Viêm chân tóc là bệnh rất phổ biến hiện nay nhưng nhiều người không phát hiện ra hoặc không biết phương pháp chữa trị tận gốc.
Chồng tôi 35 tuổi. Mấy tháng nay, vùng da dầu của anh ấy lúc nào cũng ngứa, sờ thấy xuất hiện nhiều sẩn đỏ nhỏ quanh chân lông có đóng vảy. Sau vài ngày thì vảy bong, không để lại sẹo. Dù đã dùng dầu gội trị nấm nhưng tình trạng không thuyên giảm.
Xin hỏi, có phải tôi đã bị viêm chân tóc không và cần lưu ý gì trong chế độ sinh hoạt và cách điều trị ra sao
(N.L – Hà Tây)
Chị N.L thân mến!
Theo những thông tin sơ bộ mà chị cho biết: Da đầu của chồng chị bị ngứa, có những sẩn ở chân tóc và có vảy thì có lẽ đúng là anh ấy bị bệnh viêm chân tóc. Tên bệnh học gọi là bệnh viêm nang lông nông (folliculites superficielles staphylococciques) hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng nang lông (infectious folliculitis).
Bệnh viêm chân tóc không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ
Đặc điểm lâm sàng của bệnh:
Thương tổn là những mụn mủ khu trú chân lông, chân tóc (chúng tôi nhấn mạnh mụn mủ phải ở chân tóc, chân lông. Nếu mụn ở ngoài chân tóc, chân lông thì lại là bệnh khác).
Khởi đầu là da quanh nang lông viêm đỏ, hơi gờ cao gọi là sẩn, có ngứa, đôi khi đau. Sau đó nhanh chóng xuất hiện mụn mủ nhỏ, màu vàng trắng, xung quanh mụn mủ có quầng viêm.
Khi mụn mủ vỡ thành vết trợt nông, tiết dịch ướt, mùi tanh sau đó mụn khô đóng vảy tiết màu vàng giống như chốc.
Tổn thương nông ở phần trên của nang lông tức là ở phễu nang lông nên mới gọi là viêm nang lông nông. Mụn mủ có thể rải rác khắp da đầu hoặc tập trung ở một hoặc nhiều vùng.
Tiến triển thường tự khỏi trong vài ngày và không để lại sẹo, có thể tái phát và dai dẳng mạn tính.
Ngoài vùng da đầu thì bệnh viêm nang lông còn thấy thương tổn ở những vùng có lông dài khác như: ở mí mắt dân gian gọi là mọc lẹo, mọc chấp. Có khi thấy thương tổn vùng nách, lông mày, vùng có râu gây viêm nang lông do tụ cầu vàng hoặc do nấm loại thâm nhiễm mưng mủ (kerion de cels)…
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân thông thường: Do vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng (Demodex).
Điều kiện thuận lợi để bệnh xuất hiện và phát triển là: Tác động của các yếu tố cơ học, vật lý, hóa chất như ở đầu thì thường là do dầu gội, tóc ẩm, cào gãi, thuốc nhuộm tóc; ở vùng râu thì do dao cạo; ở người thì do ngâm tắm, massage lâu…
Khi bị viêm nang lông thì cần lưu ý loại bỏ các yếu tố thuận lợi như:
Đến khám bác sĩ chuyên khoa để được được bác sĩ chẩn đoán xác định, được tư vấn kỹ hơn và có những chỉ định điều trị phù hợp.
Điều trị:
Tại chỗ: bằng các thuốc sát khuẩn như cồn iode, dung dịnh màu hoặc kem, mỡ kháng sinh.
Toàn thân: dùng kháng histamin để chống ngứa và hạn chế kích thích tại chỗ. Có thể dùng kháng sinh toàn thân tùy theo mức độ nặng của bệnh.
Chúc chồng bạn chóng lành bệnh.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/