Có nhiều đối tượng phải kiêng dùng nhân sâm mặc dù nhân sâm có mặt tốt là loại thuốc có giá trị. Mười đối tượng sau đây cần kiêng dùng nhân sâm.
Nhân sâm là một trong những thượng dược đã được sử dụng từ xa xưa. Nhân sâm có rất nhiều tác dụng trong việc thăng dương ích khí. Tuy nhiên, việc dùng nhân sâm không được tùy tiện. Bởi vì nhân sâm tuy là thảo dược bổ nhưng thuốc hay nhiều khi lại là độc nếu không dùng đúng cách, đúng người.
Dưới đây là 10 đối tượng không nên dùng nhân sâm, trường hợp không nên dùng nhân sâm.
Người bị thương phong cảm mạo phát sốt
Khi bị cảm mạo đều có triệu chứng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong, tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu để trừ ngoại tà.
Nhân sâm bổ khí có thể làm cho ngoại tà lưu trệ trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình.
Cho nên người đang uống nhân sâm, nếu bị cảm mạo nên dừng uống.
Những người bị bệnh gan mật cấp tính
Viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật xuất hiện sốt, đau hạ sườn phải, đau bụng, vàng da đều là gan mật bị thấp nhiệt làm khí không lưu thông thanh thoát được.
Nếu uống nhân sâm lại trợ thấp sinh nhiệt làm cho khí trệ uất kết, chứng bệnh sẽ nặng thêm.
Những người viêm dạ dày, ruột cấp tính, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng
Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ, trị liệu cần tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, thanh trường.
Nếu dùng nhân sâm bệnh sẽ nặng thêm.
Người viêm loét dạ dày cấp tính và xung huyết
Bị viêm loét, dịch ra quá nhiều, đông y gọi là khí trệ, vị hỏa gây đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị phải lý khí hòa vị, lương huyết, chỉ huyết.
Nhân sâm bổ khí càng làm khí thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm xuất huyết và hết đau.
Những người bị giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu
Những người này thường ho có đờm lẫn máu, sốt nhẹ, đông y gọi là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết.
Nhân sâm làm thương âm, động hỏa, càng làm tình trạng ra máu nặng thêm khi bị các bệnh lao phổi, giãn phế quản, cho nên không nên dùng nhân sâm.
Những người tăng huyết áp cần kiêng dùng nhân sâm
Đông y coi đó là can dương vượng, can hỏa bốc lên gây váng đầu, mắt đỏ, tai ù, buồn nôn hoặc nôn. Trị liệu cần bình can, tiềm dương, thanh tiết can hỏa.
Nhân sâm có 2 tác dụng đối với huyết áp:
Nhưng nói về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm chứng can dương vượng, can hỏa bốc. Hơn nữa, liều lượng khó nắm vững cho nên người bị bệnh tăng huyết áp không nên dùng nhân sâm (nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc).
Người bị di tinh, xuất tinh sớm
Phần lớn là gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư nhiều, thủy không dưỡng hỏa.
Nhân sâm có tác dụng như một nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố. Những người bị di tinh, xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích về tình dục dùng nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng này.
Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch
Người bị bệnh tự miễn như bệnh Luput ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì… không nên dùng nhân sâm, vì dùng bệnh sẽ nặng thêm.
Phụ nữ mang thai
Nếu uống nhân sâm, thành phần nhân sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi rất không lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi
Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng) âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên dùng nhân sâm dể làm bổ dương khí của chúng.
Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục, đó là điều nên tránh đối với trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm càng cần tránh dùng nhân sâm, kể cả thanh niên, nếu dùng cần cân nhắc kỹ./.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Có nhiều đối tượng phải kiêng dùng nhân sâm mặc dù nhân sâm có mặt tốt là loại thuốc có giá trị. Mười đối tượng sau đây cần kiêng dùng nhân sâm.
Nhân sâm là một trong những thượng dược đã được sử dụng từ xa xưa. Nhân sâm có rất nhiều tác dụng trong việc thăng dương ích khí. Tuy nhiên, việc dùng nhân sâm không được tùy tiện. Bởi vì nhân sâm tuy là thảo dược bổ nhưng thuốc hay nhiều khi lại là độc nếu không dùng đúng cách, đúng người.
Dưới đây là 10 đối tượng không nên dùng nhân sâm, trường hợp không nên dùng nhân sâm.
Người bị thương phong cảm mạo phát sốt
Khi bị cảm mạo đều có triệu chứng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong, tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu để trừ ngoại tà.
Nhân sâm bổ khí có thể làm cho ngoại tà lưu trệ trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình.
Cho nên người đang uống nhân sâm, nếu bị cảm mạo nên dừng uống.
Những người bị bệnh gan mật cấp tính
Viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật xuất hiện sốt, đau hạ sườn phải, đau bụng, vàng da đều là gan mật bị thấp nhiệt làm khí không lưu thông thanh thoát được.
Nếu uống nhân sâm lại trợ thấp sinh nhiệt làm cho khí trệ uất kết, chứng bệnh sẽ nặng thêm.
Những người viêm dạ dày, ruột cấp tính, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng
Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ, trị liệu cần tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, thanh trường.
Nếu dùng nhân sâm bệnh sẽ nặng thêm.
Người viêm loét dạ dày cấp tính và xung huyết
Bị viêm loét, dịch ra quá nhiều, đông y gọi là khí trệ, vị hỏa gây đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị phải lý khí hòa vị, lương huyết, chỉ huyết.
Nhân sâm bổ khí càng làm khí thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm xuất huyết và hết đau.
Những người bị giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu
Những người này thường ho có đờm lẫn máu, sốt nhẹ, đông y gọi là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết.
Nhân sâm làm thương âm, động hỏa, càng làm tình trạng ra máu nặng thêm khi bị các bệnh lao phổi, giãn phế quản, cho nên không nên dùng nhân sâm.
Những người tăng huyết áp cần kiêng dùng nhân sâm
Đông y coi đó là can dương vượng, can hỏa bốc lên gây váng đầu, mắt đỏ, tai ù, buồn nôn hoặc nôn. Trị liệu cần bình can, tiềm dương, thanh tiết can hỏa.
Nhân sâm có 2 tác dụng đối với huyết áp:
Nhưng nói về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm chứng can dương vượng, can hỏa bốc. Hơn nữa, liều lượng khó nắm vững cho nên người bị bệnh tăng huyết áp không nên dùng nhân sâm (nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc).
Người bị di tinh, xuất tinh sớm
Phần lớn là gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư nhiều, thủy không dưỡng hỏa.
Nhân sâm có tác dụng như một nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố. Những người bị di tinh, xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích về tình dục dùng nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng này.
Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch
Người bị bệnh tự miễn như bệnh Luput ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì… không nên dùng nhân sâm, vì dùng bệnh sẽ nặng thêm.
Phụ nữ mang thai
Nếu uống nhân sâm, thành phần nhân sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi rất không lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi
Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng) âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên dùng nhân sâm dể làm bổ dương khí của chúng.
Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục, đó là điều nên tránh đối với trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm càng cần tránh dùng nhân sâm, kể cả thanh niên, nếu dùng cần cân nhắc kỹ./.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/