Bà bầu bị đau răng và cách xử trí

Bà bầu bị đau răng và cách xử trí

10-06-2020

Các bệnh lý về răng miệng không chỉ gây khó chịu cho thai phụ mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Vậy bà bầu bị đau răng do đau và làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bà bầu bị đau răng do đâu?

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự tăng lên/ giảm xuống bất thường của nội tiết tố. Hai hrmone progesterone và estrogen không được cân bằng làm cho các mạch máu ở răng tăng thẩm thấu, dễ làm sưng chân lợi và chảy máu chân răng.

Các chuyên gia cho biết các yếu tố cụ thể làm bà bầu bị đau răng bao gồm: 

  • Môi trường pH trong khoang miệng bị thay đổi, làm giảm khả năng bảo vệ khiến răng miệng dễ gặp nhiều bệnh lý.

  • Bà bầu bị đau răng do gia tăng số bữa ăn trong ngày khiến miệng luôn tồn tại axit dẫn đến sâu răng. 

  • Hormone nữ tăng cao khi mang thai dễ gây viêm lợi hơn bình  thường. 

  • Thời kỳ mang thai, tính chất của nước bọt trong khoang miệng bị biến đổi khiến bà bầu luôn cảm thấy khuôn miệng bị dính, đây cũng là môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

  • Thiếu canxi trong thai kỳ cũng làm gia tăng nguy cơ đau răng ở mẹ bầu

Ngoài ra, bà bầu bị đau răng còn có thể xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Một số mẹ bầu còn có phản ứng nôn nghén khi ngửi thấy hoặc tiếp xúc với kem đánh răng. 

Ảnh hưởng của bệnh răng miệng đối với phụ nữ mang thai và thai nhi

Bà bầu bị đau răng so sự thay đổi của nhiều yếu tố trong cơ thể Bệnh răng miệng có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng và những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. 

Tăng nguy cơ sinh non 

Theo thống kê, các bệnh lý răng miệng làm bà bầu bị đau răng sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2-3 lần. Đồng thời khi mắc bệnh như viêm nha chi hoặc sâu răng, mẹ còn dễ bị tiền sản giật hoặc con sinh ra nhẹ cân. 

Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn có hại gây viêm lợi, viêm nha chu di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, khiến nồng độ sinh lý trong dịch ối tăng lên gây chuyển dạ sớm, sinh non và sinh nhẹ cân. 

Tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ từ khi mới sinh

Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây từ miệng của mẹ hoặc người xung quanh thông qua việc hôn bé hay bón thức ăn cho bé. Sau đó vi khuẩn sâu răng sẽ nhanh chóng sinh sôi trong miệng ngay khi răng nhú. 

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé ngay từ khi mới chào đời, mẹ bầu cần đảm bảo sức khỏe răng miệng của bản thân để tránh truyền vi khuẩn sang cho con.

Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây

Điều trị tình trạng đau răng trong thai kỳ

Chắc hẳn không ít người thắc mắc không biết bà bầu bị đau răng thì điều trị như thế nào, có dùng thuốc được không. Theo các chuyên gia, khi gặp các vấn đề về răng miệng trong thai kỳ, chị em phụ nữ nên chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Hầu hết những loại thuốc kháng viêm điều trị đau răng như tetracylin, doxycylin, metronidazole,... đều không phù hợp với thai phụ. Loại thuốc duy nhất có thể dùng để giảm cơn đau ở mẹ bầu là paracetamol (theo chỉ định của bác sĩ). 

Biện pháp tối ưu nhất để loại bỏ vi khuẩn gây đau răng ở bà bầu là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể sử dụng một số thực phẩm tự nhiên có tác dụng giảm viêm như nha đan, sữa, nước ép lựu và tỏi để làm yếu những loại vi khuẩn gây đau răng.

Bà bầu bị đau răng Sử dụng thuốc trong việc giảm đau răng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Cách giảm đau răng tại nhà mà mẹ bầu có thể áp dụng

Sử dụng thuốc giảm đau ở bà bầu bị đau răng không được khuyến khích, vì vậy, thai phụ có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà như sau:

  • Súc miệng với nước ấm thường xuyên vừa giúp loại bỏ ccs mảng bám thức ăn lại giúp xoa dịu cơn đau do viêm nướu hoặc sâu răng. Bạn có thể pha thêm chút muối vào nước ấm trước khi súc miệng để gia tăng hiệu quả sát khuẩn.

  • Sử dụng thuốc sát trùng không kê đơn để thuyên giảm cơn đau tạm thời. Mẹ bầu có thể sử dụng Benzocaine theo chỉ định của bác sĩ để thoa lên vùng răng bị đau. 

  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vị trí đau có thể làm mẹ tê nướu tạm thời và giảm đau trong thời gian ngắn.

Có thể bạn quan tâm:

Lưu ý bảo vệ sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai 

Các mẹ bầu cần lưu ý các phương pháp để bảo vệ sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai.

Kiểm tra răng định kỳ trong giai đoạn mang thai

Bà bầu bị đau răng cần thông báo cho nha sĩ về tình trạng sức khỏe và số tuần thai để được sắp xếp khám dành riêng cho phụ nữ mang thai, không chụp X-quang răng khi đang mang bầu vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị bệnh răng miệng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng

Bà bầu bị đau răng cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày như chải răng, dùng chỉ nha khoa hay súc miệng với dung dịch sát khuẩn miệng riêng biệt để bảo vệ răng miệng khỏi các vi khuẩn gây hại. Trước khi dùng bất kỳ sản phẩm chăm sóc răng miệng nào cũng cần tham khảo ý kiến nha sĩ. 

Mẹ bầu cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng khi mang thai Mẹ bầu cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng khi mang thai

Theo dõi các triệu chứng răng miệng bất thường

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe của bản thân một cách chủ động. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như nướu bị tấy đỏ, đau rát xảy ra từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 thì có thể là triệu chứng của bệnh viêm nướu thai kỳ. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng sau sinh. 

Bà bầu bị đau răng cần theo dõi tình trạng răng miệng và đi khám nha khoa càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị. 

Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu có hàm răng khỏe mạnh

Các khoáng chất như canxi, phốt pho… rất quan trọng trong việc hình thành răng bé nên mẹ bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa các khoáng chất này, ví dụ như sữa, cua, tôm, vừng đen, vừng trắng, hoa quả….

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi Fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay