Trị cảm cúm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian

Trị cảm cúm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian

27-02-2020

Bệnh cúm khiến trẻ sơ sinh rất khó chịu, mệt mỏi, có thể bỏ bú… Vì thế, mẹ cần chữa cúm cho trẻ sơ sinh từ sớm để giúp con cảm thấy dễ chịu và khỏe khoắn hơn. Có nhiều cách chữa cúm cho trẻ. Mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà.

Cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng xịt rửa mũi

Khi bị cúm, trẻ thường bị chảy nước mũi. Chảy nước mũi gây nghẹt mũi, có thể khiến bé khó thở. Trong khi đó, trẻ chưa biết tự xì mũi nên ba mẹ hãy sử dụng dụng cụ xịt rửa chuyên dụng để rửa mũi và hút mũi cho bé.

Ba mẹ thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hút mũi, khăn hoặc giấy mềm, nước muối sinh lý để rửa mũi.

  • Đặt bé nằm ngửa, kê dưới đầu bé một tấm khăn mềm. Nhỏ 1 - 2 giọt nước mũi vào mỗi bên mũi giúp làm lỏng dịch mũi để dễ hút hơn đồng thời có tác dụng diệt khuẩn.

  • Ba mẹ giữ chắc đầu bé và tiến hành hút dịch nhầy bên trong mũi.

  • Sau khi hút xong, nhỏ mỗi bên mũi 1 giọt nước muối sinh lý nữa để vệ sinh lại mũi.

Khi hút mũi cho bé, ba mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương mũi bé. Mỗi ngày chỉ nên hút 1 - 2 lần và không hút mũi quá 4 ngày liên tiếp vì có thể khiến mũi bị khô, thậm chí gây hại.

tre-so-sinh-bi-cum Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu nên rất dễ bị cúm

Trị cảm cúm ở trẻ nhỏ bằng cách tắm nước gừng

Tắm nước gừng là mẹo dân gian giúp phòng ngừa và điều trị cúm khá hiệu quả, được nhiều mẹ áp dụng khi con bị cúm. Theo quan niệm thì gừng là thảo dược có tính nóng nên sẽ giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ điều trị cúm. Ngoài ra, hơi nước từ gừng có thể làm lỏng dịch mũi, đờm nên sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Trị cúm cho trẻ bằng cách này, ba mẹ thực hiện như sau:

  • Mẹ giã nhuyễn 2 nhánh gừng sống (hoặc có thể nước qua) rồi cho vào cốc nước sôi, ủ trong vài phút rồi hòa vào chậu nước ấm đã chuẩn bị để tắm cho bé.

  • Cho bé vào tắm như bình thường. Lưu ý khi bé đang bị cúm thì mẹ nên tắm nhanh, không ngâm bé trong nước quá lâu. Nếu vào mùa đông thì khi tắm nên bật thêm đèn sưởi cho ấm.

Lưu ý cho cách trị cúm này chỉ áp dụng đối với bé hơn 1 tháng tuổi và không thực hiện với những bé có làn da quá nhạy cảm hoặc đang gặp phải các vấn đề về da.

Trị cúm cho bé bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Chế độ ăn uống, sinh hoạt có tác dụng hỗ trợ điều trị cúm ở trẻ rất hiệu quả. Nếu bé đang bị cúm, ba mẹ cần:

  • Cho trẻ uống nhiều sữa, tốt nhất là sữa mẹ vì sữa giàu kháng thể và chứa đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé.

  • Với trẻ trên 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể cho bé uống thêm nước hoặc súp ấm để tránh mất nước.

  • Trẻ sơ sinh hầu hết đều bú mẹ nên mẹ đừng quên ăn đủ chất, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để cung cấp cho bé nguồn sữa mẹ chất lượng.

  • Ngoài chế độ ăn uống, ba mẹ cũng đừng quên giữ vệ sinh phòng ngủ, chăn ga, quần áo của bé sạch sẽ… Đặc biệt không được dùng lại khăn lau chưa được giặt sạch.

Cách trị cảm cúm cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Trị cảm cúm cho trẻ bằng lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị chua, cay nhẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt. Đặc biệt, thành phần kháng sinh trong thảo dược này giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây viêm mũi họng, cảm cúm, qua đó làm giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ.

Cách 1: Lá hẹ hấp mật ong

Dùng 100g lá hẹ tươi rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm. Sau đó, cho lá hẹ vào bát, thêm mật ong nguyên chất vào ngập mặt lá hẹ. Hấp cách thủy lá hẹ mật ong khoảng 30 phút.

Khi hấp xong, mẹ chắt nước cho bé dùng 2 – 3 thìa một lần, uống 3 lần/ngày. Với trẻ lớn hơn có thể khuyến khích bé ăn cả lá hẹ sẽ nhanh có kết quả hơn.

Thành phần kháng sinh trong thảo dược này giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây viêm mũi họng, cảm cúm

Cách 2: Lá hẹ với chanh và nghệ tươi

Chuẩn bị sẵn 10g lá hẹ, 1 quả chanh tươi và 20g củ nghệ. Chanh tươi thái lát mỏng, hẹ cắt khúc ngắn; nghệ đem nướng chín, cạo vỏ rồi giã nát. Cho các nguyên liệu vào một cái chén sạch, thêm 4 muỗng nước lọc rồi nồi hấp cách thủy 15 – 20 phút.

Cho trẻ uống 2 thìa hỗn hợp trên, sau các bữa ăn chính khoảng 15 phút. Tùy theo tình trạng bệnh của bé mà sau khoảng 5 – 7 ngày tình trạng sổ mũi cảm cúm có thể dứt hẳn.

Trị cảm cúm cho trẻ bằng lá tía tô

Theo Đông y, tía tô có vị cây, tính ấm, quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế. Vị thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cảm mạo, phòng chống hen suyễn, trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, giảm nôn trớ ở người lớn và cả trẻ em.

Đun cả cành, lá và thân cây tía tô với 1 lít nước, rồi đổ ra bát to cho bé xông. Hơi nước tía tô mang theo các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm, khắc phục tình trạng xổ mũi của bé. Áp dụng 2 ngày 1 lần cho đến khi trẻ hết sổ mũi.

Lá tía tô có tác dụng ngăn ngừa cảm mạo, phòng chống hen suyễn, trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi

Trị cảm cúm cho trẻ bằng gừng

Ngoài tác dụng giữ ấm cơ thể, gừng còn giúp kích thích lưu thông máu, giảm viêm mũi xoang, qua đó khắc phục chứng sổ mũi cho bé.

Cách 1: Tắm hoặc ngâm chân với nước gừng

Mẹ giã gừng tươi rồi lọc lấy nước, cho vào trong nước tắm của bé. Mẹ cũng có thể nấu nước gừng cho trẻ ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp bé bớt sổ mũi và ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Đun nước gừng cho trẻ ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp bé bớt sổ mũi và ngủ ngon hơn

Cách 2: Uống nước gừng ấm

Mẹ hãy lấy một nhánh gừng giã nát, đem nấu với 200ml nước trong 5 phút. Để nguội bớt, cho bé uống nước gừng khi còn ấm từ 2 – 3 lần sau khi ăn khoảng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày cho đến khi trẻ khỏi bệnh.

Dùng bài thuốc từ hoa hồng trắng

Hoa hồng trắng rất giàu vitamin A, B, C, K, có tính ấm giúp hoạt huyết, tiêu thũng, giảm viêm, chống ho, bổ phế, ngăn ngừa cảm lạnh, sổ mũi bằng cách làm loãng đàm nhầy…

Cách 1: Hoa hồng trắng chưng đường phèn

Dùng 15g cánh hoa hồng trắng cho vào chén sứ, cho thêm 1 thìa đường phèn rồi chưng hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi ngày 3 lần.

Hoa hồng trắng là bài thuốc trị cảm cúm sổ mũi cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng

Cách 2: Hoa hồng trắng, quất và đường phèn

Quất cũng có đặc tính sát khuẩn khá tốt nên sẽ làm tăng công hiệu của bài thuốc khi kết hợp với hoa hồng trắng và đường phèn.

Mẹ dùng hoa hồng trắng, quất và đường phèn hấp cách thủy 15-20 phút. Cho bé uống nước hỗn hợp trên 3 lần/ngày.

Trị cảm cúm cho trẻ bằng húng chanh

Trong thành phần của húng chanh chứa nhiều tinh dầu giúp sát khuẩn, tiêu thũng, hạ sốt, giảm ho, tiêu đờm, trị sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh cho bé an toàn.

Cách 1: Dùng lá húng chanh nguyên chất

Giã nát 20g lá húng chanh rồi hòa với 1 ít nước ấm. Chắt nước cốt cho bé uống ngày 2 lần.

Húng chanh chứa nhiều tinh dầu giúp sát khuẩn, hạ sốt, giảm ho, tiêu đờm, trị cảm cúm, cảm lạnh cho bé an toàn

Cách 2: Húng chanh và đường phèn

Dùng lá húng chanh và đường phèn mỗi vị 20g. Đem hấp cách thủy, chắt nước chia làm 3 – 4 lần cho bé dùng hết trong ngày. Phần bã cho bé ngậm trong miệng và mút nước chảy ra.

Trị cảm cúm cho trẻ bằng lá kinh giới        

Theo y học cổ truyền, kinh giới (tía tô) có tính ẩm, vị cay, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh. Vì thế, ông cha ta đã sử dụng kinh giới như là một vị thuốc dân gian chữa cảm cúm hiệu quả.

Kinh giới có tính ẩm, vị cay, có tác dụng lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh

Đối với trẻ nhỏ, khi bị cảm cúm hay ho dai dẳng, các mẹ có thể giã nát lá kinh giới, tía tô rồi đem trộn với một ít đường phèn hoặc mật ong đem hấp nóng rồi cho bé uống. Tinh dầu của kinh giới và tía tô sẽ giúp bé thông mũi, dịu họng và giảm các triệu chứng của cảm cúm nhanh chóng.

Trị cảm cúm cho trẻ bằng tinh dầu tỏi

Tỏi là một vị thuốc chữa cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ ho, tiêu đàm… Theo y học hiện đại, việc sử dụng tỏi hằng hàng có thể hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh khi chuyển mùa. Với người lớn hoặc trẻ nhỏ sử dụng tinh dầu tỏi giúp phòng tránh và trị cảm cúm hiệu quả.

trị cảm cúm cho trẻ Tỏi là một vị thuốc chữa cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả

Vì tỏi có tính hăng, nên khi muốn giảm bớt tính hăng các mẹ có thể nướng tỏi rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc bỏ thêm tỏi vào cháo cho bé ăn hằng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Những sai lầm khi chữa cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Ngoài việc tìm hiểu các cách chữa cúm cho bé hiệu quả, ba mẹ cũng đừng quên tìm hiểu những sai lầm khi chăm sóc bé bị cúm để tránh vì những sai sót này không chỉ không giúp bé nhanh khỏi mà còn có thể gây hại cho con.

Có một số sai lầm ba mẹ thường mắc phải khi chữa cúm cho bé tại nhà, gồm:

Tự cho con dùng thuốc

Nhiều ba mẹ chủ quan thấy bé bị cúm thì cho con uống thuốc trị cúm thông thường mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc này có thể gây hại cho cơ thể còn non nớt của bé, nhất là trẻ sơ sinh.

Cho bé dùng mật ong

Mật ong được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, ba mẹ không nên áp dụng những bài thuốc này đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do mật ong có thể khiến bé bị ngộ độc.

Cho trẻ uống kháng sinh

Nhiều ba mẹ muốn bé nhanh khỏi nên cho con uống kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ có tác dụng với các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn. Cúm là do virus gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng, thậm chí còn gây tác dụng phụ không tốt cho bé.

kháng sinh cho bé Cho trẻ uống kháng sinh để trị cúm là sai lầm nhiều ba mẹ mắc phải

Lưu ý khi chữa cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Để việc điều trị cúm cho bé đạt hiệu quả cao mà không gây nguy hại, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cách ly bé nguồn bệnh vì có rất nhiều chủng virus gây cúm, bé có thể bị tái đi tái lại nhiều lần với mỗi chủng khác nhau.

  • Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ thì với cảm cúm thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 3 ngày và khỏi bệnh sau 5 - 7 ngày. Nếu bé lâu không khỏi, kèm theo các biểu hiện như sốt cao, dịch mũi đặc vàng, ra nhiều rỉ mắt… thì ba mẹ nên đưa con đi khám ngay.

  • Không tự ý dùng thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cơ thể trẻ rất nhạy cảm nên nếu dùng thuốc không đúng cách có thể gây hại cho bé.

  • Không sử dụng mật ong cho trẻ sơ sinh dù nó có công dụng trị cảm cúm vì mật ong có thể khiến bé bị ngộ độc, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

  • Tránh xa bé khỏi khói thuốc vì hít phải khói thuốc sẽ khiến bệnh tình của bé nghiêm trọng hơn.

  • Chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân của bé và vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, đồ dùng, đồ chơi của con để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây hại.

Biện pháp phòng ngừa cúm ở trẻ

Cảm cúm khiến bé khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên cần được phòng ngừa từ sớm. Hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây cúm:

  • Không cho bé tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm vì cơ thể của bé còn non yếu, hệ miễn dịch yếu dễ bị virus tấn công gây bệnh.

  • Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên để tăng cường đề kháng cũng như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển tốt nhất.

  • Vệ sinh cá nhân cho con mỗi ngày, thường xuyên rửa, khử khuẩn đồ chơi để tránh virus bám trụ rồi lây sang bé.

  • Người chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với bé để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus.

  • Cho bé đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của trẻ cũng như phát hiện sớm nguy cơ mắc cúm cũng như các bệnh lý khác.

Trên đây là những cách trị cảm cúm cho trẻ và những lưu ý khi chữa cúm cho bé tại nhà. Trong trường hợp trẻ mắc cảm cúm lâu ngày không khỏi hay quá nặng, các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ khám, điều trị bệnh kịp thời, phòng tránh những biến chứng có thể xuất hiện ở trẻ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay