Thuốc chữa khó tiêu

Thuốc chữa khó tiêu

15-11-2013
Sống khỏe
Mục lục

Câu hỏi:

Gần đây, tôi ăn rất khó tiêu, luôn có cảm giác đầy bụng. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Có thuốc chữa không? (Đặng Văn Bảo- Đức Giang - Gia Lâm).

Trả lời:

Theo thư bạn tả thì có thể bạn đã mắc chứng khó tiêu. Đây là một bệnh rất hay gặp, nhưng định nghĩa còn mơ hồ, thường gắn với hiện tượng khó chịu ở vùng thượng vị và đau bụng.

Có thể đó chỉ là triệu chứng của một số bệnh như loét dạ dày, tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày ruột, ung thư dạ dày, viêm tụy mạn, sỏi mật.

Tuy nhiên ở nhiều bệnh nhân, không tìm ra được một bệnh toàn thân nào. Khi đó thường gọi là bệnh khó tiêu không loét hay khó tiêu chức năng.

Đầu tiên đối với khó tiêu chức năng là khuyên bệnh nhân tránh rượu, thuốc lá và một số thức ăn nặng; ăn ít, chia làm nhiều bữa, dùng các thực phẩm quen thuộc nhằm dễ tiêu.

Những hiệu quả của thuốc trong khó tiêu chức năng rất khó đánh giá, vì bệnh nhiều khi tự khỏi và hiệu ứng placebo lớn.

Các thuốc kháng acid và các chất đối kháng histamin H2: là loại thuốc hay được chọn đầu tiên. Các kháng acid thường làm hết triệu chứng và thường được tự điều trị.

thuốc chữa khó tiêu

Các thuốc đối kháng H2 cho kết quả không khích lệ nhưng hay được dùng để loại trừ triệu chứng trào ngược.

Nên dùng thuốc trong thời gian ngắn, khi không có triệu chứng rõ ràng về một bệnh toàn thân, trước khi khám bệnh toàn diện.

Tuy nhiên việc dùng các chất đối kháng H2 có thể che lấp các triệu chứng ung thư dạ dày. Đối với người có tuổi thì nên khám toàn diện sớm.

Dùng các thuốc làm tăng nhu động ruột như metoclopramid hay cisaprid, nếu có nghi ngờ. Thuốc làm tăng nhu động ruột có hiệu quả hơn các thuốc đối kháng H2 trong khó tiêu chức năng. Một số người dùng các muối bismuth không tan các thuốc kháng muscarin để chống co thắt.

Hiện chưa rõ Helicobacter pylori có vai trò gì trong khó tiêu chức năng nhưng việc loại trừ Helicobacter pylori ở những bệnh nhân có test dương tính cho thấy liệu pháp mang lại nhiều lợi ích và tránh cho bệnh nhân không phải nội soi.

Tốt nhất bạn nên đi khám toàn diện để có thể loại trừ được một số bệnh và có hướng điều trị chính xác. Chúc bạn mau khỏe!

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay