Nhận biết sớm các triệu chứng thoái hóa khớp để có phương án điều trị phù hợp

Nhận biết sớm các triệu chứng thoái hóa khớp để có phương án điều trị phù hợp

12-09-2022

Thoái hóa khớp thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Do vậy, ai trong chúng ta cũng cần cảnh giác và nhận biết sớm các triệu chứng thoái hóa khớp để kịp thời điều trị, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Triệu chứng thoái hóa khớp

Thông thường, các triệu chứng thoái hóa khớp sẽ có sự khác nhau giữa các đối tượng tùy thuộc vào tình trạng và vị trí khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhận biết các dấu hiệu của bệnh thông qua một số triệu chứng điển hình sau đây:

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh thoái hóa khớp. Các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc cấp tính tùy vào từng thời điểm khác nhau, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, các cơn đau này chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động khớp và nhanh chóng biến mất đi sau đó. Nhưng nếu để tình trạng này lâu ngày, thoái hóa khớp sẽ gây ra các cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh đột ngột sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện kèm theo các cơn đau, đặc biệt là vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Lúc này các khớp bị đau cứng sẽ không cử động được, tình trạng này sẽ giảm dần sau khoảng 10 - 30 phút nghỉ ngơi. Nhưng nếu để bệnh kéo dài dai dẳng thì triệu chứng này sẽ lại tiếp diễn, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Triệu chứng thoái hóa khớp Đau cứng khớp là triệu chứng thoái hóa khớp thường gặp
  • Phát ra tiếng kêu khi cử động: Thoái hóa khớp khiến cho sụn và đĩa đệm ở giữa hai đầu xương bị hao mòn, lượng dịch nhầy bôi trơn tiết ra cũng giảm dần. Nên khi người bệnh di chuyển, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau phát ra tiếng lạo xạo kèm theo triệu chứng đau nhức dữ dội. Người bệnh có thể nhận thấy triệu chứng này khi vận động mạnh.

  • Khó khăn trong vận động: Khớp bị thoái hóa đồng nghĩa với việc khả năng vận động cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc thực hiện một số động tác như cúi, gập người, xoay cổ, bước đi…

  • Teo cơ, sưng tấy và biến dạng: Nếu để thoái hóa khớp diễn ra trong thời gian dài mà không các biện pháp điều trị đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn như sưng tấy gây biến dạng khớp bị tổn thương, đầu gối lệch khỏi trục, vùng cơ xung quanh khớp bị thoái hóa không được vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ, …

Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu khác nhau theo từng vị trí thoái hóa khớp.

  • Thoái hóa khớp háng: người bệnh thường đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi, đi lại khập khiễng, dạng háng khó khăn, khó gập đùi vào bụng.

  • Thoái hóa khớp gối: người bệnh gặp khó khăn khi đứng lên ngồi xuống, nhất là lúc lên xuống bậc thang hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi bị ngã khụy xuống đột ngột do cơn đau; khả năng đi lại và các động tác gập duỗi chân cũng bị hạn chế, có thể nge thấy tiếng khi cử động khớp.

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: người bệnh bị đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau hơn khi về chiều sau một ngày làm việc, lúc nằm nghỉ ngơi cơn đau sẽ thuyên giảm. Khi đau, mọi cử chỉ, hành động đều trở nên khó khăn với bệnh nhân.

  • Thoái hóa khớp vai: Các động tác đưa tay ra trước, ra sau, quay tay đều sẽ bị hạn chế và người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện một số động tác đơn giản như gãi lưng, chải đầu...

Chẩn đoán thoái hóa khớp

Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng như kiểm ra xem khớp có bị sưng, đau, đỏ, nóng hoặc gặp khó khăn khi cử động hay không. Đồng thời xem xét tiền sử bệnh lý của người bệnh. 

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Các phương pháp thường được bác sĩ chuyên khoa áp dụng để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp là:

  • Chụp X-Quang: có thể phát hiện sự xuất hiện các gai xương, tình trạng mất sụn, hẹp khe khớp,...

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp bác sĩ quan sát tổng quan khớp và phát hiện những tổn thương ở sụn khớp.

  • Nội soi khớp: quan sát được trực tiếp các tổn thương tại sụn khớp.

  • Siêu âm khớp: giúp kiểm tra tình trạng tràn dịch khớp, mảnh sụn thoái hóa.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng đối tượng. Việc điều trị bệnh nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp, duy trì và phục hồi chức năng khớp, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Cách điều trị thoái hóa khớp 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp. Phụ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau cho từng đối tượng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, được các bác sĩ khuyên dùng:

Tăng cường hoạt động thể chất

Đây là phương pháp điều trị luôn được áp dụng cho những người bị thoái hóa khớp. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp sẽ góp phần nâng cao sự dẻo dai cho khớp, đồng thời làm giảm các triệu chứng đau và cứng khớp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chườm nóng hoặc lạnh để làm giảm cơn đau và các triệu chứng sưng viêm. Lưu ý quá trình luyện tập cần tuân thủ theo sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tập sai làm ảnh hưởng xấu đến các khớp.

Giảm cân

Thừa cân hoặc béo phì khiến cho xương khớp của bạn phải chịu nhiều áp lực khi phải nâng đỡ cơ thể quá khổ, làm cho tình trạng thoái hóa khớp trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, tốt hơn hết hãy cố gắng giảm cân khoa học bằng cách tham gia các hoạt động thể chất và có chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Triệu chứng thoái hóa khớp Giảm cân giúp làm giảm áp lực lên hệ thống xương khớp.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ khuyến nghị trong điều trị để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau với từng trường hợp. Một số thuốc được khuyến nghị sử dụng có thể kể đến như: 

  • Paracetamol giúp giảm nhanh cơn đau tại chỗ.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được chỉ định dùng khi paracetamol không có hiệu quả giảm đau. Loại thuốc này ngoài có tác dụng giảm đau còn giúp giảm viêm và giảm sưng nhanh chóng.

  • Tiêm steroid: Phương pháp này phải có sự chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm. Sau khi tiêm, thuốc sẽ gây tê cục bộ và giảm đau nhanh chóng.

Lưu ý: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc tự ý sử dụng vì sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho gan, thận, dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiện đại, được các chuyên gia khuyên áp dụng với ưu điểm không xâm lấn, an toàn và phù hợp với mọi đối tượng.

Thực hiện vật lý trị liệu đúng cách không chỉ giúp giảm đau, giảm sưng viêm mà còn cải thiện được khả năng vận động của khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của chuyên viên hoặc bác sĩ, tránh tự ý thực hiện tại nhà vì có thể gây tác động xấu làm tổn thương hệ xương khớp.

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiện đại, hiệu quả cao.

Điều trị bảo tồn bằng các chế phẩm sinh học

Tiêm chất nhờn nhân tạo

Acid Hyaluronic hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP là 2 phương pháp điều trị bảo tồn được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong điều trị thoái hóa khớp. Trong đó, tiêm huyết tương giàu tiêu cầu là phương pháp an toàn, được ưu tiên hơn cả

 do sử dụng máu tự thân của chính bệnh nhân, được chiết tách trong môi trường vô trùng đạt chuẩn. Với 1 liệu trình tiêm giúp chấm dứt cơn đau thoái hóa, viêm gân, chấn thương thể thao ... mà không cần phẫu thuật, không dùng thuốc. Thông thường 1 liệu trình sẽ tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sự hồi phục của mỗi người để thay đổi sao cho phù hợp.

Phẫu thuật

Hiện nay, có 3 phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến đó là: nội soi khớp, thay khớp, đục xương chỉnh trục. Tuy nhiên, phẫu thuật khớp chỉ là sự lựa chọn cuối cùng, khi các phương án điều trị bảo tồn không có hiệu quả. Phẫu thuật có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng, giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế như chi phí cao, cần nhiều thời gian hồi phục sức khỏe và nghỉ ngơi, có nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu nếu chăm sóc vết mổ không đúng cách…

Khi thăm khám và điều trị tại Chuyên khoa Cơ xương khớp BVĐK Hồng Ngọc khách hàng sẽ được tận hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng hàng đầu Thủ đô:

- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từng công tác tại các bệnh viện lớn trong & ngoài nước: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Royal North Shore Úc...

- Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ của Mỹ: Máy MRI SIGNA Prime, Máy CT 128 dãy (Mỹ), máy đo loãng xương Hologic (Mỹ), máy siêu âm khớp Logiq P7,... cho hình ảnh sắc nét, phát hiện chính xác khối u, tổn thương xương khớp... ở giai đoạn khởi phát.

- Khoa còn kết hợp với Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng trong điều trị, sử dụng hệ thống máy trị liệu của Đức cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp bệnh nhân lấy lại vận động nhanh chóng, giảm đau nhức do thoái hóa khớp.

- Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân

- Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…

- Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí

- Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân

Nếu bạn vẫn băn khoăn và muốn nhận tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh thoái hóa khớp, vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay