Thoát vị bẹn là bệnh lý thường gặp ở nam giới nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cùng bệnh viện Hồng Ngọc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh thoát vị bẹn thông qua bài viết dưới đây.
Thoát vị bẹn là tình trạng tạng bên trong ổ bụng rời khỏi vị trí, chui qua ống bẹn hoặc điểm yếu tự nhiên của thành bụng xuống dưới da hoặc vùng bìu. Thoát vị bẹn có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh nếu xảy ra tình trạng “nghẹt”, khối thoát vị bị phù nề và không thể đẩy lên ổ bụng khiến các tạng trong túi thoát vị bị thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử.
Phần lớn người bị thoát vị bẹn là nam giới. Đối tượng có nguy cơ bị bệnh thường là người lớn tuổi có cơ thành ổ bụng yếu, người lao động mang vác nặng, người bị táo bón kéo dài… Bên cạnh đó, những người mắc bệnh u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc… cũng có nguy cơ cao bị thoát vị bẹn hơn những người khác.
Thoát bị bẹn là bệnh lý phần lớn xảy ra ở nam giới.
Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến thoát vị bẹn có thể kể đến:
Triệu chứng thoát vị bẹn ở trẻ em
Ở trẻ em, thoát vị bẹn biểu hiện bằng một khối phồng xuất hiện ở vùng bẹn (gần bìu bé trai và gần âm môi bé gái). Khối phồng căng cứng, bé không cho chạm vào hoặc chạm vào bé sẽ kêu đau. Khối phồng sẽ to hơn khi bé khóc, rặn đại tiện, sau khi chạy nhảy, thể dục… và xẹp xuống, trở lại bình thường khi bé nằm nghỉ.
Tuy nhiên, nếu để lâu thì khối phồng sẽ không còn xẹp xuống kể cả khi bé nằm xuống. Phần lớn các bé nhỏ sẽ thường xuyên bỏ bú, nôn ói hoặc bứt rứt, quấy khóc kêu đau đối với trẻ lớn.
Triệu chứng thoát vị bẹn ở người lớn
Triệu chứng của thoát vị bẹn sẽ biểu hiện qua từng giai đoạn với những dấu hiệu cụ thể.
Thoát vị bẹn tiến triển nặng sẽ gây các cơn đau dữ dội và đột ngột.
Biện pháp chẩn đoán thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn có thể được chẩn đoán bằng lâm sàng dựa trên dấu hiệu và triệu chứng. Bên cạnh đó, biện pháp cận lâm sàng cũng được áp dụng như siêu âm, chụp X-Quang, chụp CT-scan phần bụng – chậu để xác định kích thước và tình trạng tạng bên trong túi thoát vị.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán phân biệt để không nhầm lẫn với một số bệnh lý liên quan đến u bướu vùng bẹn (bướu mỡ, bướu bã, tụ máu, bệnh lý hạch bạch huyết…) hoặc tinh hoàn (tràn dịch màng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…).
Có thể bạn quan tâm:
Phương pháp điều trị thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là bệnh lý không thể tự khỏi. Phương pháp duy nhất điều trị thoát vị bẹn là phẫu thuật (mổ hở hoặc nổ nội soi) nhằm cắt bỏ túi thoát vị, củng cố vững chắc thành bụng. Phẫu thuật càng sớm càng tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Mổ nội soi
Mổ nội soi là phương pháp hạn chế xâm lấn nhất có thể trong điều trị thoát vị bẹn. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, đưa ống nội soi và các dụng cụ y tế khác vào bên trong để đẩy các tạng trong khối thoát vị về vị trí đúng. Đồng thời, cắt bỏ túi thoát vị, đặt lưới nhân tạo để bịt kín vị trí thoát vị, tái tạo thành bụng vững chắc hơn. Vết mổ nhỏ, bệnh nhân mổ nội soi đau ít và có thể ra viện sớm sau 24h nếu sức khỏe đã ổn định.
Mổ mở
Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ rạch một đường ở gần vị trí khối thoát vị, đẩy tạng trong khối thoát vị về vị trí thích hợp trong ổ bụng, cắt bỏ túi thoát vị và gia cố thành bụng. Sau phẫu thuật mổ mở, bệnh nhân sẽ cần nhiều thời gian phục hồi hơn so với mổ nội soi.
Thoát vị bẹn có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở.
Phương pháp khác
Ngoài phẫu thuật, thoát vị bẹn có thể được điều trị bằng phương pháp bảo tồn như sử dụng băng đeo túi thoát vị, mặc quần chật… nhưng chỉ áp dụng với trẻ nhỏ <6 tuổi hoặc người già yếu có bệnh lý kết hợp.
Hỏi: Con trai tôi hiện được 15 tuổi. Cách đây 2 năm cháu có mổ thoát vị bẹn nhưng nay lại tái phát. Xin hỏi vì sao bị bệnh này và trường hợp của con tôi có phải mổ lại không? (Phạm Đăng – Hà Tĩnh)
Thực tế, có 2 loại thoát vị bẹn là thoát vị bẩm sinh và thoát vị mắc phải. Trong đó, thoát vị bẹn bẩm sinh có thể xuất hiện rất sớm hoặc muộn khi đã trưởng thành, thậm chí khi đã có tuổi.
Thoát vị bẹn có thể tái lại và cần được xử lý sớm
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do lỗ bẹn không được đóng kín khi còn trong bụng mẹ. Từ lỗ này, ruột có thể chui ra khỏi ổ bụng. Lỗ càng to thì ruột càng dễ chui xuống và biểu hiện sớm. Ruột có thể thoát vị xuống bìu hoặc nằm ở đùi.
Trường hợp thoát vị bẩm sinh là do thành bụng bị suy yếu do lao động nặng nhiều, do thiếu dinh dưỡng, do một số bệnh làm cho các bắp thịt tại đây bị nhẽo).
Thoát vị bẹn có thể gây biến chứng nguy hiểm, điển hình là chứng nghẹt ruột do ruột bị tụt xuống và không tự chui lên được. Đây là cấp cứu ngoai khoa cần được can thiệp vì nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Trường hợp con trai chị bị thoát vị bẹn tái lại thì cần được đến cơ sở chuyên khoa để khám và mổ lại.
Phòng bệnh là cách duy nhất để không phải đối mặt với các cơn đau và biến chứng do thoát vị bẹn gây ra. Với những người nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh thì phòng ngừa theo cách cách sau:
Thoát vị bẹn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường vùng bẹn, lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ giỏi cùng hệ thống máy móc hiện đại để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, Khoa Cơ – Xương – Khớp của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tự tin là địa chỉ điều trị thoát vị bẹn an toàn và hiệu quả được đông đảo khách hàng tin tưởng tại Hà Nội.
– Đội ngũ bác sĩ giỏi và chuyên môn cao:
– Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ Mỹ giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất:
Đặc biệt, người bệnh đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích thoải mái khác:
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc