Sữa mẹ: tất tần tật những thông tin mà mẹ cần biết
vi
  • vi
  • en

Sữa mẹ: tất tần tật những thông tin mà mẹ cần biết

01-10-2021
Sản - Phụ Khoa

Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là món quà quý giá nhất. Vậy nên các mẹ sau sinh cần tìm hiểu về sữa mẹ một cách đầy đủ và chính xác để có kiến thức giải quyết những vấn đề về sữa khi cho con bú, cung cấp được số lượng và chất lượng sữa tốt nhất cho bé yêu.  

Cơ chế sản xuất sữa mẹ của của cơ thể

Trong quá trình mang thai, cơ thể sản xuất ra bốn hormone là estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Những hormone này sẽ tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất sữa của sản phụ và có sự tăng giảm tùy theo sức khỏe mẹ. 

Bầu ngực phát triển nhờ estrogen và progesterone 

Estrogen và progesterone đóng vai trò giúp bầu ngực phát triển thích hợp để cho việc sản xuất sữa. Trong quá trình mang thai, nhau thai sẽ giải phóng hai loại hormone này. 

Chức năng của estrogen là tăng kích thước và số lượng ống dẫn sữa còn chức năng của progesterone sẽ giúp phát triển nang và thùy tuyến sữa. Hàm lượng cao estrogen và progesterone sẽ ức chế hormone prolactin và hạn chế sản xuất sữa ở thời điểm thai nhi còn trong bụng mẹ. 

Sau khi nhau thai bong, hàm lượng hai hormone này sẽ tự động giảm xuống, báo hiệu cho cơ thể biết đã đến lúc tạo sữa khi em bé chào đời. Vậy nên việc người mẹ dùng thuốc tránh thai chứa estrogen khi đang cho con bú sẽ làm giảm số lượng sữa mẹ tiết ra.

Phản xạ tiết sữa với hormone Prolactin 

Tìm hiểu sữa mẹ 
Quá trình sản xuất sữa mẹ do bốn hormone estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin quyết định

Phản xạ tiết sữa thường do hormone prolactin đảm nhận. Hormone này sẽ được tiết ra khi bầu ngực mẹ được kích thích, đặc biệt là trong khi trẻ bú mẹ. Prolactin sẽ di chuyển vào máu, đến ngực và làm cho ngực sản xuất sữa. 

Sau bữa bú của trẻ khoảng 30 phút, phần lớn lượng prolactin sẽ ở trong máu để giúp tạo sữa cho bữa bú tiếp theo. Cũng có thể hiểu rằng việc trẻ bú càng nhiều thì sữa mẹ được tạo ra càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Việc sản xuất prolactin nhiều vào ban đêm sẽ rất có ích để việc tạo sữa được duy trì. 

Phản xạ phun sữa bởi hormone Oxytocin 

Khi trẻ bắt đầu kéo núm vú và hút là lúc hormone oxytocin được giải phóng. Oxytocin có vai trò co bóp các cơ quan quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang để đi vào các ống sữa, đi tới núm vú và chảy vào miệng trẻ. Quá trình này có tên gọi là phản xạ phun sữa.

Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa khi phản...

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay