Bàng quang: vị trí, cấu tạo, chức năng của bàng quang

Bàng quang: vị trí, cấu tạo, chức năng của bàng quang

06-02-2021
Ngoại khoa

Bàng quang là một trong những cơ quan quan trọng của hệ bài tiết, có nhiệm vụ chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thể theo đường niệu đạo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nhưng thông tin bổ ích về vị trí, cấu tạo cũng như chức năng của bàng quang.

Vị trí của bàng quang

Bàng quang nằm dưới phúc mạc, sau khớp mu. Ở trạng thái rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu, phía sau là trực tràng và cơ quan sinh dục. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

Vị trí của bàng quang trong cơ thể Vị trí của bàng quang trong cơ thể

Bàng quang có hình tứ diện tam giác gồm 4 mặt:

- Mặt trên được phúc mạc che phủ, ở trạng thái rỗng thì mặt trên của bàng quang sẽ lõm, khi bàng quang đầy thì mặt trên sẽ lồi ra.

- 2 mặt dưới bên nằm trên hoành chậu

- Mặt sau dưới (đáy bàng quang), có hình dạng phẳng, đôi khi lồi ra

Bàng quang của trẻ em phần lớn nằm trong ổ bụng, có hình giống quả lê, phần cuống là ống niệu rốn. Khi trẻ lớn, bàng quang sẽ xuống vùng chậu, ống niệu rốn thu nhỏ dần và bít hẳn lại.

Cấu tạo của bàng quang

Cấu tạo bàng quang bao gồm 4 lớp được sắp xếp từ trong ra ngoài, bao gồm:

- Lớp niêm mạc

- Lớp hạ niêm mạc: Khá lỏng lẻo, có thể khiến lớp cơ và lớp hạ niêm mạc trượt lên nhau

- Lớp cơ: gồm lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ dọc ở ngoài và lớp cơ chéo ở giữa

- Lớp thanh mạc

Ở người trưởng thành, bàng quang chứa tới khoảng 300 - 500ml nước tiểu

Lòng bàng quang được che phủ bởi một lớp niêm mạc. Bàng quang nối với bể thận bằng 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản kết hợp với cổ bàng quang tạo thành hình tam giác. Gờ liên niệu đạo là đường gờ cao nối 2 lỗ niệu quản. Phía dưới, bàng quang được mở thông ra ngoài qua niệu đạo.

Ở người trưởng thành, bàng quang chứa tới khoảng 300 - 500ml nước tiểu. Tuy nhiên, với một số trường mắc bệnh lý thì dung tích bàng quang có thể tăng lên đến đơn vị lít hoặc giảm xuống còn khoảng vài chục ml.

Chức năng của bàng quang

- Chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thải ra ngoài thông qua đường niệu đạo.

- Dự trữ nước tiểu cho cơ thể. Khi 3 lớp cơ của bàng quang hoạt động, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể theo từng đợt.

+ Lớp cơ trơn bàng quang nhận sự chi phối thần kinh phó giao cảm từ tủy, là cơ tống nước tiểu

+ Cơ vòng trong và lỗ niệu đạo trong nhận sự chi phối thần kinh giao cảm, kiểm soát quá trình đi tiểu. Ở nam giới, cơ vòng trong giúp ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược khi xuất tinh.

+ Cơ vân ở vòng ngoài điều khiển việc tiểu tiện theo ý muốn của bản thân

Chức năng tiểu tiện của bàng quang được kiểm soát bởi cơ chế thần kinh phức tạp của hệ phó giao cảm tủy, các sợi giao cảm tủy ngực và một phần của thân não, tủy sống. Khi bàng quang chứa căng nước tiểu, các dây thần kinh gửi tín hiệu về não thông qua các dây liên lạc của tủy sống. Khi nhận tín hiệu, não gửi phản hồi xuống bàng quang khiến thành bàng quang co lại và cơ thắt, van gần đầu niệu đạo thả lỏng và dần mở ra để nước tiểu chảy xuống, thoát ra ngoài cơ thể.

Những vấn đề cần lưu ý

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về bàng quang, đặc biệt là ung thư, cần lưu ý:

- Uống đủ nước mỗi ngày: Nên uống từ 2 - 2,5 lít nước để làm sạch vi khuẩn trong đường tiết niệu. Uống quá nhiều nước hoặc quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn ngừa viêm nhiễm,

- Không nhịn tiểu bởi sẽ gây hại cho bàng quang, khiến các cơ bàng quang yếu đi, ảnh hưởng xấu đến thận

Kiểm soát cân nặng sẽ giúp giảm áp lực lên bàng quang

- Kiểm soát cân nặng: Bàng quang là một trong những cơ quan chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Nếu không kiểm soát được cân nặng sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang

- Không hút thuốc lá bởi có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang

- Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều axit, socola…

Để được tư vấn về các chương trình ưu đãi cũng như những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe, vui lòng truy cập fanpage:

 

 https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay