Nội soi trực tràng: quy trình, chi phí và lưu ý sau nội soi

Nội soi trực tràng: quy trình, chi phí và lưu ý sau nội soi

23-05-2020

Trực tràng là đoạn ruột già cuối cùng trước hậu môn, có chiều dài khoảng 20 -30cm, tham gia vào quá trình đào thải sau khi thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên cơ quan này lại dễ mắc các bệnh lý như viêm loét, polyp, ung thư... Để chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời thì không thể không kể đến phương pháp nội soi trực tràng. Đây là một thủ thuật đơn giản, nhanh chóng giúp phát hiện bệnh chính xác nhất.

Nội soi trực tràng là gì?

Nội soi trực tràng là một thủ thuật y học đưa ống soi mềm qua hậu môn có gắn camera và đèn soi vào trực tràng để phát hiện các tổn thương. Phương pháp này được đánh giá cao trong việc phát hiện bệnh lý tại trực tràng nhờ độ chính xác và quy trình thực hiện đơn giản.

Các loại nội soi trực tràng

Nội soi trực tràng ống cứng

Cấu tạo là ống thẳng, cứng có đường kính từ 1 – 2cm dài từ 25 – 50 cm có lắp camera, ánh sáng và dụng cụ bơm hơi bằng tay để có thể làm nở lòng ruột.

Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như khó thực hiện cắt polyp do ống cứng khi mở nắp kính để đưa dụng cụ vào ống sẽ hở làm hơi thoát ra ngoài, lòng ruột xẹp lại nên người soi khó quan sát tổn thương, không ghi được hình.

 width= Một ca nội soi trực tràng

Nội soi trực tràng ống mềm

Ống soi mềm có đường kính nhỏ khoảng 1,3cm, dài khoảng 65cm. Nội soi ống mềm ít gây đau, bệnh nhân chỉ cần nằm nghiêng trái, bác sĩ đứng thẳng phía sau lưng bệnh nhân, điều khiển ống soi và quan sát hình ảnh trên màn hình, nếu cần có thể chụp hoặc ghi lại hình ảnh lúc soi…

Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với nội soi ống cứng. Ống soi có thiết kế mềm nhỏ, khi đưa vào cơ thể sẽ không làm tổn thương niêm mạc trực tràng và không gây cảm giác khó chịu, có thể thu nhận hình ảnh rõ ràng và chính xác bên trong trực tràng, hậu môn. 

Khi nào cần nội soi trực tràng?

Nội soi trực tràng được chỉ định để phát hiện một số bệnh lý như: viêm loét trực tràng, polyp, rò rỉ hậu môn, ung thư ,.. hay theo dõi tình trạng bệnh các trường hợp đã phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng trước đó. Vì vậy, nên đi nội soi trực tràng khi có các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng kéo dài chưa rõ nguyên nhân (nhất là vùng bụng dưới rốn hoặc đau bụng bên trái;

  • Đại tiện ra máu nhiều hơn 2 lần/ngày và tình trạng này tăng lên theo từng ngày;

  • Phân lẫn nhiều chất nhầy và cả đờm nhớt;

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;

  • Khi đi đại tiện thường xuyên có cảm giác đau rát và không thoải mái vùng hậu môn;

  • Có tiền sử viêm loét trực tràng, polyp, ung thư trực tràng;

  • Mắc bệnh viêm loét đại tràng mạn tính, bệnh Crohn;

  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư trực tràng, polyp có tính chất gia đình.

nội soi trực tràng Bệnh nhân được thăm khám kỹ càng trước khi nội soi

Những lưu ý trước khi tiến hành nội soi trực tràng

Để tiến hành nội soi, nên lưu ý cần tránh ăn các thức ăn khó tiêu, giàu chất xơ (ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, nấm, hoa quả, các loại hạt, nho khô …), thực phẩm có màu đỏ như củ dền, gấc… nước trái cây, nước ngọt trước 1-2 ngày. Trưa và tối trước ngày nội soi nên ăn các thức ăn mềm dễ tiêu như súp, khoai, các chế phẩm từ sữa…

Bên cạnh việc nhịn ăn, bạn cũng nên tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia… bởi nó dễ khiến kết quả nội soi bị sai sót và bị ảnh hưởng.

Hãy uống nhiều nước lọc để đường ruột được sạch sẽ và việc phải nhịn ăn ít nhất trong vòng 6 giờ trước khi nội soi là điều vô cùng cần thiết. Điều này sẽ hỗ trợ cho các bác sĩ quan sát trực tràng và phát hiện bất thường một cách chính xác nhất.

Thủ thuật này yêu cầu ruột và trực tràng phải thật sạch sẽ trước khi làm nội soi mới mang lại kết quả tốt nên cần vệ sinh, rửa hậu môn để có thể quan sát dễ dàng và không gây bất tiện.

Thông báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào hoặc đang mắc phải các bệnh như tim mạch, máu khó đông, hen suyễn…

Quy trình nội soi trực tràng 

Quá trình nội soi trực tràng sẽ được thực hiện theo 2 công đoạn chính bao gồm: Chuẩn bị và nội soi:

Chuẩn bị

Chuẩn bị phòng và thiết bị nội soi. Phòng nội soi cần có đủ các máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình nội soi. Máy nội soi cần được kiểm tra xem có hoạt động bình thường hay không. Bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện nội soi cần có kinh nghiệm và chuyên môn cao để tránh xảy ra sai sót trong quá trình nội soi.

Trước khi nội soi, bệnh nhân đã được dùng thuốc xổ trực tràng và đảm bảo bộ phận này đã hoàn toàn sạch sẽ.

Nội soi

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong hậu môn của người bệnh có những tổn thương nào không. Nếu như xuất hiện tổn thương thì phải xử lý ngay để tránh tình trạng của bệnh bị viêm nhiễm.

Bệnh nhân được yêu cầu nằm ở tư thế nghiêng và được gây tê hoặc sử dụng thuốc an thần. Việc này sẽ giúp bệnh nhân ổn định tinh thần và không cảm thấy đau hay khó chịu trong suốt quá trình nội soi.

Bác sĩ thăm khám hậu môn trực tràng, bôi trơn ống nội soi rồi luồn ống nội soi qua hậu môn vào trực tràng bệnh nhân. Sau đó, ống nội soi được di chuyển từ từ lên phần trực tràng, vừa di chuyển vừa quan sát để phát hiện các bất thường tại cơ quan này.

Dựa vào hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tổn thương bên trong trực tràng. Nếu bệnh nhân có nhu cầu thì sẽ được kết hợp sinh thiết mẫu trực tràng để làm xét nghiệm tầm soát ung thư.

Sau khi quan sát xong toàn bộ trực tràng, ống nội soi được rút ra từ từ và nhẹ nhàng. Bệnh nhân ổn định sức khỏe, tỉnh táo và được thông báo kết quả nội soi. Tổng thời gian nội soi sẽ mất khoảng 5 đến 10 phút.

 width= Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn trước khi thực hiện thủ thuật

Nội soi trực tràng có đau không?

Bệnh nhân khi nội soi hậu môn trực tràng thường cảm giác hơi khó chịu vùng bụng dưới và có cảm giác mắc cầu. Nhưng đa phần các bệnh nhân có thể chịu đựng được hết cuộc soi do đoạn ống nội soi đưa vào hậu môn chỉ khoảng 15 đến 20cm. Tuy nhiên, ngưỡng chịu đau là khác nhau ở mỗi người.

Ở một số người khả năng chịu đau lại thấp hơn, bác sĩ sẽ tiến hành tiền mê cho bệnh nhân trước khi nội soi. Trong lúc nội soi bệnh nhân sẽ ngủ và không có cảm giác đau đớn.

Sau nội soi bệnh nhân cần lưu ý điều gì?

Nên ăn gì?

  • Sau khi nội soi xong, bệnh nhân nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như ăn cháo, bánh bông lan mềm nên uống sữa nguội bởi sữa nóng rất dễ làm tổn thương dạ dày;

  • Các món ăn cho bệnh nhân sau nội soi nên được chế biến từ những loại thực phẩm giúp trung hòa dịch vị acid cũng như cần chế biến kỹ, mềm và loãng như cháo, súp, các món được ninh và hầm nhừ;

  • Bệnh nhân có thể chia 3 bữa chính thành những bữa ăn nhỏ nhiều lần trong ngày để dùng, mỗi bữa ăn cách nhau ít nhất là 3 - 4 tiếng.

Không nên ăn gì?

  • Các loại thực phẩm chua có lượng acid cao như chanh, xoài, bưởi,.. hay các món ăn được muối chua lên men như dưa kiệu, cà muối...;

  • Một vài loại trái cây gây khó tiêu như táo, ổi...;

  • Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn đóng hộp và được chế biến sẵn đông lạnh như xúc xích, lạp xưởng cũng là các loại thực phẩm nằm trong nhóm gây hại cho dạ dày, do đó không nên sử dụng sau khi nội soi xong;

  • Không ăn các loại bánh kẹo ngọt, uống những loại nước có gas trong những ngày đầu sau khi nội soi;

  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, các loại thuốc lá, cà phê. Những chất kích thích này sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày bị tổn thương.

Chế độ sinh hoạt

  • Bệnh nhân nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn (1-2 tiếng) trước khi ra về, chờ cho đến khi hết cảm giác khó chịu ở bụng và theo dõi sức khỏe phòng các biến chứng sau nội soi xảy ra (sốt, chóng mặt, đau nhiều...);

  • Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở bụng, chướng bụng, thấy mót đi đại tiện nhưng không đi cầu được... đây đều là những phản ứng rất tự nhiên sau khi nội soi và sẽ biến mất vào 1,2 hôm sau;

  • Nếu người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu

    lâu dài, nôn ra máu,... thì cần thông báo ngay với bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Sống lành mạnh để đại tràng khỏe Sống lành mạnh để đại tràng khỏe

Chi phí nội soi trực tràng

Nội soi trực tràng là thủ thuật an toàn nếu đảm bảo kỹ thuật và thực hiện đúng quy trình. Quan trọng hơn, đây là phương pháp nhằm phát hiện bệnh lý tại khu vực trực tràng hiệu quả. Về cơ bản, nội soi trực tràng có chi phí không cao, nhưng còn tùy thuộc vào các yếu tố khách quan như địa điểm nội soi, phương pháp, trang thiết bị...Vì vậy cần nên thăm khám và tiến hành nội soi tại địa điểm uy tín để được hưởng mức chi phí hợp lý nhất và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình nội soi.

Nội soi trực tràng ở đâu tốt, an toàn?

Nội soi trực tràng là kỹ thuật khá phổ biến và dễ thực, song đây vẫn là phương pháp can thiệp và có rủi ro nhất định. Vì thế, hãy nên cân nhắc lựa chọn thực hiện tại cơ sở y tế uy tín.

Trung tâm tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ được đánh giá cao về nội soi đường tiêu hóa trong đó có nội soi trực tràng. Trung tâm sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Viện 198… Ngoài ra, các bác sĩ công tác tại trung tâm còn được đào tạo chuyên sâu tại Nhật Bản về tiêu hóa, tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa.

Đặc biệt, hiện tại trung tâm đang áp dụng công nghệ nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI - được phát triển bởi hãng OLYMPUS của Nhật Bản. Đây là công nghệ nội soi hiện đại nhất hiện nay, giúp phát hiện và tầm soát ung thư đường tiêu hóa từ rất sớm, thậm chí ở giai đoạn tiền ung thư.

Với những ưu điểm vượt trội về con người và công nghệ, Trung tâm tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc chính là một trong những địa chỉ nội soi đại tràng tốt và an toàn tại Hà Nội hiện nay./.

Đăng ký nội soi tiêu hóa tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016 Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay