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bàng quang tăng hoạt.
Tiểu són, tiểu không kiểm soát nhất là khi người bệnh vận động mạnh, ho, hắt hơi.
Người bị bàng quang tăng hoạt thường xuyên muốn đi tiểu
Phân loại bàng quang tăng hoạt
Dựa vào các triệu chứng bệnh, người ta chia bàng quang tăng hoạt thành 2 loại chính là:
Hội chứng bàng quang tăng hoạt khô: Đặc trưng là người bệnh không bị són tiểu. Loại này chiếm ⅔ các trường hợp mắc bàng quang co bóp đột ngột.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt ướt: Với đặc trưng là người bệnh thường bị són tiểu, khiến họ cảm thấy e ngại, tự tin và mệt mỏi.
Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? Biến chứng như thế nào?
Hội chứng bàng quang không chỉ gây khó chịu, phiền toái đến cuộc sống mà có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý khác, đe dọa sức khỏe người bệnh.
Nếu không được điều trị sớm, bàng quang tăng hoạt có thể dẫn đến các hậu quả sau:
Dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu, các phần phụ và dễ tái đi tái lại.
Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn.
Gặp các vấn đề liên quan đến tình dục.
Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là rất cần thiết.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt
Để chẩn đoán bàng quang tăng hoạt, bác sĩ sẽ:
Hỏi tiền sử bệnh
Bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng người bệnh gặp phải, đã từng mắc bệnh lý gì về bàng quang, hệ thận tiết niệu hay chưa hoặc thời gian gần đây có sử dụng loại thuốc nào hay không.
Xét nghiệm
Một số xét nghiệm được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt. Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng. Chụp x-quang để đo lượng nước tiểu trong bàng quang sau khi người bệnh đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, một số xét nghiệm khác như đo niệu động học, soi bàng quang có thể cũng được chỉ định để kiểm tra kỹ hơn.
Xét nghiệm nước tiểu giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm nhiễm bàng quang
Phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Ngoài ra nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý khác nên cần được phát hiện và điều trị từ sớm.
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt thường được sử dụng gồm:
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất cho hầu hết các trường hợp mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt.
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Việc kê đúng thuốc, đúng liều sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian điều trị.
Với những trường hợp bàng quang có thể tích nhỏ, độ giãn kém thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở rộng bàng quang. Phương pháp này cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì nó cũng có nhược điểm.
Kích thích thần kinh
Phương pháp này được thực hiện bằng cách gửi các xung điện đến dây thần kinh có liên quan đến bàng quang để phát tín hiệu giúp bàng quang hoạt động bình thường, giúp cải thiện các triệu chứng tăng hoạt đang gặp phải.
Thay đổi lối sống
Song song với các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi lối sống để giúp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả hơn.
Để xây dựng lối sống khoa học, giúp ích cho việc trị bệnh, người bệnh cần:
Hạn chế đồ ăn, thức uống có khả năng kích thích bàng quang như rượu, bia, nước ngọt có gas, trà, cafe, thức ăn cay nóng, cà chua… Thay vào đó, hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ bằng rau xanh, yến mạch, các loại hạt…
Tập trì hoãn tiểu để tăng dần khả năng trữ nước của bàng quang
Tập thói quen đi tiểu đúng giờ
Tập các bài tập có tác dụng tốt với bàng quang như bài tập Kegel giúp thắt chặt các cơ vùng chậu để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu.
Biện pháp phòng ngừa bàng quang tăng hoạt
Xây dựng lối sống lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh về đường tiết niệu, trong đó có hội chứng bàng quang tăng hoạt. Hãy áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh lý này:
Duy trì cân nặng hợp lý
Không hút thuốc lá
Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas…
Thể dục thể thao, hoạt động thể chất thường xuyên
Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bàng quang tăng hoạt có thể có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh về đường tiết niệu khác. Do đó, khi có triệu chứng bất thường, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác cũng như được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi có biểu hiện bất thường
Tại Hà Nội, chuyên khoa Thận tiết niệu BV Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý về thận tiết niệu uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ. Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với nhiều ưu điểm vượt trội:
Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hải – 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu BV Bạch Mai
Đáp ứng được trọn gói quy trình chẩn đoán và điều trị các bệnh cấp tính, mạn tính về thận tiết niệu
Trải nghiệm không gian thăm khám và điều trị tiêu chuẩn bệnh viện – khách sạn 5*:
+ Không gian bệnh viện rộng thoáng, hạn chế chờ đợi
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
+ Phòng lưu viện tiện nghi, sạch sẽ, thoải mái
+ Khám tất cả các ngày trong tuần, không phụ phí
+ Miễn phí buffet sau khám tại nhà hàng ngay trong bệnh viện
Đăng ký khám Thận tiết niệu tại đây:
Chuyên khoa Thận tiết niệu – BVĐK Hồng Ngọc
Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0947.616.006
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội