Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai đều cần tiêm phòng uốn ván để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với người mẹ và em bé, trong đó có cả nguy cơ gây tử vong.
Uốn ván hay còn được gọi với cái tên là chứng phong đòn gánh, là một trong những bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Triệu chứng của bệnh là căng cứng phần lưỡi và hàm, tiếp đó là toàn cơ thể và khi lồng ngực bị tê cứng lại sẽ khiến người bệnh khó thở hoặc không thở được, cuối cùng dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân chính gây ra chứng uốn ván là do chất độc có tên là Neurotoxin có trong vi trùng Clostridium tetani đi vào cơ thể thông qua các vết thương ngoài da.
Đối với em bé
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh thường xảy ra thông qua việc tiếp xúc giữa cuống rốn không lành với vi khuẩn uốn ván. Các chứng bệnh này thường xuất hiện trong vòng hai tuần đầu tiên sau khi sinh và liên quan đến các chứng cứng khớp, đau cơ và nếu không được điều trị cẩn thận có thể dẫn đến tử vong.
Vậy nên trẻ sơ sinh cần nhận được kháng thể chống uốn ván của mẹ qua nhau thai để có thể bảo vệ bản thân khi sinh ra.
Đối với người mẹ
Trong quá trình sinh nở, vi khuẩn uốn ván sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể thông qua đường sinh dục và tình trạng phổ biến nhất mà người mẹ có thể gặp phải là uốn ván tử cung.
Vi khuẩn uốn ván sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể thông qua đường sinh dục trong quá trình sinh nở
Có thể mẹ quan tâm:
Theo hướng dẫn của WHO (2006) về việc tiêm chủng uốn ván cho phụ nữ mang thai thì nếu một người phụ nữ mang thai trước đó chưa được tiêm vắc xin thì cần tiến hành tiêm hai liều vắc xin uốn ván:
Trong trường hợp phụ nữ lần đầu tiên tiêm vắc xin phòng uốn ván thì sau ba liều trên sẽ tiến hành tiêm thêm hai liều nữa trong hai năm tiếp theo hoặc trong hai lần mang thai tiếp theo.
Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 5 mũi.
Vắc xin phòng uốn ván phải được bảo quản lạnh, tiêm bắp thịt mỗi liều 0,5 ml. Sau khi tiêm khoảng hơn 2 tuần cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể chống lại uốn ván và kháng thể này sẽ được truyền sang em bé ngay từ trong bụng mẹ. Vì thế, cả mẹ lẫn em bé đều được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.
5 lưu ý chính khi tiêm phòng uốn ván
Uốn ván là một trong những mũi tiêm vô cùng quan trọng đối với cả mẹ và bé. Tiêm phòng vắc xin uốn ván từ sớm để tạo nên hệ miễn dịch bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con. Ở những nơi việc tiêm phòng được thực hiện tốt, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị uốn ván đã giảm rất nhiều và có một số nơi gần như không ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh trong thời gian dài.
Vậy nên việc tiêm phòng uốn ván cần được sớm thực hiện và người mẹ cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo mũi tiêm đạt hiệu quả cao nhất. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những cơ sở tiêm chủng uy tín với đội ngũ bác sĩ, y tá giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại.
Bệnh viện Hồng Ngọc triển khai dịch vụ thai sản trọn gói và sinh con trọn gói giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ bầu và em bé từ lúc mang thai đến khi sinh nở. Đối với gói thai sản, mẹ bầu sẽ được đảm bảo quyền lợi thực hiện tất cả dịch vụ chăm sóc thai kỳ từ thăm khám, xét nghiệm, siêu âm, tiêm phòng…
Trong đó đối với dịch vụ tiêm phòng, đặc biệt mũi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu sẽ được tiến hành khám sàng lọc và tư vấn đầy đủ trước khi tiêm. Nguồn vắc xin tại bệnh viện luôn đảm bảo yêu cầu chất lượng từ Bộ Y tế, đảm bảo nghiêm ngặt từ các khâu nhập khẩu từ nước ngoài đến hệ thống bảo quản lạnh hiện đại. Các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm gửi gắm niềm tin tại bệnh viện để có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
Mẹ có thể đăng ký nhận tư vấn Thai sản và sinh con trọn gói tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc