Tiêm phòng cúm mùa có cần thiết không? thời điểm tiêm phòng khi nào là tốt nhất?

Tiêm phòng cúm mùa có cần thiết không? thời điểm tiêm phòng khi nào là tốt nhất?

10-05-2023

Bệnh cúm mùa là nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là ở những gia đình có con nhỏ. Để ngăn ngừa những ảnh hưởng của căn bệnh này, Trung tâm Y tế dự phòng Quốc gia đã đưa vaccine phòng cúm là mũi vaccine quan trọng nên có trong chiến lược tiêm chủng quốc gia. Tuy hiện tại mũi tiêm này chưa được áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng rất nhiều người đã tiến hành tiêm phòng cúm mùa trong gói vaccine dịch vụ. Vậy vaccine cúm mùa là gì? Tiêm phòng cúm mùa có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Vaccine phòng cúm mùa là gì?

Vaccine cúm mùa hay còn gọi là vaccine cúm là một loại vaccine được sử dụng để phòng ngừa bệnh cúm cho con người. Vaccine cúm mùa có chứa các thành phần của virus cúm mùa được sản xuất hoặc tách ra từ virus thực và không còn khả năng phát triển gây bệnh. Vaccine cúm sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau khi tiêm khoảng 3 tuần - là thời gian cần thiết để hệ miễn dịch có thể sản xuất đầy đủ kháng thể chống lại virus này.

Tiêm phòng cúm mùa nên được thực hiện hàng năm vì kháng thể chống lại virus cúm có thể suy yếu dần theo thời gian. Thêm vào đó, các chủng và biến thể mới của virus cúm mùa liên tục thay đổi mỗi năm nên việc tiêm phòng định kỳ sẽ duy trì sức đề kháng của cơ thể. Hiện nay, để có được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, các quốc gia và doanh nghiệp sản xuất đã và đang liên tục nghiên cứu và phát triển vaccine phòng cúm mùa.

Tiêm phòng cúm mùa có cần thiết không?

Tiêm vaccine phòng cúm mùa là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng khỏi bệnh này. Virus cúm mùa rất lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người có sức khỏe yếu hoặc ở độ tuổi cao. Trong lịch sử, cúm mùa từng là đại dịch lây lan với tố độ khủng khiếp, kinh hoàng nhất khi cướp đi mạng sống của 50 triệu người dân Tây Ban Nha vào năm 1918. Trong những năm gần đây, virus cúm ngày càng có nhiều chủng loại và các biến chủng kèm theo, đặc biệt nhất là Corona virus gây đại dịch Covid - 19.

Tiêm phòng cúm mùa có cần thiết không?

Theo các nhà nghiên cứu dịch tễ, bệnh cúm mùa sẽ không bao giờ tự biến mất, chúng sẽ liên tục phát triển để kháng lại các kháng thể đã có trong cơ thể. Cúm mùa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, xơ hóa phổi,... thậm chí là ảnh hưởng đến chức năng tim mạch gây đột quỵ hoặc dừng tim đột ngột.

Việc tiêm vaccine phòng cúm mùa sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus cúm mùa, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm tần suất và nghiêm trọng của các triệu chứng cúm mùa. Ngoài ra, việc tiêm vaccine cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan virus cho người khác. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích người dân tiêm vaccine phòng cúm mùa hàng năm để giảm thiểu tác động của bệnh đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Liên hệ hotline 0949 416 006 hoặc điền vào form dưới đây để đăng ký tiêm chủng

Những đối tượng nào nên tiêm phòng cúm mùa?

Theo khuyến cáo của WHO, tiêm phòng cúm mùa nên là mũi tiêm định kỳ và cần được thực hiện ở mọi người. Những đối tượng nên được ưu tiên tiêm phòng bao gồm:

  • Trẻ em sau 6 tháng tuổi và người cao tuổi: Đây là những đối tượng có hệ miễn dịch tương đối yếu, dễ bị tấn công bởi virus cúm nếu không được tiêm vaccine định kỳ.

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang có ý định mang thai: Tiêm vaccine phòng cúm giúp mẹ có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, từ đó có thể bảo đảm sức khỏe cho thai nhi, giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh.

  • Những người mắc các bệnh mãn tính như: viêm phổi, hen suyễn, đái tháo đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch cần thường xuyên thăm khám định kỳ và tiến hành tiêm vaccine theo chỉ định. Ngoài ra cũng cần tránh đến những vùng có dịch và tăng cường sức khỏe bằng cách tập luyện thể thao hàng ngày một cách nhẹ nhàng.

Tiêm phòng cúm mùa hàng năm là biện pháp hiệu quả nhất để giúp "lá chắn" chống virus cúm được vững chắc hơn, kiên cố hơn. Ngoài ra, tiêm phòng cúm đúng lịch còn có thể giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng nặng trong trường hợp mắc bệnh.

Vaccine phòng cúm mùa có tác dụng khoảng bao lâu?

Tiêm phòng cúm mùa là việc làm cần thiết, an toàn và hiệu quả được chứng minh trong suốt hơn 60 năm qua.  Theo WHO, vaccine phòng cúm mùa có hiệu quả phòng bệnh lên tới hơn 60% và giảm khoảng gần 80% nguy cơ bệnh tiến triển nặng gây tử vong. Nhờ có biện pháp này, số người mắc cúm hàng năm giảm một cách rõ rệt, tỷ lệ biến chứng nặng do cúm cũng không còn nhiều.

Do virus cúm có thể liên tục xuất hiện biến chủng mới, mạnh mẽ hơn và nguy hiểm hơn nên vaccine phòng cúm cần phải được cập nhật và phát triển liên tục. Thực tế cho thấy các kháng nguyên phòng cúm trong cơ thể con người sẽ chỉ còn khoảng 30% tác dụng sau 1 năm và 5% ở 2 năm sau tiêm. Chính vì thế, để đối phó với virus cúm mùa một cách toàn diện nhất thì tiêm phòng cúm mùa phải được thực hiện nhắc lại hàng năm, nhất là trước thời gian đỉnh điểm của dịch. 

Bạn cũng cần lưu ý thật cẩn thận sau khi tiêm phòng vì vaccine cúm mùa sẽ chưa thể phát huy hiệu quả ngay lập tức. Cơ thể con người cần phải làm quen và có thời gian đủ dài để hệ miễn dịch sản xuất kháng nguyên. Thời gian để cơ thể có đủ kháng thể chống lại bệnh là sau tiêm ít nhất 15 ngày.

Nên tiêm phòng cúm mùa vào thời điểm nào?

Hiện nay, cúm mùa chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thuốc để có thể làm suy yếu triệu chứng bệnh. Trong trường hợp không được can thiệp y tế kịp thời, bệnh nhân mắc cúm có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm liên quan đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. 

Tiêm phòng cúm mùa có cần thiết không?

Trên thực tế, không có một thời điểm nào gọi là tốt nhất để tiêm phòng cúm mùa. Để có thể bảo vệ cơ thể một cách tối ưu, bạn nên tiêm phòng cúm mùa hàng năm, định kỳ, nhất là trước khi đỉnh dịch diễn ra. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cần tiêm phòng đầy đủ để được đảm bảo sức khỏe một cách trọn vẹn nhất. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, virus cúm mùa có thể dễ dàng lây lan trong không khí, nhất là trong điều kiện độ ẩm thấp. Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều quanh năm thì virus cúm có thể lây lan chóng mặt nhất là trong mùa xuân. Các chuyên gia y tế tại Việt nam cảnh báo, đỉnh điểm của mùa cúm là khoảng tháng 3 - 4 hoặc tháng 9 - 10 do thời tiết mưa nhiều và nền nhiệt phù hợp để virus sinh sôi. 

Các loại vaccine phòng cúm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Tại Việt Nam có 4 loại vaccine được sử dụng phổ biến trong tiêm phòng cúm mùa là: Influvac Tetra, GC Flu, Ivacflu - S và Vaxigrip Tetra. Trong đó, vaccine Vaxigrip Tetra là vaccine nâng cấp từ Vaxigrip, có thể phòng ngừa được 4 chủng cúm (A/H1N1, A/H3N2, Yamagata, Victoria). Các vaccine còn lại có thể ngăn chặn 3 loại virus cúm, gồm 2 chúng cúm A (A/H1N1, A/H3N2) và 1 chủng cúm B (Yamagata hoặc Victoria). Cùng tìm hiểu về các loại vaccine này!

Vaccine Vaxigrip Tetra 

Đây là loại vaccine phòng cúm mùa được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur (có nguồn gốc tại Pháp) và được khuyến cáo sử dụng cho người từ 6 tháng tuổi trở lên. Vaccine này có tác dụng ngăn ngừa và làm suy yếu 4 chủng virus nếu nó xâm nhập vào cơ thể con người bao gồm 2 chủng cúm A (A/H1N1, A/H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria). 

Vaccine Vaxigrip Tetra có liều lượng của mỗi lần tiêm là 0.5ml và ở mỗi độ tuổi sẽ có phác đồ tiêm khác nhau;

  • Với trẻ từ 6 tháng tuổi đến trước 9 tuổi: Liều tiêm là 2 mũi, mũi sau cách mũi trước 1 tháng. Ở thời điểm này thì cha mẹ cần lưu ý cho bé tiêm nhắc lại hàng năm.

  • Với người trên 9 tuổi: Mỗi năm tiêm 1 mũi vaccine. 

Với ưu điểm phòng ngừa được 4 chủng virus, vaccine Vaxigrip đã từng được phổ biến ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 2016. 

Vaccine Influvac Tetra

Vaccine Influvac Tetra là một loại vaccine phòng cúm mùa được sản xuất bởi công ty dược phẩm Abbott (Hà Lan). Influvac Tetra chứa các thành phần antigen của các loại virus cúm mùa khác nhau, bao gồm virus cúm A và cúm B. Vaccine này giúp kích thích hệ miễn dịch phản ứng và sản xuất kháng thể chống lại các loại virus cúm mùa này.

Tiêm phòng cúm mùa có cần thiết không?

Tại Việt Nam, lịch tiêm vaccine Influvac Tetra thường bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến tháng 12, trước khi bùng phát mùa cúm mùa. Liều lượng mỗi lần tiêm vaccine này là 0.5 ml, được thực hiện như sau:

  • Với trẻ từ 6 tháng tuổi đến trước 9 tuổi: Liều tiêm mỗi năm là 2 mũi, mũi sau cách mũi trước ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc lại hằng năm

  • Với người trên 9 tuổi: Mỗi năm tiêm 1 mũi vaccine. 

Lưu ý: Mũi tiêm nhắc lại phải thực hiện cách mũi tiêm trước đó ít nhất là 12 tháng

Vaccine GC Flu

Vaccine GC Flu là một vaccine phòng cúm mùa được sản xuất bởi Công ty dược phẩm và trang thiết bị y tế Green Cross Corporation của Hàn Quốc. Loại vaccine này chứa các thành phần antigen của ba loại virus cúm mùa, bao gồm hai loại virus cúm A và một loại virus cúm B. Cũng như 2 loại virus kể trên, thời gian tiêm phòng cúm mùa với vaccine GC Flu nên được cân nhắc vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. 

Vaccine GC Flu được khuyên dùng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên và người lớn. Phác đồ tiêm như sau:

  • Với trẻ từ 3 - 9 tuổi, liều tiêm vaccine gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng. Đặc biệt cha mẹ cũng phải lưu ý cho bé tiêm nhắc lại hàng năm. 

  • Với trẻ trên 9 tuổi và người lớn chỉ tiêm 1 liều vaccine và sau đó tiêm nhắc lại, mũi sau cách mũi trước tối thiểu 12 tháng. 

Vaccine Ivacflu - S

Vaccine Ivacflu-S là một loại vaccine phòng cúm mùa được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Trung ương 1 (VACO) của Việt Nam, được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Tiêm phòng cúm mùa có cần thiết không?

Vaccine Ivacflu-S được khuyến cáo tiêm mỗi năm để phòng ngừa cúm mùa, đặc biệt là trong mùa đông và mùa xuân là thời gian đỉnh điểm của dịch. Khác với những loại vaccine trước đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo vaccine Ivacflu - S nên được thực hiện cho người trên 18 tuổi và tiêm nhắc lại hằng năm. 

Những lưu ý khi tiêm phòng cúm mùa

Vị trí tiêm phòng cúm mùa

Thường thì vaccine phòng cúm mùa được tiêm vào cánh tay, cụ thể là vào cơ bắp ba tam giác trên cánh tay. Việc tiêm vaccine cúm mùa vào vị trí này giúp tăng khả năng hấp thụ và hiệu quả của vaccine.Không nên tiêm vaccine phòng cúm mùa vào chân, vì vị trí này không đảm bảo tính an toàn và không đảm bảo hiệu quả của vaccine.

Việc tiêm vaccine cúm mùa có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế, bao gồm bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám và các cơ sở y tế tập trung khác. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các cơ quan, doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể tổ chức tiêm phòng cúm mùa cho nhân viên và thành viên của mình trong các chương trình tiêm chủng định kỳ hoặc tiêm chủng đột xuất.

Tác dụng phụ sau tiêm phòng cúm mùa

Tác dụng phụ của khi tiêm phòng cúm mùa thường rất nhẹ và ngắn hạn. Sau khi tiêm, một số người có thể gặp phản ứng như đau và sưng tại vùng tiêm, đỏ hoặc nóng vùng da tiêm, hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi, cảm giác khó chịu, đau khớp hoặc cơ, sốt nhẹ, nôn mửa hoặc phát ban nhẹ. 

Những phản ứng này thường không nghiêm trọng và sẽ tự giảm sau vài ngày. Để giảm tác dụng phụ, bạn nên tiêm vaccine phòng cúm mùa ở một cơ sở y tế có kinh nghiệm và hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc y tá nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào sau khi tiêm phòng cúm mùa, như khó thở, sưng mặt hoặc cổ họng, phát ban kéo dài, phù mạch, hoặc cảm giác buồn nôn và chóng mặt, bạn nên liên hệ ngay với cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đối tượng không được tiêm

Mặc dù tiêm phòng cúm mùa đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên tiêm vaccine hoặc cần thận trọng khi tiêm. Các trường hợp này bao gồm:

  • Người bị dị ứng hoặc phản ứng nặng với bất kỳ thành phần nào trong vaccine có thể là gelatin, kháng sinh hoặc các thành phần khác.

  • Người bị suy giảm miễn dịch nặng, ví dụ như bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị, bệnh nhân suy giảm miễn dịch di truyền, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, vì lượng kháng thể do mẹ truyền cho con qua thực phẩm và sữa mẹ còn tồn tại trong cơ thể.

  • Người mới tiêm vaccine khác trong vòng 2 tuần.

Ngoài ra, trong quá trình thăm khám và theo dõi sau tiêm các bác sĩ cũng cần lưu ý với:

  • Người bị dị ứng với trứng

  • Người mắc Hội chứng Guillain-Barré

Trong trường hợp này, nếu bạn có bất kỳ lo lắng hay thắc mắc nào, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc y tá trước khi quyết định tiêm vaccine.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi Fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay