Cơn đau thắt ngực: cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm

Cơn đau thắt ngực: cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm

15-11-2013
Sống khỏe

Khi xuất hiện cơn đau tức ngực, người bệnh có cảm giác như có vật nặng chèn ép vào ngực rất khó chịu, một số trường hợp cảm giác đau như bóp vào tim, đau rát, đau như cứa.

Đau thắt ngực là gì?

Đau thắt ngực là một thuật ngữ y học, dùng để chỉ triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Nguyên nhân gây bệnh là một nhánh nhỏ của động mạch vành bị hẹp, làm cho một vùng cơ tim không được cấp máu đầy đủ nên không đảm bảo nuôi dưỡng cơ tim.

Tuy nhiên, nhiều người bệnh cho rằng đau thắt ngực là cơn đau có cảm giác như thắt lại ở vùng ngực. Thực tế có rất nhiều cơn đau như vậy nhưng lại không phải do thiếu máu cơ tim cục bộ nên không được gọi là cơn đau thắt ngực.

Cơn đau thắt ngực: Cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm Cơn đau thắt ngực dùng để chỉ triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Ví dụ như, đau do các bệnh lý khác ở tim, ở phổi, ở thực quản, ở dạ dày, ở xương sườn, ở thần kinh, và ở cơ…

Cơn đau thắt ngực thường tái diễn nhiều lần, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 2 đến 10 phút. Cơn đau quá ngắn dưới 1 phút hoặc quá dài trên 15 phút, thường không phải là đau thắt ngực.

Yếu tố làm tăng nguy cơ đau thắt ngực

- Tuổi tác: Nam giới trên 45 tuổi, nữ giới trên 55 tuổi có nguy cơ gặp đau thắt ngực cao hơn người trẻ tuổi.

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim: Nếu trong gia đình bạn có thành viên bị bệnh động mạch vành hoặc bị nhồi máu cơ tim, bạn sẽ có nhiều nguy cơ cao bị đau thắt ngực hơn.

- Hút thuốc: Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài sẽ phá hủy các động mạch của cơ thể, bao gồm các động mạch dẫn đến tim, khiến các mảng bám cholesterol tích tụ làm tắc nghẽn dòng chảy của máu.

Cơn đau thắt ngực: Cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm Hút thuốc lá thường xuyên là yếu tố làm tăng nguy cơ đau thắt ngực

- Bệnh tiểu đường: Ở người bị tiểu đường, cơ thể không thể tự sản sinh đủ insulin giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Bệnh tiểu đường còn làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, dẫn đến đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim; đồng thời làm tăng khả năng xơ vữa động mạch và tăng nồng độ cholesterol máu.

- Cao huyết áp: Huyết áp cao làm tổn thương các động mạch bằng cách tăng tốc độ cứng của động mạch.

- Cholesterol cao: Cholesterol là một phần chính của chất lắng đọng có thể thu hẹp các động mạch trên cơ thể, bao gồm những động mạch cung cấp máu cho tim. Mức độ cao của cholesterol “xấu” sẽ làm tăng nguy cơ đau thắt ngực và đau tim.

- Mắc các bệnh lý như bệnh thận mãn tính, bệnh động mạch ngoại biên, hội chứng chuyển hóa, có tiền sử đột quỵ… càng làm tăng nguy cơ đau thắt ngực.

- Ít vận động: Ở những người lười vận động, lượng cholesterol có nguy cơ tăng. Bên cạnh đó nguy cơ mắc huyết áp cao, tiểu đường loại 2 và béo phì cũng cao hơn những người thường xuyên vận động.

- Béo phì: Béo phì có liên quan đến mức cholesterol trong máu cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Tất cả đều làm tăng nguy cơ đau thắt ngực và bệnh tim.

Cơn đau thắt ngực: Cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm Béo phì có liên quan đến mức cholesterol trong máu cao, làm tăng nguy cơ bệnh tim và đau thắt ngực

- Căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ đau thắt ngực. Sự gia tăng các hormone được tạo ra khi căng thẳng có thể thu hẹp các động mạch và làm trầm trọng thêm tình trạng đau thắt ngực.

- Thuốc: Các loại thuốc trị đau nửa đầu, có thể gây ra cơn đau thắt ngực Prinzmetal.

- Lạm dụng thuốc: Cocaine và các chất kích thích khác có thể gây co thắt mạch máu và gây ra cơn đau thắt ngực.

- Thời tiết lạnh: Thời tiết lạnh của mùa đông có thể gây ra cơn đau thắt ngực.

Nguyên nhân gây đau thắt ngực?

Tình trạng đau thắt ngực xảy ra do lưu lượng máu đến cơ tim giảm, trong khi máu lại cung cấp oxy cho các hoạt động của tim. Khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ.

Đau thắt ngực là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn về tim, chẳng hạn như:

- Bệnh động mạch vành (CAD): Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau thắt ngực. Tình trạng này xảy ra khi các mảng tích tụ xuất hiện trong động mạch cung cấp máu cho tim. Các động mạch thu hẹp hoặc cứng lại làm giảm lưu lượng máu đến tim. Sự thiếu hụt lưu lượng máu này gây thiếu máu cục bộ cơ tim, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Bệnh vi mạch vành (MVD): Nữ giới có nguy cơ đau thắt ngực do MVD cao hơn nam giới. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến thành và niêm mạc của các mạch máu nhỏ phân nhánh từ động mạch vành, làm giảm lưu lượng máu đến tim, gây co thắt mạch vành.

- Co thắt mạch vành: Những cơn co thắt này sẽ hạn chế lưu lượng máu đến tim gây đau thắt ngực.

Ngoài ra, các vấn đề về tim như suy tim, bệnh cơ tim phì đại, bệnh van tim, nhịp tim bất thường… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đau thắt ngực.

Triệu chứng của đau thắt ngực là gì?

Đau thắt ngực có thể không rõ ràng, khó phân biệt hoặc là cơn đau dữ dội như đang có một áp lực rất lớn đè ép vùng ngực. Cơn đau có thể lan xuống lưng, cổ, vai trái, thậm chí cả cánh tay.

Bên cạnh đó, cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng như đổ mồ hôi, buồn nôn, ngất xỉu, choáng váng và khó thở. Tuy nhiên, triệu chứng đau thắt ngực còn phụ thuộc vào từng dạng mà người bệnh đang mắc. Việc nhận biết các dạng đau thắt ngực sẽ giúp người bệnh để xử trí cơn đau kịp thời và hiệu quả.

Có 4 loại đau thắt ngực như sau:

Đau thắt ngực ổn định

Đây là loại phổ biến nhất, cơn đau xuất hiện ở vùng sau của xương ức, có thể lan tỏa cánh tay, lưng và các bộ phận khác. Triệu chứng xảy ra khi người bệnh hoạt động gắng sức như đi bộ, leo cầu thang. Cơn đau thắt ngực ổn định thường có thể dự đoán trước và sẽ giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.

Đau thắt ngực không ổn định

Cơn đau thắt ngực không ổn định thường xuất hiện dữ dội, kéo dài và có tần suất ngày càng nhiều với mức độ đau tăng dần. Cơn đau này vô cùng nguy hiểm vì nó không chỉ gây nhồi máu cơ tim cấp mà có thể khiến người bệnh đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Thậm chí, ngay cả khi cấp cứu kịp thì khả năng bệnh nhân gặp di chứng cũng rất nặng nề.

Cơn đau thắt ngực không ổn định thường xuất hiện dữ dội, kéo dài và có tần suất ngày càng nhiều với mức độ đau tăng dần

Đau thắt ngực Prinzmetal

Đây là cơn đau hiếm gặp, thường xuất hiện đột ngột vào lúc nửa đêm khi bạn đang ngủ, có thể kéo dài đến 30 phút và có xu hướng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên triệu chứng này có thể giảm khi người bệnh điều trị nội khoa.

Đau thắt vi mạch máu

Cơn đau xuất hiện trong thời gian dài, làm tổn thương tim nghiêm trọng hơn so với các cơn đau thắt ngực khác. Các triệu chứng kèm bao gồm: hơi thở ngắn, khó ngủ, mệt mỏi, thiếu năng lượng và khởi phát do căng thẳng, stress…

Vị trí xuất hiện cơn đau thắt ngực

Đa số cơn đau xuất phát từ giữa ngực ngay sau xương ức, hoặc bên ngực trái vùng trước tim. Sau đó đau lan từ ngực lên vai trái. Nếu lan xa hơn sẽ xuống cánh tay trái, cẳng tay trái, ngón tay trái và thường là ngón út. Số ít trường hợp lan lên cổ, tay phải, thượng vị nhưng không bao giờ lan xuống đến rốn.

Đau thắt ngực có nguy hiểm không? Khi nào cần nhập viện?

Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình nhất cảnh báo bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.

Khi triệu chứng đau thắt ngực kéo dài trên 15 phút và không suy giảm dù có uống thuốc và nghỉ ngơi thì bạn cần hết sức lưu ý bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra. Thời gian “vàng” để cấp cứu nhồi máu cơ tim là trong vòng 1-2 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Chính vì vậy, người bệnh cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức, bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể khiến tim bị tổn thương và cướp đi tính mạng của người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán cơn đau thắt ngực

Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số hạng mục sau để chẩn đoán tình trạng đau thắt ngực:

- Đo điện tâm đồ.

- Xét nghiệm máu: Ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tim sẽ phóng ra những chỉ điểm sinh học như Troponin T hoặc I. Nếu những chỉ điểm sinh học này xuất hiện trong máu, thì bạn có thể đã bị nhồi máu cơ tim.

Cơn đau thắt ngực: Cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm Chụp động mạch vành giúp phát hiện động mạch nuôi có bị tắc nghẽn hay không

- Chụp động mạch vành tim: Bác sĩ sẽ đặt một ống mỏng trong mạch máu ở tay hoặc đùi. Sau đó đưa ống này lên tim, bơm thuốc cản quang để quan sát các mạch máu nuôi tim. Phương pháp này sẽ phát hiện động mạch nuôi tim của bạn có bị tắc nghẽn hay không.

- Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt (MSCT) với thuốc cản quang: Giúp phát hiện mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn và cục máu đông trong động mạch phổi…

Điều trị đau thắt ngực như thế nào?

Tùy nguyên nhân gây đau thắt ngực mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Mục đích chính của điều trị là ngăn ngừa và giảm đau; hạn chế các mảng xơ vữa tích tụ thêm, làm chậm tiến triển bệnh; giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

Một số phương pháp điều trị dùng để điều trị đau thắt ngực:

- Với trường hợp bị đau ngực do nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và thuốc hạn chế tổn thương tim. Nếu thuốc không kiểm soát được cơn đau thắt ngực, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số can thiệp phẫu thuật để giữ duy trì hoạt động của cơ tim như chụp và đặt stent mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu.

Cơn đau thắt ngực: Cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm Trường hợp bị đau ngực do nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và thuốc hạn chế tổn thương tim

- Trường hợp bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ sẽ được thực hiện phẫu thuật sửa chữa.

- Nếu cơn đau ngực do trào ngược acid dạ dày vào thực quản, người bệnh sẽ được kê thuốc ức chế tiết acid.

- Nếu cơn đau ngực do những cơn hoảng loạn bệnh nhân sẽ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.

Phương pháp phòng ngừa đau thắt ngực?

Việc thay đổi lối sống không giúp cắt cơn đau thắt ngực ngay lập tức nhưng đây là yếu tố quan trọng giúp bạn phòng ngừa sự xuất hiện của cơn đau thắt ngực. Dưới đây là cách mà bạn nên áp dụng mỗi ngày:

- Tránh làm việc nặng hoặc gắng sức để trái tim luôn khỏe mạnh.

- Tránh xa căng thẳng, stress, giữ tâm lý thoải mái.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau quả, chất xơ, cá. Hạn chế ăn chất béo, muối, đồ ngọt, đồ chiên rán…

Cơn đau thắt ngực: Cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm Xây dựng chế độ ăn nhiều rau quả, chất xơ sẽ giúp bạn có trái tim khỏe mạnh hơn

- Bỏ thuốc lá, rượu bia, cố gắng giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.

- Điều trị triệt để các bệnh gây nguy cơ đau thắt ngực như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu,…

- Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng các môn vừa sức như yoga, đi bộ, đạp xe,…

- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát huyết áp, cholesterol, đường máu…

- Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, thực hiện điện tâm đồ, siêu âm tim, đo huyết áp,… 6 tháng một lần.

Để có trái tim khỏe mạnh, những người có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch hoặc có triệu chứng đau thắt ngực cần đi thăm khám sớm, để có hướng xử trí kịp thời.

Với mong muốn khách hàng được thăm khám, theo dõi và điều trị bệnh tim mạch được hiệu quả, BV Hồng Ngọc đã phối hợp cùng các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về tim mạch thăm khám cho bệnh nhân.

Theo đó, khi khám tim mạch tại đây, khách hàng sẽ được khám cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu tại Mỹ, Pháp, Đức, Nhật… về siêu âm tim, siêu âm mạch máu, siêu âm tim thai, tim bẩm sinh, điều trị rối loạn nhịp tim, can thiệp mạch vành, mạch ngoại biên…

Các bác sĩ liên tục cập nhật những phương pháp mới nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Việc chẩn đoán bệnh dựa trên khai thác bệnh sử kỹ lưỡng, đánh giá triệu chứng, chỉ định cận lâm sàng phù hợp. Cùng với đó, mỗi bệnh nhân sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể về phác đồ điều trị, giảm gánh nặng kinh tế và tác dụng phụ không mong muốn.

Đặc biệt, phác đồ điều trị tim mạch cho mỗi người bệnh luôn được theo dõi sát, phối hợp liên chuyên khoa trong điều trị bệnh tim mạch trên bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh nền.

Để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý về tim mạch, bệnh viện cũng đầu tư trang thiết tân tiến nhập khẩu đồng bộ như: Máy siêu âm Voluson E8, hệ thống máy điện tim, Holter điện tim 24h, máy CT Revolution EVO và MRI Signa Creator 1.5 Tesla (GE Healthcare – Hoa Kỳ); Hệ thống xét nghiệm Abbott (Mỹ)…

Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

Thông tin liên hệ:

Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 616

**Lưu ý:

 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay