Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản: điều trị sao cho đúng?

Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản: điều trị sao cho đúng?

10-07-2021

Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thường gặp. Lúc này, mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác không muốn ăn, đầy bụng, khó tiêu, người mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy bệnh không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng lại khiến thai phụ vô cùng khó chịu.

Thời điểm nào mẹ bầu dễ bị trào ngược dạ dày nhất?

Trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở bất cứ ai, không kể giới tính hay khu vực sinh sống. Tuy nhiên, ở bà bầu tình trạng này lại trầm trọng hơn cả. Theo các chuyên gia, trong khoảng 3 tháng đâu thai kỳ là thời điểm mà mẹ bầu dễ bị trào ngược dạ dày nhất. Lí do của tình trạng này là do đây là giai đoạn mẹ bầu bị ốm nghén, dẫn đến nôn khan nhiều, từ đó làm tăng tiết dịch axit dạ dày và làm rối loạn cơ hoành tại đây. 

Đó là điều kiện chủ yếu khiến axit bị trào ngược gây các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. 

Một số nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở mẹ bầu

Bà bầu bị trào ngược dạ dày Bà bầu bị trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng không còn quá xa lạ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân gây nên tình trạng này ở mẹ bầu bao gồm:

Sự thay đổi nồng độ hormone progesterone trong cơ thể bà bầu

Khi mang thai hormone trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi. Khi nồng độ hormone progesterone này vượt quá giới hạn cho phép không thể ngăn axit ở dạ dày gây nên hiện tượng trào ngược.

Tăng đột ngột nồng độ hormone relaxin trong cơ thể bà bầu

Nồng độ hormone relaxin tăng đột ngột cũng có thể là lý do dẫn tới hiện tượng bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi nồng độ hormone này tăng sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa của dạ dày gây nên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi.

Sự phát triển của thai nhi

Ngoài những nguyên nhân trên, quá trình thai nhi phát triển cũng làm tăng áp lực lên dạ dày gây nên trào ngược. 

Liên hệ hotline

0919 645 271

hoặc điền vào form dưới đây để đăng ký thai sản và sinh con trọn gói cùng các bác sĩ Sản Phụ khoa giàu kinh nghiệm:

Triệu chứng của bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản

Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản thường gặp không ít những biểu hiện khó chịu dưới đây:

  • Ợ chua, ợ nóng: khi bị trào ngược, nồng độ axit trong dạ dày mẹ thay đổi, ít nhiefu ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Điều này làm mẹ dễ bị đầy bụng hoặc đầy hơi, dẫn đên ợ chua, ợ nóng. Bên cạnh đó, rất nhiều mẹ bầu cho biết họ còn hay thấy cổ họng nóng rát sau khi ợ hoặc buồn nôn thường xuyên. 

  • Thường xuyên buồn nôn, ói mửa do thức ăn cùng axit ở dạ dày trào ngược lên

  • Đau tức ngực và nóng rát vùng thượng vị làm mẹ thấy khó thở và giảm sút sức khỏe

  • Khàn tiếng, ho nhiều do dịch vị dạ dày trào ngược lên gây viêm thanh quản hoặc ngứa rát vùng họng. 

  • Niêm mạc thực quản bị sưng tấy, đỏ, khó nuốt thức ăn

Bà bầu bị trào ngược dạ dày Một số dấu hiệu thường gặp ở bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho bà bầu

Trào ngược dạ dày thực quản ở mẹ bầu làm cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Chưa có biện pháp hay thuốc đặc trị tào ngược dạ dày ở bà bầu. Biện pháp tối ưu nhất để giảm triệu chứng bệnh là thực hiện thói quen sống lành mạnh, khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trong trường hợp mẹ bầu bị trào ngược dạ dày ở mức độ nặng và không thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, các bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng và tình hình bệnh để đưa ra phương án điều trị nội khoa hợp lý. Nhũng loại thuốc kê đơn có thể giúp thai phụ giảm triệu chứng bệnh, tuy nhiên cần phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Chị em cũng cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc uống khi chưa được sự đồng ý từ các chuyên gia Sản khoa. 

Bên cạnh việc dùng thuốc, chị em cũng có thể giảm trào ngược dạ dày bằng cách châm cứu, tập yoga hoặc can thiệp ngoại khoa đúng cách. 

Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Vậy bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Dưới đây là những thông tin mẹ bầu có thể tham khảo.

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột

Bà bầu là đối tượng cần được bồi bổ. Bổ sung tinh bột để tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng cho mẹ và bé. Qua đó hạn chế những mệt mỏi do trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, các thực phẩm chứa tinh bột còn có khả năng hút lượng axit trong dạ dày. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản. Một số thực phẩm giàu tinh bột mà bà bầu nên bổ sung như: cơm, bột yến mạch, bánh mì, gạo lứt, khoai tây,…

Bà bầu bị trào ngược dạ dày Yến mạch là thực phẩm tốt cho bà bầu

Các loại rau

Rau là thực phẩm có hàm lượng vitamin và chất xơ cao, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Một số loại rau xanh tốt cho bà bầu có thể tham khảo như: rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cải ngọt…

Uống tối thiểu 2L nước mỗi ngày

Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Đặc biệt, mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của bé. Khi cung cấp đủ nước sẽ làm giảm tình trạng buồn nôn, khó chịu do trào ngược dạ dày, hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Bổ sung các thực phẩm giàu đạm dễ tiêu cho cơ thể 

Đạm là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nhất là đối với bà bầu. Tuy nhiên, nên lựa chọn những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu cho cơ thể để không bị kích ứng dạ dày. Do đó, bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn cá hồi, thịt nạc heo, thịt gà, tim lợn để tốt cho hệ tiêu hóa

Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm không thể thiếu đối với bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một loại thực phẩm cực tốt, nhất là đối với những người mắc các bệnh về dạ dày

Để điều trị trào ngược dạ dày cho bà bầu hiệu quả bạn nên kết hợp sữa chua với nghệ, nha đam, trái cây hàng ngày đem lại hiệu quả cao nhất.

Bà bầu bị trào ngược dạ dày Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là cho bà bầu bị trào ngược dạ dày

Hoa quả, trái cây có vị ngọt

Trái cây là thực phẩm có giàu vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn trái cây có vị ngọt để tốt cho hệ tiêu hóa. Một số trái cây bà bầu có thể tham khảo như: chuối, táo, dừa, nho,…

Một số loại trà thảo dược

Một số loại trà thảo dược được khuyên dùng cho bà bầu như: trà gừng, trà hoa cúc. Đây là loại thảo dược lành tính, có tính kháng khuẩn tốt giúp làm dịu bụng, giảm các triệu chứng ợ hơi khó chịu.

Mẹ nên đi khám khi nào?

Khi bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc khi chưa được chỉ định. Ngoài ra, bên cạnh chứng trào ngược dạ dày, nếu phụ nữ mang thai có một số triệu chứng đi kèm sau thì cần đi khám ngay:

  • Chóng mặt

    , buồn nôn, nôn ói nhiều.
  • Ngực đau tức trong thời gian dài.

  • Ho nhiều, sốt cao.

  • Sút cân nhanh, mất kiểm soát.

  • Không muốn ăn, đắng miệng, khó thở.

Khi có những biểu hiện này bạn cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn. Từ đó, có phương án khắc phục, điều trị, hạn chế tình trạng tăng nặng, ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Giải đáp những thắc mắc của bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài đưa ra nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục chứng trào ngược ở phụ nữ có thai. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến một số thông tin nhằm giúp các mẹ giải đáp thắc mắc xoay quanh hiện tượng này.

Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày khi mang thai phổ biến hơn cả ở 3 tháng đầu. Đây cũng chính là dấu hiệu nhận biết mang thai ở phụ nữ đối với một số trường hợp. Vậy nên đây không phải là những dấu hiệu quá đáng lo. 

Bà bầu bị trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng thường gặp

Đối với các mẹ không gặp vấn đề nào về dạ dày trước đó, bác sĩ có thể chưa chỉ định dùng thuốc. Bởi phụ nữ mang thai dùng thuốc có thể gặp phải tác dụng phụ. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe của chính mẹ cũng như em bé trong bụng. Lúc này, mẹ chỉ cần thay đổi sinh hoạt, ăn uống hàng ngày là có thể cải thiện tình trạng.

Ngoài ra, tuy trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu khá phổ biến nhưng bà bầu không nên chủ quan. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ ngay khi có vấn đề bất thường nào khác xảy ra.

Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối do đâu?

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ bà bầu vẫn có thể bị trào ngược dạ dày. 

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

  • Thay đổi hormone.

  • Sắp chuyển dạ

    , sinh nở.
  • Thai nhi ngày một lớn.

  • Ăn nhiều.

Một số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối 

  • Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, không ăn trước khi đi ngủ.

  • Không ăn thực phẩm cay nóng, chứa caffein. Hoặc thực phẩm muối chua như dưa chua, măng muối, cà muối.

  • Hoạt động thể dục nhẹ nhàng như yoga bầu

    , đi bộ,...
  • Uống đủ nước.

Đối với những trường hợp nặng không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và kê thuốc.

Thuốc chữa trị trào ngược dạ dày cho bà bầu

Khi tình trạng trào ngược dạ dày tăng nặng, mẹ bầu có thể sẽ được kê đơn thuốc để giảm bớt triệu chứng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thuốc thuộc các nhóm sau: 

  • Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Sucralfat, Rebamipide, Misoprostol,…

  • Thuốc kháng axit tiết ra trong dạ dày như: Nhôm hydroxit, Natri bicarbonat, muối Magie,…

  • Thuốc anti H2 như: Famotidin, Ranitidin,…

  • Thuốc làm ức chế bơm Proton như: Pantoprazole, Omeprazole, Lansoprazole,…

Trên đây là một số thuốc điều trị chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu, bác sĩ thường ưu tiên kê đơn thuốc kháng axit. Bởi đây là loại thuốc khá an toàn mà mẹ có thể dùng được. Tuy nhiên, các thuốc trong nhóm kháng axit có các thành phần Magnesium Trisilicate và Sodium Bicarbonate bắt buộc bà bầu không nên sử dụng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi Fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay