Bên cạnh nỗi lo về bệnh viêm não Nhật Bản, nhiều phụ huynh cũng vô cùng thắc mắc về mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh bệnh viêm màng não do mô cầu khuẩn. Hiện nay, biện pháp duy nhất để phòng ngừa bệnh là tiêm phòng viêm não mô cầu. Cùng tìm hiểu!
Viêm não mô cầu (hay còn gọi là viêm não do não mô cầu khuẩn) là bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn này nhanh chóng lan đến vùng não và gây bệnh. Theo các chuyên gia, bệnh thường diễn biến nhanh trong khoảng 1 ngày với những biểu hiện điển hình là đau đầu, sốt cao và hôn mê. Một số dấu hiệu cần lưu ý bao gồm:
Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng có nguy cơ mắc viêm màng não mô cầu, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu nhất là ở trẻ em và người dưới 30 tuổi. Trong trường hợp không được phát hiện và xử lý nhanh chóng, bệnh có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ.
Vi khuẩn gây viêm não mô cầu có thể lây lan qua đường hô hấp, chính vì thế bệnh rất dễ phát triển trở thành dịch bệnh cộng đồng. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là dùng vaccine để tiêm phòng viêm não mô cầu.
Tiêm phòng viêm não mô cầu có thể thực hiện cho trẻ trên 9 tháng tuổi
Vi khuẩn gây viêm màng não mô cầu có nhiều nhóm khác nhau, bao gồm 12 chủng trong đó chủng A, B, C, Y, X và W-135 là phổ biến nhất. Mỗi chủng vi khuẩn và mỗi nhóm huyết thanh sẽ có cơ chế gây bệnh không giống nhau và cần những kháng thể khác nhau. Dưới đây là 3 loại vaccine thường dùng trong tiêm phòng viêm não mô cầu.
Tiêm phòng viêm não mô cầu với vaccine AC có tác dụng giúp hệ miễn dịch có thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn viêm màng não mô cầu thuộc nhóm A và nhóm C – hai nhóm vi khuẩn nguy hiểm hàng đầu.
Lưu ý: Khi tiêm vaccine phòng viêm não mô cầu AC chỉ có tác dụng phòng ngừa 2 chủng vi khuẩn là chủng A và C, không có tác dụng với các nhóm còn lại.
Vaccine viêm màng não mô cầu BC hay thường được biết đến là vaccine Mengoc. Đây là loại vaccine được sử dụng để tạo ra sức đề kháng chống lại bệnh viêm não mô cầu do vi khuẩn Neisseria meningitidis chủng B và chủng C gây ra. Cũng như vaccine AC, tiêm phòng viêm não mô cầu bằng vaccine BC chỉ có tác dụng với vi khuẩn nhóm B và nhóm C. Chính vì vậy, ở nhiều quốc gia đã bắt đầu có chương trình tiêm chủng kết hợp 2 loại vaccine này để gia tăng hiệu quả bảo vệ tích hợp.
Là một loại vaccine nổi bật hơn cả, vaccine phòng viêm não mô cầu A-C-Y-W-135 (hay còn gọi là vaccine Menatrac) đang dần phổ biến. Như tên gọi, vaccine Menatrac có thể phòng ngừa được đến 4 chủng huyết thanh của virus Neisseria meningitidis bao gồm chủng A, C, Y và W-135.
Vaccine viêm não mô cầu Menatrac có nguồn gốc tại Pháp, và thường được kết hợp sử dụng cùng vaccine phòng viêm màng não mô cầu BC để đem lại hiệu quả toàn diện hơn.
Hiện nay, tiêm phòng viêm não mô cầu chưa nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bạn có thể đăng ký tiêm chủng tại các cơ sở cung cấp vaccine dịch vụ. Liên hệ hotline 0949 416 006 hoặc điền vào phiếu dưới đây để nhận tư vấn.
Mỗi loại vaccine có thể phòng ngừa các huyết thanh khác nhau của vi khuẩn não mô cầu. Chính vì vậy, với mỗi vaccine sẽ có một lịch tiêm khác nhau.
Vaccine phòng viêm não mô cầu AC được khuyến cáo sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi hoặc dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi nhưng đã có tiếp xúc với người bị bệnh. Lịch tiêm chỉ bao gồm 1 mũi cơ bản và các mũi nhắc lại như sau:
Vaccine Mengoc được sử dụng với lịch tiêm sớm hơn và gồm 2 mũi cơ bản:
Vaccine Mengoc thì không cần phải tiêm nhắc lại và có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn từ 6 tháng tuổi đến 45 tuổi. Mỗi liều tiêm phòng viêm não mô càu BC cần đảm bảo liều lượng là 0,5ml/ liều.
Vaccine Menactra có thể ngăn ngừa 4 chủng huyết thanh của vi khuẩn não mô cầu
Vaccine Menactra được sử dụng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và dùng cho người lớn. Lịch tiêm phòng viêm não mô cầu A-C-Y-W-135 như sau:
+ Trẻ em dưới 2 tuổi: Được tiêm phòng 2 mũi
+ Người lớn: Chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất
+ Để gia tăng hiệu quả phòng bệnh có thể tiêm kết hợp vaccine Mengoc hoặc tiêm nhắc lại mỗi 4 năm 1 lần
Nhiều người thắc mắc không biết có nên tiêm phòng viêm não mô cầu không? Ai là người nên tiêm và nếu chẳng may đã tiếp xúc với người bệnh nhưng không mắc bệnh thì có cần phải tiêm không? Các chuyên gia khuyên tất cả mọi người nên tiêm phòng viêm não mô cầu, dù ở bất cứ độ tuổi hay đang sống trong khu vực nào. Đặc biệt lưu ý với những đối tượng sau:
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu là việc làm cần thiết, nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý tiêm đủ số mũi thì mới có hiệu quả bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất.
Mặc dù tiêm phòng não mô cầu là việc làm cần thiết và có thể giúp bạn có thể chống lại bệnh viêm não nguy hiểm, nhưng một số trường hợp có thể sẽ gặp những phản ứng không mong muốn bao gồm:
Đặc biệt, vaccine phòng não mô cầu chưa được chứng minh là an toàn cho thai nhi, chính vì vậy, đây cũng là vaccine không nằm trong danh mục dành cho bà bầu.
Không nên tiêm vaccine phòng viêm não mô cầu cho bà bầu và phụ nữ đang cho con bú
Sau khi tiêm phòng viêm não mô cầu, bạn nên ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi và kịp thời xử lý nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra. Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm phòng bao gồm:
Tất cả những phản ứng trên sẽ nhẹ dần và tự động biến mất sau khoảng 2 ngày. Bạn có thể tắm nhẹ nhàng và làm dịu cơn sốt bằng cách dùng paracetamol hoặc giảm đau vùng tiêm bằng cách chườm lạnh. Tuy nhiên những biện pháp trên cần phải có sự đồng ý của bác sĩ.
Viêm não mô cầu là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong ngay trong 24h đầu tiên phát bệnh. Đáng nói là bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt nếu không được kiểm soát kịp thời. Tiêm phòng viêm não mô cầu nên được thực hiện tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ uy tín với nguồn vaccine chất lượng. Những năm gần đây, trung tâm tiêm chủng Hồng Ngọc là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn khi tiêm phòng với các ưu điểm như sau:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác!