Thóp trẻ và 4 điều mẹ nên biết

Thóp trẻ và 4 điều mẹ nên biết

15-11-2013
Sống khỏe

Khi bé được vài tháng tuổi, sờ trên đầu bé sẽ thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác, phập phồng nhẹ, điểm đó được gọi là thóp trước. Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể trẻ.

Thóp trẻ và thời điểm đóng thóp

Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm. Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.

thóp trẻ Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết

Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín. Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỉ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã đóng thóp.

Chức năng của thóp

Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Chức năng của thóp vô cùng quan trọng là bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ đã bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.

Sờ vào thóp có ảnh hưởng gì không?

Nhiều cha mẹ lo lắng khi chạm phải thóp mềm của bé. Nhưng thực tế, việc bạn chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé. Thóp gồm nhiều màng dày, vì thế, bạn sẽ không thể làm bé bị thương bằng việc chạm nhẹ.

Thóp đóng sớm

Thóp trẻ khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý. Thông thường khi khám bệnh, các bác sĩ nhi khoa trước khi hỏi về triệu chứng bệnh của trẻ, việc đầu tiên là sờ tay vào thóp trẻ để sơ bộ hiểu được tình hình phát triển và sức khỏe của trẻ vì thóp như là một “cửa sổ” qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

thóp trẻ đóng sớm Việc chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé

Nếu thóp trẻ khép lại sớm có thể là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X quang gây nên, cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.

Thóp đóng muộn

Ngược lại, nếu thóp và khe xương cần đóng lại mà không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây nên.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe bé qua thóp

Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là thông minh, điều đó không đúng. Trên thực tế, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác. Cần quan sát và sờ để kiểm tra tính chất và trạng thái của thóp để biết được tình hình phát triển sinh trưởng của trẻ.

Khi phát triển bình thường, thóp có biểu hiện bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng. Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi là tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy…

thóp trẻ Khi phát triển bình thường, thóp có biểu hiện bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim

Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên. Điều cần lưu ý là khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên do đó cần kiểm tra thóp khi trẻ bình tĩnh. Nếu thấy thóp có những biểu hiện bất thường, bạn hãy đưa bé đi khám để được giúp đỡ. 

Như vậy, việc sờ vào thóp trẻ là điều cần làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, nhưng khi sờ cần nhẹ nhàng, thích hợp, không nên quá mạnh tay khiến trẻ sợ và số lần sờ cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ. Ngoài việc sờ vào thóp, bạn cũng nên quan sát bên ngoài cũng như vòng đầu của trẻ để kết hợp với thóp mà có được kết luận đúng đắn.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay