Trẻ bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không?

Trẻ bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không?

12-03-2022

Một trong những triệu chứng của bệnh tay chân miệng đó chính là trẻ bị sốt. Vậy nếu trẻ bị tay chân miệng không sốt thì có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh tay chân miệng có các triệu chứng khá giống với bệnh cúm. Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ và vừa trong khoảng từ 37.5 – 39°C, kèm đau họng.

Từ 1 – 2 ngày tiếp theo, dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng là các bóng nước xuất hiện trên nền hồng ban ở miệng, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi là cả gối và mông hoặc xung quanh hậu môn ở trẻ nhũ nhi.

Những dấu hiệu này được xem là đặc trưng của bệnh tay chân miệng, do đó phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn điều trị thích hợp.

Trẻ bị tay chân miệng không sốt hoặc không phỏng bóng nước có nguy hiểm không?

Ngoài thể cấp tính, bệnh tay chân miệng còn tồn tại dưới hai thể khác nữa là:

- Thể tối cấp: Diễn tiến nhanh, dẫn đến nguy kịch trong vòng 24 - 48 giờ;

- Thể không điển hình: Không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện một trong số các triệu chứng nói trên.

Mặc dù sốt là biểu hiện đặc trưng nhất của tay chân miệng, tuy nhiên không phải trường hợp nào mắc bệnh cũng đều bị sốt. Tùy thuộc vào chủng virus gây bệnh mà trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng không điển hình thì các dấu hiệu có thể không rõ ràng như bé không sốt, không phát ban, mà chỉ có vết loét ở miệng hoặc những triệu chứng về thần kinh, hô hấp khác.

Trẻ bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không? Nổi nốt phỏng nước là một dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng có rất nhiều điểm giống viêm họng hoặc nhiệt miệng. Chính vì vậy, nếu như nghi ngờ trẻ mắc tay chân miệng thì bên cạnh việc lưu ý về tình trạng sốt, cha mẹ cần kiểm tra lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông xem có vết loét hay phát ban không.

Nhìn chung, cha mẹ không cần lo lắng trẻ bị tay chân miệng không sốt bởi đây là điều hoàn toàn bình thường. Để tránh chủ quan trong chăm sóc và điều trị trẻ mắc tay chân miệng thể nặng cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến một số triệu chứng sau đây:

- Quấy khóc dai dẳng cả ngày đêm

- Nôn ói

- Giật mình

- Tiểu ít

- Khó thở, thở nhanh

- Rối loạn ý thức

 width= Trẻ mắc tay chân miệng có thể sốt hoặc không tùy theo thể mắc phải

Bên cạnh việc quan tâm trẻ bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không, nhiều phụ huynh cũng thắc mắc trẻ bị tay chân miệng có ngứa không. Về vấn đề này, có thể giải đáp như sau: Cũng với triệu chứng xuất hiện bóng nước nhưng ở bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ấn lên, nhưng bóng nước của bệnh tay chân miệng thì không gây ngứa và ấn không đau. Khi bóng nước khô, trên da sẽ để lại vết thâm, không loét, không có sẹo.

Việc trẻ quấy khóc hay khó chịu khi mắc tay chân miệng thường là do các triệu chứng khác như nôn ói, đau họng, tiêu chảy, khó thở…

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc-xin phòng ngừa, nên bác sĩ có thể kê đơn paracetamol hoặc ibuprofen nhằm giảm đau hạ sốt cho bệnh nhi. Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bởi bệnh nhi đang có các vết loét trong miệng nên dễ biếng ăn. Cụ thể:

- Lựa chọn thực phẩm kích thích sự ngon miệng, có tính mát, chứa nhiều vitamin, chẳng hạn: rau dền đỏ, rau mồng tơi...

- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm giúp tăng sức đề kháng và mau lành các vết loét như: hải sản, các loại đậu, lòng đỏ trứng gà, thịt nạc...

Trẻ bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không? Bổ sung thực phẩm giàu kẽm giúp tăng sức đề kháng và mau lành các vết loét

- Cung cấp nhiều chất lỏng cho trẻ qua nước lọc, nước ép trái cây tươi...

- Cho trẻ uống thêm vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.

- Tránh thức ăn cay nóng, và cứng.

Lưu ý: Nên xay nhuyễn thức ăn, nấu mềm và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thu. Không dùng các loại thìa/muỗng cứng đút cho trẻ vì sẽ làm đau thêm các vết loét. Không kiêng khem, đề phòng suy dinh dưỡng mà cho trẻ ăn uống theo nhu cầu, sau khi ăn cho trẻ súc miệng thật sạch. Đối với trẻ còn bú mẹ, có thể tăng số lần vì mỗi cữ trẻ bú không được nhiều.

Tóm lại, trẻ bị tay chân miệng không sốt hoặc không nổi ban nước là điều bình thường, tuy nhiên nếu phát hiện trẻ giật mình, co giật, mất ý thức... cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được cấp cứu vì đây là dấu hiệu sớm của những biến chứng nguy hiểm.

Khoa Nhi - Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ uy tín trong tiếp nhận và thăm khám tay chân miệng cũng như các bệnh lý nhi khoa khác. Hồng Ngọc sở hữu đội ngũ bác sĩ nhi giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, giúp cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi thăm khám và điều trị tại đây.

Thông tin liên hệ và đặt lịch khám:

KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

– Cơ sở Yên Ninh: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3927 5568

– Cơ sở Mỹ Đình: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024 7300 8866

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay