Trẻ nghịch ngợm nhiều có phải dấu hiệu bệnh lý?

Trẻ nghịch ngợm nhiều có phải dấu hiệu bệnh lý?

09-12-2023
Sống khỏe

Trẻ nghịch ngợm, luôn tay luôn chân và không thể ngồi yên là các dấu hiệu khiến cha mẹ lo lắng. Đâu là cách phân biệt giữa tình trạng nghịch ngợm thông thường và tăng động? Hãy theo dõi bài viết để được giải đáp.

Biểu hiện của trẻ nghịch ngợm

Trẻ nghịch ngợm, hiếu động là điều thường thấy. Với những đứa trẻ, thế giới bên ngoài luôn mới mẻ, hay ho nên cần khám phá nhiều hơn. Tuy nhiên, dấu hiệu nghịch ngợm thái quá lại có thể là triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý.

Các biểu hiện thường thấy của trẻ nghịch ngợm là:

  • Nói nhiều, cười nhiều và hay la hét to

  • Chỉ thích chạy, nhảy, nghịch ngợm

  • Trẻ hay giận dữ, bực dọc, khó kiểm soát cảm xúc

  • Dễ dàng khóc lóc, ăn vạ khi không đạt được mong muốn

  • Dễ mất tập trung, không hay tập trung làm 1 việc quá lâu

  • Hay đùa giỡn mọi người không chú ý đến hoàn cảnh

Vì sao dễ nhầm lẫn giữa trẻ nghịch ngợm bình thường và trẻ tăng động

Có thể thấy nhiều người dễ dàng nhầm lẫn giữa trẻ nghịch ngợm bình thường và nghịch ngợm do bệnh lý. Bởi vì ranh giới giữa hai vấn đề này chưa thực sự rõ ràng.

Đôi khi các bậc phụ huynh còn không thực sự tin rằng con mình mắc tăng động, mà chỉ cho rằng là hiếu động bình thường. Cũng có những đứa trẻ chỉ hiếu động ở mức bình thường, nhưng cha mẹ lại lo lắng đến nguy cơ mắc bệnh tăng động. Bài viết này sẽ làm rõ sự khác nhau giữa hai tình trạng này.

trẻ nghịch ngợm Trẻ nghịch ngợm thông thường và trẻ nghịch ngợm bệnh lý đều có biểu hiện chạy nhiều, hiếu động, khó tập trung

Cách phân biệt giữa nghịch ngợm hiếu động và tăng động

Trẻ nghịch ngợm thông thường sẽ có độ tập trung cao. Tuy nhiên, trẻ vẫn có các hành động nghịch ngợm – nhưng không liên tục và thời gian nghịch không quá lâu.

Trẻ tăng động giảm chú ý thì hiếu động hơn mức bình thường, có đi kèm nguy cơ giảm chú ý, giảm tập trung. Trẻ vui đùa, nghịch ngợm hầu hết thời gian và dường như rất khó ngồi lâu một chỗ.

Một điều mà cha mẹ có thể dùng để phân biệt, đó là thái độ của trẻ khi tới một môi trường lạ. Trẻ nghịch ngợm sẽ mất thời gian để thăm dò, quan sát trước khi tham gia vào các hoạt động vui chơi, trong khi trẻ tăng động lại không như vậy. Trẻ tăng động không phân biệt được sự khác lạ từ môi trường, nên không kiềm chế được các hành vi nghịch ngợm.

Tham khảo bảng dưới đây để so sánh ràng hơn:

 

Trẻ nghịch ngợm mức bình thường

Tăng động giảm chú ý
Khái niệm       Có các đặc điểm phát triển bình thường theo lứa tuổi: nghịch ngợm, tò mò về Thế Giới xung quanh, ưa khám phá,…

      

Dạng bệnh rối loạn do bất thường ở não khiến trẻ phát sinh các hành vi nghịch ngợm khó kiểm soát và giảm khả năng chú ý.

Độ tuổi

      Độ tuổi từ 2 tuổi, cho đến khi bé lớn dần lên.

     Ở trẻ dưới 12 tuổi, có số lượng bệnh nhi ngày càng nhiều.
Mức độ hành vi
  • Chỉ nghịch ngợm tại các không gian quen thuộc.
  • Có khả năng ngồi im trên 10 – 15 phút.
  • Nói nhiều, hỏi nhiều nhưng không liên tục.
  • Ít khi nói chen vào câu chuyện, công việc của người khác.
  • Có khả năng chờ đợi khi được nhắc nhở.
  • Cử động tay chân liên tục, đứng ngồi không yên.
  • Chạy nhảy leo trèo ở môi trường quen lẫn môi trường xa lạ.
  • Không ngồi yên, thường xuyên rời khỏi chỗ dù đã bị nhắc nhở.
  • Nhanh nhảu trả lời câu hỏi, dù không nghe đủ câu
  • Thường xuyên ngắt lời người khác.
  • Thiếu khả năng trả lời, tham gia trò chơi một cách mạch lạc.
Khi bị điều chỉnh hành vi
  • Có chuyển biến, có sự thay đổi.
  • Phát triển tâm sinh lý bình thường.
  • Không thay đổi khi bị nhắc nhở.
  • Cần tham gia can thiệp về tâm lý và điều trị dài ngày.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý khá phổ biến và có tỉ lệ mắc cao ở trẻ em hiện nay. Trong đó, nguy cơ các bé trai mắc phải thường cao hơn các bé gái.

Người lớn thường gặp khó khăn khi kiểm soát hành vi của trẻ nghịch ngợm bệnh lý. Song song với đó, nhiều bậc phụ huynh còn lo lắng về vấn đề rối loạn tăng động giảm chú ý có nguy hiểm không.

Trên thực tế, rối loạn tăng động giảm chú ý không gây nguy hiểm cho trẻ em. Tuy nhiên, mặt bệnh này ngăn cản sự phát triển trong tương lai của trẻ. Ngoài ra, người bệnh có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh thần kinh khác như: rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi chống đôi, rối loạn giấc ngủ,…

trẻ nghịch ngợm Trẻ nghịch ngợm bệnh lý thường khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì nguy cơ ảnh hưởng tới tương lai

Nếu không thể phân biệt trẻ nghịch ngợm thông thường và trẻ tăng động chú ý, phụ huynh hãy cho bé đi khám sớm. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phán đoán chính xác, kèm theo phương án điều trị phù hợp với tình trạng.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay