Tràn dịch màng phổi: Tổng quan về triệu chứng, hướng điều trị

Tràn dịch màng phổi: Tổng quan về triệu chứng, hướng điều trị

14-11-2023
Sống khỏe

Tràn dịch màng phổi có diễn tiến nhanh khiến người bệnh dễ dàng bị suy hô hấp. Trường hợp xấu nhất là ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách rất quan trọng để tránh biến chứng xảy đến.

Tại sao lại tràn dịch màng phổi?

Bao quanh phổi là lớp màng mỏng chứa đựng một loại chất lỏng. Chất lỏng này giúp phổi tránh bị ma sát, làm cho phổi giãn nở tốt hơn. Tràn dịch màng phổi là tình trạng ứ đọng các chất lỏng giữa hai lớp màng mỏng đó (thông thường chỉ 10 – 20 ml).

Tràn dịch màng phổi xảy đến do biến chứng từ các bệnh lý khác. Các nguyên nhân xảy đến thường là:

  • Do viêm phổi: khiến phổi tiết ra nhiều dịch hơn bình thường. Tình trạng này khiến màng phổi dễ bị đọng dịch và khởi phát thành các biến chứng.
  • Do lao màng phổi: 25 – 37% các bệnh nhân có dịch tràn phổi khi mắc lao phổi.
  • Do ung thư: các tế bào ung thư xâm lấn và làm bít tắc các đường thoát của dịch tiết.
  • Do suy tim: chức năng tim giảm, khiến tim không thể bơm máu linh hoạt ở khoang màng phổi được.
  • Do các nguyên nhân khác: từ các bệnh xơ gan, xẹp phổi, u tụy, chấn thương ngực,…

tràn dịch màng phổi Minh họa hình chụp X-quang của một ca tràn dịch màng phổi

Triệu chứng tiêu biểu của tràn dịch màng phổi

Triệu chứng tràn dịch màng phổi sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tràn dịch. Từ đó, biểu hiện lâm sàng ở mỗi người là khác nhau. Các dấu hiệu tràn dịch phổi là:

  • Cảm thấy khó thở mọi lúc (khi nghỉ ngơi và khi vận động nặng).
  • Tức ngực, đau ngực với mức độ tăng dần khi nói to, hoặc khi cố thở.
  • Khó chịu, ho khan, ho có đờm.
  • Mệt mỏi, ăn kém, chán ăn.
  • Một số trường hợp bị sốt cao kèm rét run.
  • Phù chân đối với những người mắc suy gan, suy tim, suy thận, suy dinh dưỡng,…

Vị trí đau không cố định khi mắc tràn dịch màng phổi. Điều này phụ thuộc vào vùng tổn thương, với các vị trí đau khác nhau:

  • Tràn dịch ở ngực: đau ở ngực.
  • Tràn dịch vùng ngoài cơ hoành: đau bụng.
  • Tràn dịch vùng giữa cơ hoành, trung thất: đau ở cổ.

Khi tràn dịch mảng phổi kéo dài, người bệnh sẽ không còn cảm giác đau. Lâu dần chỉ thấy tức, nặng người ở bên ngực bị tràn dịch. Do vậy nên người bệnh cần lưu ý khi có các dấu hiệu bất thường.

tràn dịch màng phổi Tràn dịch màng phổi với triệu chứng phổ biến là đau ngực bất thường

Ai có nguy cơ cao mắc tràn dịch màng phổi?

Tràn dịch màng phổi là tình trạng phổ biến nhất với những bệnh nhân có tổn thương hoặc có bệnh lý ở phổi. Không những thế, những người có các bệnh nền về gan, tim, thận cũng có nguy cơ mắc cao. Các nhóm người có nguy cơ mắc hội chứng tràn dịch màng phổi là:

  • Người có bệnh lý ở phổi: lao phổi, xẹp phổi, viêm phổi, ung thư phổi, thuyên tắc phổi (tắc động mạch phổi), tình trạng ung thư di căn lan sang màng phổi,…
  • Người có bệnh lý tim: suy tim, suy gan, viêm màng ngoài tim co thắt, phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành,…
  • Người bị suy giảm miễn dịch, suy giảm chức năng: suy thận, hư thận, nhiễm HIV, suy giáp, viêm khớp, nhiễm ký sinh trùng, xơ gan cổ trướng,…

Biến chứng nguy hiểm từ tràn dịch màng phổi

Người bị tràn dịch màng phổi dễ dàng gặp nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nếu như không được điều trị sớm. Các biến chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm là:

  • Phù phổi, tụ dịch trong phổi: làm tăng áp tĩnh mạch phổi, khiến phần dịch màng phổi tràn vào các phế nang.
  • Xẹp phổi: dịch tích tụ gây áp lực lên khoang màng phổi, cản trở khí huyết lưu thông. Hậu quả khiến cho người bệnh bị xẹp phổi.
  • Chảy máu, nhiễm trùng: dịch đọng nhiều khiến cho vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng. Dịch tràn phổi cũng khiến các mao mạch máu bị tổn thương, dẫn đến chảy máu bên trong.
  • Mủ màng phổi: màng phổi liền kề bị tổn thương không được điều trị, gây ra tình trạng ứ đọng mủ viêm và tăng dịch khoang phổi.

Vậy tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không? – Còn tùy thuộc vào lượng dịch tràn và thời gian ứ đọng dịch ở phổi.  Ngoài ra các yếu như nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi và tình trạng sức khỏe thực tế của bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới điều này.

Bệnh nhân có thể tử vong nếu như không được điều trị tràn dịch màng phổi sớm. Việc phát hiện và điều trị bệnh muộn khiến cho bệnh nhân gặp nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Cách chẩn đoán khi bị dịch tràn phổi

Bệnh nhân khi bị nghi tràn dịch màng phổi sẽ được khám lâm sàng để xem xét các triệu chứng bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương án cận lâm sàng khác. Bệnh nhân có thể thực hiện các phương thức chẩn đoán như:

  • Chụp X-quang ngực: tổng quan tình trạng và chẩn đoán số lượng dịch tích tụ.
  • Siêu âm màng phổi: chẩn đoán tình trạng dịch với các tổn thương nhu mô hiện tại.
  • Chụp CT cắt lớp vi tính: phát hiện thêm các tổn thương đi kèm khó phát hiện.
  • Thăm dò nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi: bằng các kĩ thuật như chọc thăm dò dịch màng phổi, sinh thiết màng phổi, xét nghiệm dịch,…

tràn dịch màng phổi Thực hiện các phương thức xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng tràn dịch màng phổi là rất cần thiết

Điều trị tràn dịch màng phổi

Cách điều trị

Sau khi chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp loại bỏ dịch thừa phù hợp. Các biện pháp phổ biến như: chọc hút dịch, dẫn lưu khoang màng phổi,… sẽ được cân nhắc.

Cùng với đó, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi và đưa ra phương án điều trị. Các cách điều trị là:

  • Tràn dịch do nhiễm trùng: xây dựng kháng sinh đồ hiệu quả, thích hợp với thể trạng và bệnh lý nền của bệnh nhân.
  • Tràn dịch do ung thư: tìm ra vị trí khối ung thư để thực hiện phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,…
  • Tràn dịch do suy tim: tiến hành điều trị hỗ trợ suy tim.
  • Tràn dịch do lao phổi: điều trị bằng thuốc kháng lao

Cách chăm sóc bệnh nhân

Các phương án điều trị hỗ trợ/ chăm sóc khi điều trị cũng giúp bệnh nhân hồi phục đáng kể. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ tái phát và tiến triển bệnh sau đó.

Các lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân là:

  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi trong khoảng 2 – 4 tuần.
  • Để các vật cần thiết sao cho thuận tiện, đặt trong tầm tay của bệnh nhân.
  • Khích lệ bệnh nhân tập các bài tập: thở, vật lý trị liệu thường xuyên,….
  • Bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ ăn giàu đạm, vitamin, nhiều chất xơ và rau củ.
  • Uống thuốc đúng chỉ định, đúng giờ theo hướng dẫn.

Tình trạng tràn dịch màng phổi khá phổ biến và chiếm tỉ lệ mắc cao so với các bệnh hô hấp. Do vậy, bệnh nhân không được chủ quan để tránh các di chứng, biến chứng tới chức năng hô hấp sau này.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay