Hotline: 024 7300 8866

Cấp Cứu Ngoài BV: 1900 636 555

  |  

Trẻ buồn nôn phải làm sao? Cách xử trí dành cho các bậc cha mẹ

Trẻ bị buồn nôn do nhiều nguyên nhân, và đôi khi, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bé đang gặp vấn đề như đang mắc một bệnh lý nào đó về đường tiêu hóa. Vậy khi trẻ buồn nôn phải làm sao? Bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về tình trạng này cũng như các giải pháp khắc phục.

Nguyên nhân khiến bé bị buồn nôn 

Tình trạng nôn và buồn nôn ở trẻ có thể khác nhau tùy độ tuổi và giai đoạn phát triển. Nguyên nhân khiến bé hay buồn nôn khi ăn hoặc sau khi ăn xong vì thế cũng không giống nhau. Tìm hiểu được những tác nhân này sẽ giúp bố mẹ có được hướng khắc phục hiệu quả. Từ đó giúp bố mẹ giải đáp được băn khoăn lo lắng trẻ buồn nôn phải làm sao.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi 

Tình trạng buồn nôn và nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi là rất phổ biến. Tuy nhiên, lại rất khó để xác định chính xác nguyên nhân. Bởi trẻ trong độ tuổi này có hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên chức năng tiêu hóa còn kém. Và đây có thể là nguyên chính khiến bé bị buồn nôn và nôn trớ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé buồn nôn và nôn trớ nhiều có thể liên quan đến một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, tắc hoặc hẹp môn vị dạ dày hoặc lồng ruột, tắc ruột,… Đặc biệt, nếu bé nôn kèm sốt thì đây là dấu hiệu cảnh báo bé đang bị nhiễm trùng đường ruột hoặc các bộ phận khác trong cơ thể. Lúc này, bố mẹ cần đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. 

trẻ buồn nôn phải làm sao

Tình trạng buồn nôn và nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi là rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân

Trẻ trên 12 tháng tuổi 

Bé trên 12 tháng tuổi bị buồn nôn và nôn ói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, viêm dạ dày ruột do siêu vi được coi là nguyên nhân chính. Đi kèm nôn ói, bé có thể bị sốt, đau bụng, tiêu chảy, kéo dài trong 1 – 2 ngày. 

Đó là do ở độ tuổi lên 2, lên 3, bé đã có thể chạy nhảy, vui chơi và thích tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ, thú vị nhưng lại chưa có ý thức bảo vệ bản thân. Vì thế, bé có thể chạm vào những nơi nhiều bụi bẩn hay những đồ vật bị nhiễm khuẩn rồi đưa tay lên dụi mắt, sờ miệng,… 

Ngoài ra, bé có thể ăn phải những thực phẩm lạ, chứa thành phần gây dị ứng. Hoặc ăn những món chưa được nấu chín, không đảm bảo vệ sinh an toàn khi chế biến. Đây cũng là những lý do khiến trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn. Thậm chí là ngộ độc thực phẩm, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

trẻ buồn nôn phải làm sao

Trẻ buồn nôn phải làm sao – Bố mẹ cần xem xét các nguyên nhân ngộ độc, dị ứng

Đối với trẻ lớn, chẳng hạn như trẻ 7 tuổi hay bị nôn thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có thể kể đến như trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tắc ruột, lồng ruột. Hoặc do bị hội nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm tụy,… Nếu có các triệu chứng này, bố mẹ cần theo dõi và đưa bé đến viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Trẻ buồn nôn phải làm sao?

Dù trẻ buồn nôn nhưng không nôn được hay nôn liên tục thì bố mẹ cũng không nên chủ quan mà phải theo dõi sát sao các dấu hiệu của con để có cách xử trí đúng và cho trẻ đến viện kịp thời. 

Theo dõi dấu hiệu mất nước

Nôn ói kèm theo tiêu chảy có thể khiến cơ thể bé bị mất nước với các dấu hiệu như môi khô, trẻ liên tục khát nước và đòi uống nước. Trường hợp mất nước nặng, bé sẽ không đi tiểu trong nhiều giờ liền (4 – 6 giờ). Bé khóc không thấy nước mắt, môi khô nhiều, mắt trũng sâu, bàn tay và chân lạnh, trẻ mệt mỏi, lừ đừ,… Lúc này, bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. 

trẻ buồn nôn phải làm sao

Theo dõi dấu hiệu mất nước của bé để bù nước kịp thời cho bé

Thay đổi chế độ ăn

Cảm giác buồn nôn và nôn ói liên tục có thể khiến bé gặp khó khăn, thậm chí là sợ hãi khi ăn uống. Vì vậy, bố mẹ hãy thay đổi chế độ ăn cho bé sao cho phù hợp. 

Đối với trẻ đang bú mẹ: Tiếp tục cho bé bú mẹ, nhưng lưu ý là chia nhiều cữ bú trong ngày. Mỗi lần bú một ít để tránh bé bị đầy bụng, ợ hơi và nôn trớ. Chẳng hạn, cứ 30 phút thì cho bé bú một lần. Và cứ mỗi lần bú như vậy kéo dài khoảng 5 – 10 phút. Theo dõi sau 2 – 3 giờ, nếu bé không còn khó chịu và nôn trớ thì có thể cho bé bú như bình thường. Nhưng tình trạng nôn trớ vẫn kéo dài thì nên cho bé đi khám.

Tuyệt đối bố mẹ không nên ép bé ăn. Thay vào đó, có thể cho bé uống nước bù dịch để bù nước cho cơ thể. Song song đó, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, bổ sung các món cháo, súp, canh, phở,… để bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa. 

Đối với trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn và các bé lớn hơn, có thể khuyến khích bé ăn nhiều trái cây, rau xanh, sữa chua và uống nước ép hoa quả để tăng sức đề kháng. 

Gối cao đầu khi nằm

Tình trạng nôn ói sẽ nghiêm trọng hơn khi bé nằm, nhất là sau khi ăn xong. Để giảm bớt mức độ nghiêm trọng này, hãy gối cao đầu cho bé để giúp thức ăn trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản, gây nôn ói. Song song đó, hãy mặc đồ rộng thoáng, tránh quấn hoặc mặc áo quá chặt, gây áp lực lên bụng, khiến bé càng thêm khó chịu. 

trẻ buồn nôn phải làm sao

Sau khi bú, trẻ buồn nôn phải làm sao – bố mẹ có thể cho bé nằm gối cao đầu một chút

Cho trẻ đến viện

Rất nhiều bố mẹ không biết trẻ bị buồn nôn phải làm sao và khi nào thì cần đưa bé đến viện. Theo đó, nếu bé xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bố mẹ cần ngay lập tức đưa bé đi khám: 

  • Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.
  • Trẻ nôn thức ăn kèm theo dịch mật màu xanh hoặc máu màu đỏ/ nâu.
  • Tình trạng nôn kéo dài hơn 24 giờ, và trẻ nôn liên tục trong ngày. 
  • Trẻ lừ đừ, không thể ăn uống hay hoạt động.
  • Trẻ sốt (trên 38.5 độ C) kèm theo đau bụng.

Cách chữa nôn ở trẻ nhỏ 

Tùy nguyên nhân, tình trạng mà có thể áp dụng các cách chữa nôn ở trẻ nhỏ cho phù hợp và hiệu quả.

Trẻ đang bú mẹ

Thay vì cho bé bú no như bình thường, hãy chia các cữ bú thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú một ít. Đồng thời, cho bé bú đúng tư thế để tạo cảm giác thoải mái cho cả hai mẹ con. Đồng thời giúp bé không bị hít phải hơi khi bú, gây đầy bụng, ợ hơi, nôn trớ. Sau khi bé bú xong, mẹ nên áp dụng cách vỗ ợ hơi để không khí trong dạ dày được thoát ra ngoài dễ dàng. 

trẻ buồn nôn phải làm sao

Cho bé bú đúng tư thế và vỗ ợ hơi sau khi bú để bé không khó chịu và nôn trớ

Trẻ đang bú bình

Hãy chú đến độ dốc của bình sữa khi cho bé bú. Theo đó, phải đảm bảo sữa luôn ngập miệng bình và miệng bé ngậm khít núm vú (của bình sữa). Song song đó, không cho bé bú quá no mà chỉ bú với lượng vừa đủ. 

Đối với trẻ đang ăn dặm

Không ép trẻ ăn nhiều, không cho trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu. Nếu trong vòng 30 phút bé không ăn hết thức ăn thì nên kết thúc bữa ăn. Đến các bữa phụ, có thể bổ sung hoa quả, sữa chua, men vi sinh,… để có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như cải thiện hệ miễn dịch. 

Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc – Địa chỉ khám tiêu hóa uy tín cho trẻ

Thực tế, tình trạng buồn nôn và nôn ói ở trẻ nhỏ không phải là hiếm gặp, và bố mẹ có thể cải thiện, khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do bệnh lý và tình trạng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài thì bố mẹ cần đưa bé đến viện.

Trung tâm tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám tiêu hóa uy tín được đông đảo các bậc phụ huynh lựa chọn khi trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mà bé yêu gặp phải. Đồng thời sẽ tư vấn phác đồ điều trị an toàn và hiệu quả.

Nếu bé yêu nhà bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là chứng nôn trớ nhưng không biết trẻ buồn nôn phải làm sao, đừng quên liên hệ với Bệnh viện Hồng Ngọc để được tư vấn, giải đáp và đặt lịch khám nhanh chóng. 

Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Bài viết liên quan