Tham vấn y khoa: TS.BS – Đặng Thị Kim Oanh
Helicobacter pylori (Hp) là một loại vi khuẩn sống chủ yếu ở dạ dày. Tỉ lệ người nhiễm Hp trên toàn thế giới vào khoảng 50%, ở một số nước đang phát triển, tỉ lệ này cao hơn, còn Việt Nam tỉ lệ này là 70-80%.
Phần lớn người bị nhiễm Hp không có triệu chứng và cũng không bao giờ gây ra tổn thương ở dạ dày, như vậy người bị nhiễm và Hp có thể chung sống hòa bình suốt đời. Tuy nhiên, một số ít trường hợp Hp có thể gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày-hành tá tràng và một tỉ lệ ít hơn nữa gây ung thư dạ dày. Dù rằng Hp là thủ phạm chính gây ung thư dạ dày nhưng chỉ một tỉ lệ rất ít người nhiễm Hp bị ung thư. Cho đến hiện nay, khoa học vẫn chưa lí giải được, tại sao một số người nhiễm Hp thì bị bệnh, còn những người khác bị nhiễm thì hoàn toàn bình thường.
Điều này giải thích tại sao tỉ lệ nhiễm Hp ở các nước đang phát triển cao hơn hẳn các nước phát triển: đó là do quản lí và xử lý chất thải không triệt để đồng thời vấn đề nuôi trồng không theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Ở các nước phát triển, thường nhiễm Hp sau tuổi vị thành niên. Còn ở nước đang phát triển, thường nhiễm trước 10 tuổi.
Phần lớn người bị nhiễm Hp không có triệu chứng. Một tỉ ít, Hp gây ra tổn thương ở dạ dày như viêm loét hoặc ung thư và lúc đó người bệnh sẽ có một số triệu chứng với các mức độ khác nhau:
Từ khi bị nhiễm Hp đến khi bị ung thư dạ dày thường trải qua một thời gian khá dài. Vì thế tỉ lệ ung thư dạ dày do nhiễm Hp sẽ gặp nhiều hơn ở các nước đang phát triển và ở độ tuổi trẻ hơn so với các nước đã phát triển do độ tuổi bị nhiễm sớm hơn.
Nhiễm Hp dẫn đến đau bụng và buồn nôn
Các xét nghiệm không cần nội soi dạ dày:
Các xét nghiệm tìm Hp qua nội soi dạ dày: tất cả xét nghiệm này đều phải lấy một mảnh nhỏ (khoảng 1mm) ở niêm mạc dạ dày
Ngoài những đối tượng trên, xét nghiệm Hp là không cần thiết vì đa số người bị nhiễm Hp là không cần điều trị
Chỉ điều trị diệt Hp cho những bệnh nhân có triệu chứng, có tổn thương dạ dày do Hp gây ra.
Những trường hợp nhiễm Hp không có triệu chứng, không có tổn thương dạ daỳ, không cần thiết phải điều trị diệt Hp
Diệt Hp không đúng chỉ định, có nguy cơ làm gia tăng tỉ lệ kháng kháng sinh gây khó khăn khi buộc phải diệt nó. Ngoài ra kháng sinh diệt Hp có thể đồng thời tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi ở ruột và gây ra các triệu chứng rối loạn hấp thu như ỉa lỏng, sình hơi hoặc sôi bụng.
Do đó, bác sĩ là người quyết định bệnh nhân nào cần làm xét nghiệm tìm Hp và bệnh nhân nào cần điều trị diệt Hp
Cụ thể, chỉ định diệt Hp cho những người bệnh:
Các thuốc diệt Hp
Khoảng 50% bệnh nhân có tác dụng phụ khi điều trị diệt Hp, từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy thuộc loại kháng sinh sử dụng: đắng miệng, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi, tim đập nhanh…
Khoảng nhiều hơn 20% thất bại điều trị do kháng kháng sinh và phải thay đổi phác đồ điều trị cho đợt thứ 2.
Đánh giá kết quả điều trị sau khi ngừng điều trị ít nhất 4 tuần